Tag
Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

94 tác phẩm xuất sắc được vinh danh

Văn học - Nghệ thuật 29/08/2024 08:00
aa
TTTĐ - Tối 28/8, đúng kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2024), Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) lần thứ hai đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
119 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung khảo Tác phẩm của nhà làm phim nhí sẽ được lên sóng truyền hình 32 tác phẩm tham dự Liên hoan phim ngắn Hà Nội

Dự buổi Lễ có các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cùng các đại biểu dự buổi Lễ trao giải Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ II
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cùng các đại biểu dự buổi Lễ trao giải Vì sự nghiệp phát triển VH-TT&DL lần thứ II

Cùng dự có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Hồng Vinh.

Cùng dự có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng; các Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL: Trịnh Thị Thủy, Hoàng Đạo Cương; Phó Tổng Giám đốc TTXVN Đoàn Thị Tuyết Nhung.

Đến dự còn có đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT&DL; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, đặc biệt là các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.

Các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước khi tiến hành Lễ trao giải, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức, kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo, các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước. Tác phẩm tham dự giải được đăng, phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, từ ngày 1/7/2023 đến hết 15/6/2024.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao giải cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải Nhất
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng trao giải tới các tác giả, đại diện nhóm tác giả đạt giải Nhất

Đến hết ngày gửi tác phẩm dự thi (20/6/2024 tính theo dấu bưu điện), Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 920 tác phẩm dự giải. Đây là số lượng tác phẩm lớn, nhất là đối với một giải báo chí ngành được phát động trong thời gian ngắn. Điều này thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm đặc biệt của các nhà báo, của công chúng báo chí đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Hội đồng giám khảo đánh giá, tác phẩm dự giải năm nay không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về đề tài mà còn đạt chất lượng chuyên môn tốt, quy tụ được nhiều cơ quan báo chí lớn, nhỏ ở cả Trung ương và địa phương. Các tác phẩm đều bám sát các chủ đề lớn, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của năm 2023 - 2024 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng trao giải cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải Nhì
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng trao giải tới các tác giả, đại diện nhóm tác giả đạt giải Nhì

Một số mảng đề tài nổi bật được nhiều tác giả, nhóm tác giả quan tâm, khai thác như vấn đề phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tình hình mới; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; vấn đề gìn giữ và phát huy, bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa 54 dân tộc nói riêng; xây dựng nền công nghiệp giải trí, thị trường điện ảnh, thị trường sách và văn hóa đọc; phát triển du lịch, thể thao, xây dựng gia đình, bảo vệ trẻ em; đề tài gia đình, về truyền thống hiếu học với những tấm gương nhân vật sống hiếu thảo, nghĩa tình với cha mẹ; hướng độc giả tới những giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống …

Báo in là loại hình báo chí có số lượng tác phẩm dự thi lớn nhất. Trong đó, chiếm khoảng hai phần ba là các loạt bài dài từ 3 - 5 kỳ. So với giải thưởng lần thứ nhất, các tác phẩm dự thi lần này có nhiều bài viết tốt, chất lượng cao hơn, được đầu tư rất kỹ. Các bài viết ở các góc độ khác nhau đã có những đề xuất giải pháp, phương hướng phát triển từng lĩnh vực một cách có trách nhiệm với tinh thần vừa động viên, cổ vũ, vừa đưa ra những kiến giải phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng trao giải Ba cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng trao giải Ba tới các tác giả, đại diện nhóm tác giả

Loại hình báo điện tử có số lượng tác phẩm tham gia dự thi lớn thứ 2 sau Báo in. Các cơ quan báo chí Trung ương tiếp tục có thế mạnh về các loạt bài, tác phẩm chuyên sâu, đa phương tiện. Một số đơn vị báo chí gửi nhiều tác phẩm như TTXVN, Báo Nhân Dân, Báo Văn hóa, Báo Dân trí, Tạp chí Lý luận Chính trị…

Các tác phẩm được chọn vào chung khảo hầu hết được trình bày dạng đa phương tiện như Mega Story, E-magazine với hình ảnh, video clip, podcast, đồ họa dữ liệu… được trình bày sống động, bắt mắt, tận dụng ưu thế của báo điện tử. Các tác phẩm có tính bao quát, lý luận về các vấn đề văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình.

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của 119 tác phẩm do Hội đồng sơ khảo đề xuất vào Vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo đã tiến hành công tác chấm, xét giải trên tinh thần khẩn trương, công tâm, khách quan, bám sát Thể lệ, Quy chế.

Kết quả, Hội đồng chung khảo đã chọn được 94 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 5 giải Nhất, 15 giải Nhì, 24 giải Ba và 50 giải Khuyến khích cho các cá nhân, tập thể. Ban Tổ chức cũng trao 3 giải tập thể đồng hạng cho Báo Nhân Dân, Báo Văn hóa và Thông tấn xã Việt Nam là các cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự giải, đạt kết quả cao.

Đọc thêm

Khí phách, văn hóa người Hà Nội trong "Lũy hoa" Văn học - Nghệ thuật

Khí phách, văn hóa người Hà Nội trong "Lũy hoa"

TTTĐ - "Lũy hoa" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng do Nhà xuất bản (NXB) Trẻ phát hành nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tập truyện phim tái hiện 60 ngày đêm (từ 19/12/1946 - 17/2/1947) quân và dân ta chiến đấu quả cảm để bảo vệ Thủ đô, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc. 60 ngày đêm "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - 60 ngày đêm chúng ta thấy hoa trên chiến lũy.
Cùng nhà thơ Huỳnh Mai Liên ngắm "Phố xưa" Hà Nội Văn học - Nghệ thuật

Cùng nhà thơ Huỳnh Mai Liên ngắm "Phố xưa" Hà Nội

TTTĐ - Những phố xưa đượm màu rêu phong trong lòng một Hà Nội hiện đại, sự tiếp nối giữa các thế hệ được nhà thơ Huỳnh Mai Liên khắc họa qua hai hình tượng ông - cháu với những vần thơ thật nhiều xúc cảm.
Đôi tay người đậu bạc Văn hóa

Đôi tay người đậu bạc

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đôi tay người đậu bạc" viết về nghệ nhân làng nghề đậu bạc Định Công tỉ mỉ, khéo léo nức tiếng Thăng Long xưa - Hà Nội nay.
Mùa thu vừa tới, hững hờ mây trôi Văn hóa

Mùa thu vừa tới, hững hờ mây trôi

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Mùa ngang qua phố" của nhà thơ Bùi Thị Thu Lê.
Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sân cột cờ Hoàng thành Thăng Long, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội… là những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10).
Nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang với mưa tháng 10 Hà Nội Văn hóa

Nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang với mưa tháng 10 Hà Nội

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Mưa!" của nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang.
Nụ cười của phố Văn hóa

Nụ cười của phố

TTTĐ - Nụ cười của phố hồn nhiên, trong trẻo qua những vần thơ của nhà thơ Huỳnh Mai Liên.
Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh Văn hóa

Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh

TTTĐ - "Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh", nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Hà da diết với mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội.
Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội Văn hóa

Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội

TTTĐ - Chiều 9/10, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố" Văn học - Nghệ thuật

Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố"

TTTĐ - "Hà Nội - Bản hùng ca phố" là một trong những chương trình trọng điểm được Đài THVN thực hiện nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 10/10 trên kênh VTV1, VTVgo.
Xem thêm