Tag

Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức

Người Hà Nội 05/08/2017 11:18
aa
TTTĐ.VN - Khi nền Y học Việt Nam ra đời, y đức đã tồn tại và phát triển. Y đức được thể hiện và liên hệ chặt chẽ với công việc hàng ngày của người làm công tác y tế, đồng thời tuân theo sự phát triển của xã hội.

Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
Bài 125: Tạo nét đẹp văn hóa để thu hút du lịch


Danh y Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y và không nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”, có thể nói y đức là những phẩm chất tốt đẹp nhất đối với người làm nghề y, là quy tắc, là chuẩn mực của ngành y, là kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp, để thầy thuốc tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích, tiến bộ ngành y để đem lại sức khỏe và sự an lành cho con người.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức nói chung và y đức nói riêng. Ngay từ những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong những bức thư gửi Trường Quân y năm 1946, Hội nghị Quân y năm 1948, Trường y tá Liên khu I năm 1949, Hội nghị Y tế toàn quốc năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành Y. Đặc biệt, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu “Lương y phải như từ mẫu”, Bác cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ vẻ vang của người thầy thuốc: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.


Bài 126: Đề cao và giữ gìn y đức
Trong mọi thời đại, người thầy thuốc nên khám, điều trị và cứu sống bệnh nhân bằng cả trái tim...

Ngày nay, y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế mà là một thành tố của đạo đức xã hội, một trong những truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Thực trạng về y đức hiện nay, một vấn đề đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều ngành nghề khác nhau với những quan điểm, nhận thức và thái độ khác nhau.

Thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi từ quản lí kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến ngành y tế nói chung và y đức nói riêng.

Từ những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, Nhà nước đã có chính sách thu một phần viện phí nhằm tạo thêm nguồn lực tài chính cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài những tác động tích cực của chính sách, giúp các cơ sở y tế có thêm kinh phí để mua máy móc, thiết bị để chẩn đoán và điều trị tốt hơn, đồng thời phần nào hỗ trợ đời sống cán bộ nhân viên y tế. Tuy nhiên, đã nảy sinh một số vấn đề liên quan tới y đức. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến thái độ phục vụ của nhân viên y tế, đặc biệt là thái độ đối với những người bệnh nghèo.

Bên cạnh đó xuất hiện một bộ phận những người có thu nhập cao, với suy nghĩ làm cách nào đó để được thụ hưởng các dịch vụ y tế và sự chăm sóc y tế tốt nhất, bằng mọi cách sử dụng đồng tiền để "đi tắt" và dần dà những hiện tượng tiêu cực, đút lót nhân viên y tế đã trở thành phổ biến. Tâm lí người bệnh chỉ thực sự yên tâm điều trị khi đã "bồi dưỡng" được cho thầy thuốc, đồng thời người thầy thuốc dần coi đó là một việc làm như một thông lệ để xua tan đi sự mặc cảm, so sánh với quá trình đào tạo, điều kiện làm việc cũng như thu nhập của các ngành nghề khác trong xã hội.

Sự kính trọng vốn có của xã hội với những người thầy thuốc không hề thay đổi nhưng quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong cơ chế thị trường cũng đã có những chuyển đổi nhất định. Khi đồng tiền được xen vào giữa quan hệ thầy thuốc và người bệnh, điều phối những khó khăn trong đời sống của họ, đã có tác động đến tinh thần, thái độ phục vụ của họ đối với người bệnh.

Lòng kính trọng, sự “đền ơn đáp nghĩa” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, khi việc chữa bệnh còn thuần túy là việc "cứu nhân độ thế”, người thầy thuốc lúc đó là những thầy lang hành nghề nhằm mục tiêu duy nhất là chữa bệnh cứu người và mưu sinh một cách giản dị. Cái được là giá trị đạo đức và nhân cách người thầy: Người bệnh sau khi được cứu chữa, nhớ ơn thầy thuốc sâu nặng, coi thầy thuốc là ân nhân, nhớ ơn thầy thuốc bằng cách lễ tạ bằng những món quà gần gũi, giản dị do chính bàn tay người bệnh hoặc gia đình làm ra như: gạo, ngô, khoai, sắn, con gà, cân cá… Một thực tế được thừa nhận rằng người thầy thuốc ngày đó coi đó là nguồn sống để duy trì việc "sinh nhai". Việc người bệnh biếu quà khi đó cũng rất tự nhiên như là một cách tỏ lòng biết ơn của họ với người thầy thuốc và không có sự đòi hỏi nhũng nhiễu, yêu sách từ phía thầy thuốc.

Ngày nay, sau thời gian điều trị tại bệnh viện, người bệnh ra viện trong tình trạng sức khỏe được hồi phục, chứng kiến tinh thần thái độ phục vụ tận tâm, tận lực của những người thầy thuốc thì người nhà bệnh nhân tự nguyện đến cảm ơn cán bộ nhân viên y tế là một tình cảm hết sức tự nhiên, phù hợp với bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc ta.

Có thể nói, lúc này là sự quan tâm chia sẻ của xã hội đối với ngành y tế bằng vật chất được thể hiện bởi gia đình người bệnh. Nếu từ chối thì phải chăng chúng ta đã phụ tấm lòng chân thành của người bệnh và càng làm xa thêm khoảng cách giữa người thầy thuốc với bệnh nhân. Vấn đề cần quan tâm ở đây là sự công khai minh bạch và xóa lợi ích nhóm một cách triệt để….

(còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền Văn hóa

Khai mạc ngày hội văn hóa dân tộc gắn với hội thi tuyên truyền

TTTĐ - Tối 22/4, tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã diễn ra lễ khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V, năm 2024 gắn với hội thi tuyên truyền lưu động hướng đến kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại.
Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc Văn hóa

Lễ hội Thập niên sự lệ - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đậm đà bản sắc

TTTĐ - Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).
Xem thêm