Tag
Nhà văn Nguyễn Văn Học

Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ

Người Hà Nội 06/06/2024 13:42
aa
TTTĐ - Xa ngoại thành chiêm trũng để lập nghiệp nơi trung tâm Hà Nội đã hơn 20 năm nhưng trong từng câu chuyện, lời văn của Nguyễn Văn Học vẫn luôn thấm đẫm hồn cốt làng quê. Mới đây anh cho ra mắt tập ký “Thân thương làng” (NXB Văn học, năm 2023) càng làm độc giả hiểu rằng anh yêu làng quê đến nhường nào.
Chung tay hành động vì một Hà Nội xanh "Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

Đi trăm nơi vẫn luôn nhớ về làng

Tôi gặp và quen nhà văn Nguyễn Văn Học tại một cuộc thi viết về hôn nhân gia đình do báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức mấy năm trước. Cho dù chỉ là một cuộc thi quy mô nhỏ nhưng anh Học vẫn dành nhiều tâm huyết, thời gian để dự thi cho dù rất bận rộn với công việc tại Báo Nhân Dân.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học

Từ ấn tượng đó, tôi càng hiểu sâu hơn về con người, cá tính và xu thế viết văn, viết báo của anh. Anh không “nể nang” bất cứ đề tài nào, dẫu có phải trực tiếp tác nghiệp tại nơi xa xôi, vất vả, cho dù nhuận bút chẳng là bao. Điều mà nhà văn nhận trân quý hơn cả là sự gia tăng vốn sống, trải nghiệm và đối chiếu văn hóa vùng miền.

Nhà văn Nguyễn Văn Học đi rất nhiều nơi, có lẽ đã đặt chân lên hết 63 tỉnh thành cả nước nhưng nơi anh thích nhất vẫn là về các làng quê chứ không phải nơi phố thị hoa lệ hay những nơi hiện đại, hào nhoáng.

Anh cũng rất khoái khi được tiếp xúc với các “báu vật sống” ở các làng, đó là các nghệ nhân, bậc cao niên uy tín hay những thân phận mang nhiều ngặt nghẽo của cuộc đời, ở đó có những câu chuyện hết sức giản dị, bình sinh và chan chứa tình người.

Nhà văn Nguyễn Văn Học sinh ra tại xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà một con gà gáy ba tỉnh đều nghe rõ (Hưng Yên, Hà Nam và Hà Nội). Là anh cả trong gia đình nghèo có bốn anh em trai, Nguyễn Văn Học phải sớm học cách trồng rau, cuốc đất để phụ giúp bố mẹ nuôi các em.

Chính những ngày tháng ấu thơ chứng kiến sự vất vả của bố mẹ cũng như những người dân trong làng đã khiến anh sau này dù có đi ngược về xuôi cũng luôn thương mến những kỷ niệm về làng, nơi đã nuôi anh khôn với với một tâm hồn trong veo.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học trong chuyến đi thực tế tại làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học trong chuyến đi thực tế tại làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)

Ngay từ hồi còn đi học trường làng, anh đã làm được những bài thơ rất vần, rất điệu và ngữ liệu của những vần thơ đó chính là sự vất vả nhưng cần cù, sự nghèo khó nhưng thanh bần của những người nông dân quê anh.

Lớn lên, anh cũng ước mơ học hành thật giỏi để “đổi đời” như bao bạn bè đồng trang lứa nhưng Nguyễn Văn Học không mơ về nhà lầu, xe hơi hay sống trong một đô thị ồn ã, “chín người mười làng” mà luôn nghĩ... về quê, sự quê đó đã không ít lần bị bạn bè chê bôi là "quê mùa".

Không phải vì thiếu động lực làm giàu cũng chẳng phải không có chỗ đứng tại nơi đất chật người đông mà Văn Học về quê để gìn giữ lại những gì tinh túy, hồn cốt của làng quê - vì làng mang bản sắc văn hóa riêng biệt, vì làng mãi là gốc gác của mọi người dân Việt Nam.

Đãi cát tìm “nếp làng”

Tập ký “Thân thương làng” gồm 31 bài, chủ yếu viết về những vùng nông thôn, làng văn hóa, làng cổ ở Hà Nội. Ở đó, nhiều nơi còn giữ gìn được những nét đẹp, hàng cổ thụ, giếng cổ, nhà cổ cũng như nhiều giá trị truyền thống. Song cũng không ít nơi đang bị đô thị hóa mạnh mẽ, làm mai một không ít vẻ đẹp di tích, nếp sống và cả cách ứng xử lâu đời.

