Tag

Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)

Văn học 17/12/2016 09:47
aa
(TTTĐ) - Thôi học, Đàm ở nhà đi cày, đi bừa, đi gánh phân, đi gặt lúa. Nhà chỉ có 5 sào ruộng nên cả nhà làm vài hôm là xong. Ngày nông nhàn, ai mướn việc gì Đàm cũng làm, đào ao, đắp nền nhà, chở gạch đá…

Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuổi trẻ lập nghiệp thường vất vả. Trừ những người được cha mẹ để lại cho 1 núi tiền thì không phải lập nghiệp nhưng lại phá tán gia tài rất nhanh chóng. Số đông các bạn trẻ lập nghiệp đều vất vả. Nhưng tôi chưa thấy ai lập nghiệp nhiều gian truân và đau khổ như Cao Đàm. Trong thành công hôm nay của Đàm có mồ hôi, có máu và cả những giọt nước mắt vón cục trong tim.

Nhà Đàm đông con, 3 trai 3 gái và Đàm là con trưởng. Nhà 8 miệng ăn mà chỉ có 5 sào ruộng nên quanh năm lúc nào cũng thiếu gạo. Bữa cơm mọi người phải nhìn nồi để ăn. Câu thành ngữ “Ăn trông nồi” là hoàn toàn có thật. Mỗi bữa Đàm chỉ ăn 2 bát cơm độn khoai trong khi sức ăn của Đàm là 3-4 bát.

Để làm yên sự gào thét của cái dạ dày, khi ra đồng chăn trâu, Đàm mót khoai nướng ăn. Còn thịt thì có 2 nguồn, 1 là chuột đồng, 2 là con kỳ nhông. Nhìn thấy hang có những dấu chân chuột nhăng nhít ở miệng hang biết là trong hang có chuột, Đàm dùng nón múc nước đổ vào hang. Đàn chuột chạy ra, Đàm đập chết rồi lột da, nướng trên than củi, chấm muối ớt, ăn cho đến no. Hai là con kỳ nhông.

Hang kỳ nhông ở trong cát. Phải lấy 1 cây cỏ dài và mềm, luồn vào hang rồi bới cát, bới 1 đoạn lại luồn cây cỏ xuống sâu hơn. Nếu không có cây cỏ thì cát sẽ lấp tịt mất hang không biết lối nào mà lần. Đào đến hết hang mới bắt được con kỳ nhông để nướng ăn. Thịt kỳ nhông trắng thơm và ngọt. Có lẽ nhờ ăn uống nhiều ngoài đồng nên đến bữa Đàm có thể nhường cơm cho các em.

Mười ba tuổi đang học lớp 7. Một hôm xin tiền bố để đóng học phí, bố nói chưa có. Đàm nói: “Không có tiền cho con đóng học phí sao bố lại có tiền mua rượu để uống?”. Ông bố cầm gậy đuổi đánh Đàm chạy khắp làng.

Vì đêm tối và Đàm chạy nhanh nên không bị gậy nào. Cậu chạy ra đồng, chui vào lều của bác chăn vịt. “Sao mày ra đây?”. “Vì bố cháu đuổi đánh”. “Thôi, ngồi đây 1 lúc tí nữa về”. “Cháu về bây giờ là nhừ đòn. Bác cho cháu ngủ ở đây vậy”.

“Bố mày dữ đòn. Thôi thì cứ ngủ đây sáng mai về. Nhưng mày đã ăn uống gì chưa?”. “Gần đến bữa ăn thì bố cháu cầm gậy đuổi đánh nên cháu chưa được ăn gì cả”. “Cơm nguội trong nồi của bác còn nhiều nhưng thức ăn thì hết rồi. Để bác chưng cho cháu 2 quả trứng ăn tạm vậy”.

Ở quê Đàm người ta không rán trứng mà chưng trứng. Lấy 1 thìa muối trắng, cho nước lã, đập trứng vào, cho vào xoong đun sền sệt lên, đó là món trứng chưng. Đàm ăn hết sạch chỗ cơm nguội của bác chăn vịt và 2 quả trứng chưng mặn. Cậu ngủ ở lều vịt 1 đêm, mờ sáng thì lẻn về nhà, lấy sách vở đi học.

Sáng bạch vẫn chưa thấy con trai về nhà, mẹ Đàm tất tưởi đi tìm con. Bà ra trường THCS, nhìn vào lớp 7 thì thấy Đàm đang ngồi học trong đó. Từ đó mỗi ngày bà bỏ mấy đồng tiền lẻ vào cái ống tre, gác trên chái nhà để cuối tháng Đàm có tiền đóng học phí. Nhưng Đàm cũng chỉ được học đến lớp 9 thì phải thôi học vì nhà nghèo quá.


Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)
Ảnh minh họa


“Muốn no bụng phải có cơm chứ học chữ có no bụng được đâu”. Bố Đàm nói như vậy. Thôi học, Đàm ở nhà đi cày, đi bừa, đi gánh phân, đi gặt lúa. Nhà chỉ có 5 sào ruộng nên cả nhà làm vài hôm là xong. Ngày nông nhàn, ai mướn việc gì Đàm cũng làm, đào ao, đắp nền nhà, chở gạch đá…

Việc gì Đàm cũng làm hết mình, chỉ mong được ăn no, còn tiền công thì mẹ Đàm thu. Rồi trong làng có phong trào đi xuất khẩu lao động ở Malaysia. Đàm rất muốn đi. Nghe nói ngoài cơm nuôi, chủ sẽ trả 6 triệu đồng mỗi tháng.

Ở thành phố, 6 triệu đồng chẳng là cái gì, nhưng ở thôn quê, 6 triệu đồng bằng cả nửa năm làm ruộng. Vì muốn cải thiện tình hình kinh tế gia đình, bố Đàm mang sổ đỏ nhà đất, cầm cố ở Ngân hàng để vay vốn cho con trai đi xuất khẩu lao động.

Muốn đi xuất khẩu lao động trước hết phải qua khâu khám tuyển. Tuy chưa đến 18 tuổi nhưng Đàm cao lớn và lực lưỡng như 1 lực điền. Đàm trúng tuyển ngay vòng đầu. Tiếp theo phải khăn gói ra Hà Nội học tiếng 20 ngày.

Thời gian đó Đàm ở nhờ nhà tôi. Biết Đàm ăn khỏe nên con dâu tôi bữa nào cũng nấu thật nhiều cơm. Rồi Đàm bay sang Malaysia. Nhưng hơn 3 tháng sau, tôi thấy cậu đã về nước. “Sao thế? Cháu bị chủ đuổi việc à?”.

“Chủ không đuổi nhưng cháu tự về. Ở nhà cày ruộng, sang bên đó cũng cày ruộng. Malaysia đất rộng người thưa. Mỗi ông chủ sở hữu mấy chục ha đất. Chủ giao cho cháu 2 con bò và 1 cái cày cùng 1 cái lều bạt. Bên đó người ta cày 2 bò. Mỗi ngày cháu cày 8 tiếng, đến bữa thì người nhà chủ mang cơm ra đồng cho ăn. Đêm ngủ trong lều bạt, không có điện, phải thắp đèn dầu, buồn khủng khiếp. Vì thế cháu trốn về”.

Đàm bỏ việc về nước nghĩa là tiền vay vốn Ngân hàng không bao giờ trả được. Ông bố Đàm chửi con trai thậm tệ rồi cầm gậy đánh con túi bụi. Bị đánh đau quá, Đàm xô bố để bỏ chạy. Nhưng anh xô mạnh quá khiến ông bố ngã ngửa xuống sân gạch.

Đàm đến nhà 1 cậu bạn học để tâm sự trút bỏ nỗi bực dọc. Cậu bạn mang ra 1 đĩa khoai lang luộc mời Đàm. Cậu cầm từng củ khoai luộc nóng hổi ăn ngấu nghiến không cần bóc vỏ. Đàm đang ăn khoai thì có người đến bảo: “Sao cậu còn ngồi ăn khoai ở đây. Về nhà ngay. Bố mày chết rồi”.

Đàm chạy về nhà, thấy mẹ và các em đang khóc inh ỏi. Cậu ngồi bên người bố đã tắt thở, muốn khóc lắm mà không khóc được. Nước mắt không trào ra mà chảy ngược vào tim làm quặn đau trong tim gan.

Sau lễ 49 ngày của bố, Đàm đang ký đi xây dựng làng Thanh Niên lập nghiệp. Anh cùng những thanh niên lập nghiệp lên miền núi. Ở đấy có những dãy nhà cấp 4 mái tôn, có đường điện và có đường nước dẫn từ suối về.

Thanh niên lập nghiệp được cấp gạo và tiền phụ cấp trong 3 năm đầu tiên, còn sau đó phải tự làm lấy để sống. Đồi trọc bát ngát mênh mông, ai muốn nhận bao nhiêu tùy sức. Nhiệm vụ của thanh niên lập nghiệp là phủ xanh đất trống đồi trọc.

