48 dự án khởi nghiệp tranh tài tại vòng bán kết khu vực phía Nam
8 dự án khởi nghiệp khu vực miền Trung vào chung kết toàn quốc 28 dự án khởi nghiệp tranh tài tại vòng bán kết khu vực phía Bắc Lê Anh Tiến - chủ nhân của hàng loạt dự án khởi nghiệp sáng tạo |
Cuộc thi do Trung ương Đoàn phối hợp Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2019 – 2022”.
Theo Ban Tổ chức cuộc thi, sau hơn 2 tháng triển khai đã có 345 dự án đại diện cho 56 tỉnh thành gửi về tham gia. Sau vòng chấm sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn ra được 108 dự án đại diện cho 48 tỉnh thành vào tham gia vòng bán kết.
Ban Tổ chức tặng cờ lưu niệm tới đại diện các đội tham gia vòng bán kết khu vực phía Nam |
Trong khuôn khổ vòng bán kết cuộc thi khu vực phía Nam đã diễn ra các hoạt động: Triển lãm, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; Kết nối giao thương giữa thanh niên khởi nghiệp với các doanh nhân; Xúc tiến thị trường, kết nối cung cầu.
Tại vòng bán kết khu vực phía Nam có 48 dự án tham gia. Ban Giám khảo đã lựa chọn ra được 12 dự án vào tham dự vòng chung kết toàn quốc. Trước đó 60 dự án đã tham gia vòng bán kết được tổ chức tại miền Bắc, miền Trung. Ban tổ chức đã chọn được 18 dự án vào chung kết toàn quốc.
Đại diện đội thi thuyết trình dự án |
Kết thúc vòng bán kết tại 3 miền, Ban tổ chức công bố 30 dự án xuất sắc tham gia vòng chung kết toàn quốc, dự kiến diễn ra tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Dự án đoạt giải Nhất cuộc thi sẽ nhận bằng khen của Trung ương Đoàn, 50 triệu đồng tiền mặt, học bổng "Tăng tốc khởi nghiệp, đạt chuẩn quỹ đầu tư" và nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ đồng.
Triển lãm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu |
Chị Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn cho biết: Đây là năm thứ 3 cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” được diễn ra. Ban Tổ chức mong muốn đây là chương trình quen thuộc, sân chơi được thanh niên nông thôn đang sản xuất kinh doanh tại các vùng nông thôn yêu thích.
Năm 2020, cuộc thi không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các dự án cũng tăng. Các thí sinh đưa ra phương án kinh doanh cụ thể. Cuộc thi là môi trường để thanh niên nhìn nhận đánh giá bước đi của mình, đồng thời tạo cơ hội để giao lưu, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm trao đổi liên kết với nhau tạo thành những chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.