Nhiều bài viết có sự tìm hiểu, tìm tòi kỹ lưỡng, gặp gỡ những nhân vật đã và đang hết lòng góp nhặt giá trị. Khi viết về quá trình đô thị hóa, làng lên phố, anh thể hiện sự xót xa: “Trong quá trình đô thị hóa, làng lên phố, cái được thì dễ thấy nhưng có những cái mất âm thầm khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Ấy là nếp nhà gia phong, mối quan hệ xóm giềng ngày càng nhạt nhòa; rồi tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự đô thị... cũng len lỏi trong mỗi khu dân cư. Thực tiễn này đáng trăn trở biết bao...”.

Phải nói rằng, Nguyễn Văn Học là người rất tỉ mỉ, chịu khó dấn thân và không bỏ qua bất cứ chi tiết nào có giá trị. Chỉ cần đi qua một ngôi nhà cũ, một giếng nước cổ, một cây cổ thụ hoặc một cụ già đẹp lão, anh đều xin vào chụp ảnh “check-in”, rồi từ những chi tiết nhỏ đó viết nên một câu chuyện mang hơi thở của làng như "Chuyện cây đa Giời ơi ở thôn Phúc Lâm" (huyện Phú Xuyên), chuyện về rặng bờ rào xanh mát ở Chương Mỹ hay cây cầu “thượng gia hạ kiều” ở làng cổ Bình Vọng (huyện Thường Tín).

Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ
Tập ký "Thân thương làng" mới được Nguyễn Văn Học gửi đến bạn đọc

Đã không biết bao nhiêu lần nhà văn về thăm làng nghề thêu ren Quất Động (huyện Thường Tín), lần nào về anh phải tìm bằng được những điều thú vị hoặc những góc khuất của làng nghề mới chịu ra về.

Trong đó có tâm huyết và nỗi khắc khoải của nghệ nhân gạo cội Nguyễn Quốc Sự về sự hưng thịnh của làng nghề, về lớp kế cận đang không còn mấy tin vào con đường làm giàu từ nghề truyền thống. Hay những vấn đề về môi trường, môi sinh tại làng nghề phải xử lý như thế nào...

Anh không phải người bảo thủ, sính cựu khinh tân mà anh biết chọn lọc những vẻ đẹp của làng và sẵn sàng phê phán những hủ tục, lạc hậu, nếp sống phong kiến. Như trong bút ký “Khi làng lên phố”, anh cùng các bậc cao niên đều khẳng định rằng đô thị là cái tất yếu và cái chất làng, xã với bao lối ứng xử gần gũi thân thương sẽ phải giảm sút, thu nhập của người dân tăng lên, cuộc sống đỡ phần nào vất vả.

Đô thị hóa với tốc độ như thế nào, đô thị hoá có đi kèm với bảo vệ các giá trị văn hoá cốt lõi hay không mới là vấn đề đáng lưu ý như nhận định của PGS,TS Nguyễn Thị Phương Châm nêu ra trong tác phẩm: Trong quá trình đô thị hóa có những thách thức đánh đổi. Chính quyền và người dân phải nhận ra rõ để những điều đó có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa.

Như nhà văn Nguyễn Văn Học chỉ ra trong bài “Đâu rồi húng Láng”? Rõ ràng, trong một đô thị mà tấc đất tấc vàng như Hà Nội thì việc dành đất để trồng húng Láng chẳng đem lại mấy giá trị kinh tế, còn chẳng bằng 1/10 của việc xây dãy nhà cho thuê trọ, dĩ nhiên húng Láng sẽ chỉ còn ở lại trong thơ ca, trong trí nhớ của các bậc cao niên.

Cái mà Văn Học muốn nêu lên chính là những người con ở đất húng Láng xưa nên biết, nên nhớ về một thời mảnh đất này đã làm nên thương hiệu của một loại rau gia vị trứ danh và đừng bao giờ rũ bó quá khứ huy hoàng đó.

Thời đại công nghệ phát triển, nhà báo có thể thực hiện tác nghiệp online trong trường hợp không có điều kiện xuống hiện trường. Nhà văn tâm sự: “Tôi chẳng mấy khi làm thế, hễ cứ rảnh bất chấp trời nắng hay mưa là lại tìm về làng, cho dù làng đó tôi đã đến cả chục lần, có số điện thoại của đầy đủ lãnh đạo thôn xã.

Với tôi, về làng như một liều thuốc tinh thần hằng ngày, về làng để ngửi mùi hương sen thơm ngát ở đình làng, được đi trên những bó rơm bó rạ thơm nồng dải đầy đường làng hay tắm mình dưới bóng mát của các cụ cây ngàn tuổi, hoài niệm về ngày xưa xanh mát”.

Đọc hết tập ký “Thân thương làng”, thấy được rất rõ những gì làng đã và đang mất mà anh chỉ ra. Ở chính ngôi làng đó có thật nhiều điều diệu kỳ mà thế hệ trẻ không biết mà chỉ có một số cụ cao niên còn nhớ thoang thoảng trong ký ức.