Đàm nhận 20 ha đất đồi sỏi để trồng Bạch Đàn. Ngày nào anh cũng đi đào hố để trồng cây. Hai bàn tay của anh phồng rộp, tóe máu. Đau nhưng vẫn phải làm, không có hố thì làm sao trồng được bạch đàn. Rồi bàn tay anh chai lại, cứng như sừng.

Đất đồi sỏi rất hợp với bạch đàn. Rừng cây của Đàm lớn rất nhanh. Kẻ thù của bạch đàn non là đám dây leo. Nếu chúng quấn vào cây non thì chỉ ít bữa là cây sẽ chết. Trừ diệt dây leo không đơn giản. Nếu chỉ cắt bỏ ngọn thì ngay hôm sau nó đã vươn ra và quấn vào cây. Phải đào tận gốc rễ mới trị được chúng.

Đôi khi 1 cụm dây leo phải đào cả ngày mới bỏ được tận gốc rễ của chúng. Phải là người thật sức lực mới trụ được với công việc hết sức nặng nề này. Năm thứ 3, bạch đàn đã cao hơn đầu người. Công việc lúc này là phải chặt bớt cành cho cây mau lớn.

Cành bạch đàn bó lại, xếp ra lề đường từng đống cao ngất. Củi bạch đàn đun đượm lửa và thơm nên dễ bán. Giá cùi bán rất rẻ nhưng mỗi tháng Đảm cũng thu được hơn 10 triệu đồng tiền củi. Số tiền này anh chỉ dám tiêu 1 nửa, nửa còn lại anh gửi về cho mẹ nuôi các em ăn học.

Lần đầu tiên trong đời anh giúp đỡ được mẹ và các em bằng chính sức lao động của mình. Món tiền anh gửi về nhà là nhỏ nhưng niềm tự hào thì không nhỏ.

Với sự giúp đỡ của anh, 5 đứa em sẽ được học hành đến nơi đến chốn và mẹ anh đêm đêm không phải thở dài vì lo miếng ăn.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Tình yêu là sự sống Văn học

Tình yêu là sự sống

TTTĐ - Tình yêu là sự đồng điệu giữa hai con tim; nói cách khác là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn trong nghĩ suy về cuộc đời, cùng tự nguyện sẻ chia mọi vui buồn nhân thế, dù có xa xôi, cách trở, dù gặp mưa nắng, bão dông.
Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm Văn học

Sôi động các hoạt động giao lưu, giới thiệu tác phẩm

TTTĐ - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, nội dung và hình thức đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc Văn học

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

TTTĐ - Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 Văn học

Khai mạc ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

TTTĐ - 20h ngày 17/4/2024, tại khu vực nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam Văn hóa

“Thư viện của những thần tượng” mừng Ngày Sách Việt Nam

TTTĐ - Cuốn sách "Thư viện của những thần tượng" ra mắt độc giả vào dịp tháng 4 - tháng của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4) như một lời tri ân sâu sắc đến sách, văn chương và những người yêu đọc sách nói chung.
Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội Văn học

Tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Hà Nội được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh, giữ gìn và phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất Văn học

Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất

TTTĐ - Nhiều hoạt động hấp dẫn và thực chất được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Hà Nội để tăng thêm tình yêu với tri thức cho độc giả.
TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc Văn học

TP HCM: Nhiều hoạt động trọng điểm trong Ngày Sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản - In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cho biết, Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 sẽ mở cửa tri thức cho thế hệ trẻ trong thời đại kỹ thuật số.
Ơn người thầy lớn Văn học

Ơn người thầy lớn

TTTĐ - Thơ Nguyễn Hồng Vinh đề cập đa dạng các vấn đề đời sống đất nước. Từ cảm xúc “Ở rẻo đất tột cùng” nơi đất mũi Cà Mau, đến “Sắc hoa mộc miên” ở Đồng Văn - Lũng Cú; từ “Cầu vồng sau mưa” ở đất biển Hải Phòng, đến cuộc sống gian nan giữa trời đổ lửa của người dân làm muối miền Trung; từ nỗi tảo tần “Tẽ ngô - đời mẹ” đến ngẫm suy về nhân tình thế thái; đặc biệt là những bài trữ tình, thiết tha về tình yêu đôi lứa, một đề tài tưởng là muôn thuở nhưng qua thơ Hồng Vinh vẫn có những đặc thù riêng...
Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Văn học

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

TTTĐ - Cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" do Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức biên soạn.
Xem thêm