Ý nghĩa mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”
Thí điểm mô hình trường học thông minh tại huyện Đông Anh Nhiều mô hình, cách làm hay xây dựng "Gia đình 5 không, 3 sạch" Ra mắt mô hình “Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại chùa Đậu |
Đây là hoạt động nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội Phụ nữ, vận động sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và cộng đồng trong việc đảm bảo môi trường sống an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em tại các khu dân cư thôn, xóm; phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; thúc đẩy bình đẳng giới; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em vào quá trình phát triển của địa phương.
Xã Nhị Khê thành lập tổ tư vấn chuyên sâu cho người bị bạo lực và người gây ra bạo lực tại cộng đồng (Ảnh: Cổng TTĐT huyện Thường Tín) |
Mô hình do Hội LHPN thành phố Hà Nội triển khai từ năm 2020, là sự thể hiện rõ nét trên thực tế về một môi trường sống an toàn, nơi phụ nữ và trẻ em được phát huy tối đa năng lực, khả năng sáng tạo, tiếp cận tới các không gian, địa điểm an toàn, không có bạo lực, xâm hại.
Mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” bao gồm 3 nhóm tiêu chí chính cần đảm bảo về cơ sở hạ tầng; văn hóa, giáo dục, y tế; cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Trong đó, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo về hệ thống chiếu sáng, an ninh, không gian công cộng, cơ sở vật chất (sân chơi, nhà văn hóa…) phù hợp với nhu cầu và sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Về văn hóa, giáo dục, y tế cần thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cấp nước, người dân có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau; xây dựng cảnh quan, môi trường xung quanh xanh - sạch - đẹp; xây dựng hương ước, quy ước… của thôn/xóm; thu hút phụ nữ, trẻ em tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em…
Về cơ chế hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em thì cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sát sao và các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai tích cực hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em; phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình: Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, CLB Phụ nữ và pháp luật…
Đồng thời, mô hình phải đảm bảo sự chia sẻ của nam giới với phụ nữ; trẻ em trai, trẻ em gái bình đẳng cơ hội học tập, hưởng thụ các điều kiện để phát triển toàn diện; cơ chế phòng ngừa bạo lực học đường; phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Mô hình mang đến sân chơi cho trẻ em tại thôn Thượng Đình |
Tại huyện Thường Tín, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” được Hội LHPN huyện chọn làm điểm tại thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê. Mô hình có cơ cấu tổ chức gồm: Ban Chỉ đạo mô hình, tổ tư vấn chuyên sâu cho người bị bạo lực và người gây ra bạo lực tại cộng đồng và nhóm gia đình nòng cốt ở cộng đồng
Tại chương trình, UBND xã Nhị Khê đã công bố và trao quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ tư vấn chuyên sâu cho người bị bạo lực và người gây ra bạo lực tại cộng đồng, nhóm gia đình nòng cốt ở cộng đồng trong khuôn khổ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê.
Theo Quyết định, Ban chỉ đạo mô hình có 10 thành viên; tổ tư vấn chuyên sâu cho người bị bạo lực và người gây ra bạo lực tại cộng đồng có 10 thành viên tham gia. Nhóm gia đình nòng cốt ở cộng đồng trong khuôn khổ mô hình có 20 thành viên tham gia.