Đó là những làn điệu dân ca “sinh ra từ làng” như ca trù, hát trống quân, hát dô, hò cửa đình, rối cạn... được Nguyễn Văn Học phát hiện và tìm cách để chấn hưng những giá trị tưởng chừng đang mất hẳn đó.

Những bài báo, bài ký của anh thấm đẫm tình cảm của một con người như thuộc về ngôi làng mà anh đã đi qua, khoét sâu vào sự thay đổi quá nhanh khiến cho những giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều bị lung lay.

Đọc hết tập ký của anh, bạn đọc sẽ thấy được những không gian làng Việt được xuất hiện qua tập sách nho nhỏ. Anh sử dụng từ ngữ giản dị, ít kỹ thuật, lắt léo, chính điều đó đã tạo ra sự gần gũi cho bạn đọc.

Ai đã từng gặp anh chắc chắn sẽ có chung một cảm nhận rằng, anh yêu thiên nhiên, không màng vật chất chẳng cần danh lợi, trong anh có thứ cảm xúc thuần khiết, yêu làng quê, cây đa, bến nước sân đình đến da diết.

Tôi tin rằng với bút lực dồi dào và phong cách đã được định hình rõ ràng, cùng với tố chất “làng quê” luôn sôi sục trong máu nhà văn, chủ nhân của hơn 30 đầu sách sẽ tiếp tục cho ra mắt những cuốn sách hấp dẫn, thú vị và thắm đượm tính nhân văn phục vụ bạn đọc, phục vụ công cuộc gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Gần 100 hoạt động cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực Người Hà Nội

Gần 100 hoạt động cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ có gần 100 hoạt động với điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm - trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước.
Khánh thành, gắn biển công trình tu bổ tôn tạo Đình Hậu Người Hà Nội

Khánh thành, gắn biển công trình tu bổ tôn tạo Đình Hậu

TTTĐ - Quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức khánh thành và gắn biển công trình tu bổ tôn tạo Đình Hậu, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Tập trung xây dựng báo cáo tổng kết Chương trình 06 chất lượng cao nhất Người Hà Nội

Tập trung xây dựng báo cáo tổng kết Chương trình 06 chất lượng cao nhất

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức họp tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU để phục vụ việc xây dựng báo cáo tổng kết giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, các đơn vị lưu ý tới công tác kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng trong quá trình thực hiện chương trình.
Thiêng liêng, gần gũi, trân quý hai chữ "đồng bào" Nhịp điệu cuộc sống

Thiêng liêng, gần gũi, trân quý hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Với tinh thần "Hà Nội vì cả nước", Báo Tuổi trẻ Thủ đô và các đơn vị đồng hành, nhà hảo tâm đã cùng những chuyến xe yêu thương mang tình cảm, sự động viên của bạn đọc trong và ngoài nước tới đồng bào chịu thiệt hại do bão Yagi. Bằng những nhu yếu phẩm, vật chất và tinh thần rất thiết thực, đoàn công tác lan tỏa tình người, sát cánh với các địa phương để vượt qua khó khăn, xây dựng lại cuộc sống từ hoang tàn, đổ nát.
Quận Cầu Giấy vinh danh những "bông hoa" người tốt, việc tốt Người Hà Nội

Quận Cầu Giấy vinh danh những "bông hoa" người tốt, việc tốt

TTTĐ - Các phong trào thi đua yêu nước mà nòng cốt là phong trào thi đua “người tốt, việc tốt” đóng góp lớn vào các thành tựu của quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Mãi mãi tồn tại sự tinh tế và lịch lãm của Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Mãi mãi tồn tại sự tinh tế và lịch lãm của Hà Nội

TTTĐ - Nhân dịp mùa trăng tháng tám, 3 văn nghệ sĩ nổi tiếng của Hà Nội gồm Lê Thiết Cương, Nguyễn Việt Hà và Đinh Công Đạt gửi đến công chúng triển lãm "Otherwise - Mặt khác” với thông điệp: Hà Nội là sự tinh tế và lịch lãm và sẽ mãi mãi tồn tại.
Người Hà Nội phát huy tinh thần tương thân, tương ái Nhịp điệu cuộc sống

Người Hà Nội phát huy tinh thần tương thân, tương ái

TTTĐ - Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tại Hà Nội, nhiều chương trình nghệ thuật được các nghệ sĩ tổ chức để dành toàn bộ kinh phí bán vé cho đồng bào vùng lũ; các trường học cũng dừng tổ chức Trung thu, dành tiền chia sẻ với các học sinh bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Thiết chế văn hóa - mái nhà ấm áp trong ngày mưa ngập Nhịp điệu cuộc sống

Thiết chế văn hóa - mái nhà ấm áp trong ngày mưa ngập

TTTĐ - Trong những ngày ngập lụt, các thiết chế văn hóa trở thành ngôi nhà thứ hai ấm áp và tràn đầy yêu thương, trách nhiệm của người Hà Nội.
Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xem thêm