Tag

Áp lực ẩn giấu sau danh xưng du học sinh Việt Nam tại nước ngoài

Nhịp sống trẻ 20/10/2023 20:10
aa
TTTĐ - Để chạm tới cuộc sống tốt đẹp và hào nhoáng như nhiều người mặc định, du học sinh Việt phải trải qua rất nhiều áp lực nơi đất khách quê người.
Khám phá châu Âu độc đáo cùng Mạng lưới cựu du học sinh EU Khám phá châu Âu độc đáo cùng Mạng lưới cựu du học sinh EU

TTTĐ - Công chúng Việt Nam đã được khám phá châu Âu hiện đại, độc đáo thông qua những câu chuyện về “Kỷ niệm du ...

2023 là năm đầu tiên mà hầu hết các nước mở cửa chào đón du học sinh sau khoảng thời gian gián đoạn do dịch COVID-19. Theo cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT trong thống kê đưa ra gần đây nhất cho biết, Việt Nam có khoảng 190.000 sinh viên học tập ở nước ngoài. ICEF Monitor, công ty chuyên nghiên cứu giáo dục quốc tế, đánh giá Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học.

Những chân trời mới

Những yếu tố mà học sinh và gia đình quan tâm nhất khi tìm hiểu du học đại học là thương hiệu trường và quốc gia, chất lượng giáo dục, việc làm và cơ hội định cư. Em Trần Ngọc Minh, học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, trường Trung học phổ thông Chu Văn An chia sẻ: “Em chọn Pháp là nơi để du học, em thích nước Pháp vì khí hậu rất mát mẻ, và em nghĩ đây là môi trường tiên tiến nhất, em muốn sang đó để học hỏi và có thể làm ăn bên đó luôn”.

2023 là năm đầu tiên mà hầu hết các nước mở cửa chào đón du học sinh sau khoảng thời gian gián đoạn do dịch COVID-19. Theo cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT trong thống kê đưa ra gần đây nhất cho biết, Việt Nam có khoảng 190.000 sinh viên học tập ở nước ngoài. ICEF Monitor, công ty chuyên nghiên cứu giáo dục quốc tế, đánh giá Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học. Những chân trời mới Những yếu tố mà học sinh và gia đình quan tâm nhất khi tìm hiểu du học đại học là thương hiệu trường và quốc gia, chất lượng giáo dục, việc làm, và cơ hội định cư. Em Trần Ngọc Minh, học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, trường Trung học phổ thông Chu Văn An chia sẻ: “Em chọn Pháp là nơi để du học, em thích nước Pháp vì khí hậu rất mát mẻ, và em nghĩ đây là môi trường tiên tiến nhất, em muốn sang đó để học hỏi và có thể làm ăn bên đó luôn”.  Còn với em Trần Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 10 Chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An, việc du học được chính bố mẹ ủng hộ: “Ban đầu bố mẹ định hướng cho em đi du học và sau khi tìm hiểu thì em cũng đây cũng là một lựa chọn tốt cho tương lai của em sau này”. Du học là con đường mà học sinh và phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều áp lực có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, điển hình là tự tử. Cú “sốc” đầu đời Khó khăn lớn nhất của du học sinh là phải tự lập ở một môi trường mới mà hoàn toàn không có sự giúp đỡ trực tiếp của người thân. Đối với những bạn trẻ đã quen sống trong vòng tay bố mẹ, cuộc sống của họ có thể bị đảo lộn hoàn toàn và rất mất thời gian để thích nghi. Điều này dễ tạo nên cảm giác cô đơn, trống rỗng do không có gia đình ở cạnh và dẫn đến một số bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bạn Diệu Anh, 20 tuổi, du học sinh tại trường Đại học Texas - Mỹ chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống: “19 năm đầu tiên của mình khi mà mình sống ở Việt Nam cùng bố mẹ, được bố mẹ bao bọc thì cuộc sống của mình như 1 đường thẳng, nó rất yên bình. Năm thứ 20, khi mình học tập và sống xa nhà thì cuộc sống của mình như sơ đồ nhịp tim của 1 con người vậy, nó lên xuống rất thất thường”. Văn hóa khác biệt là điều hiển nhiên, đặc biệt là giữa các nước phương Đông và phương Tây. Diệu Anh nhớ lại: “Về ẩm thực, giai đoạn đầu mình không thể ăn được đồ ăn của người Mỹ, mình cảm thấy rất nhớ cơm nhà. Ngoài ẩm thực, khác biệt về phong cách học tập và làm việc cũng là một điều khiến các bạn du học sinh phải “đau đầu”.  “Như mọi người biết thì người Mỹ họ không có văn hóa ngủ trưa và mình lại có những lớp học xuyên suốt buổi trưa nên mình không thể tập trung được và mình thấy rất là buồn ngủ.”, Diệu Anh kể lại cảm nhận cá nhân. Những khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của Diệu Anh và các bạn du học sinh khác do chế độ sinh hoạt bị thay đổi nhiều. Đặc biệt, nếu trước đây chỉ nghe và biết tới các vụ xả súng tại Mỹ qua báo chí, phim ảnh thì nay, Diệu Anh đã phải trải qua trải nghiệm kinh hoàng đó.  “Mình đến một cửa hàng ở Mỹ để mua đồ ăn, và lúc mình vào gọi món được khoảng 5 phút thì có 1 vụ xả súng. Lúc đó cảnh sát ập đến và hô là mọi người nằm xuống, không ai được đứng lên hay di chuyển cả. Đó cũng là 1 kỉ niệm khiến mình nhớ mãi lúc mình sống ở Mỹ.”, nữ sinh nhớ lại. Ngoài ra mối nguy hiểm cho học du học sinh, đặc hiệt là sinh viên đến từ cá nước phương Đông còn phải để đến vấn nạn phân biệt chủng tộc. Định kiến du học sinh với mức lương “ngàn đô” Việc mặc định du học sinh là một người phải có mức thu nhập cao, công việc thuận lợi, được nhiều nhà tuyển dụng săn đón đã vô hình chung gây nên những áp lực lớn cho du học sinh sau khi tốt nghiệp và về nước. Trong thời điểm du học trở nên phổ biến và chất lượng giáo dục trong nước được nâng cao nhiều, du học sinh trở về cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các ứng viên trong nước và sự lựa chọn kĩ càng hơn từ các nhà tuyển dụng. Để vượt lên được những áp lực kể trên và chạm tay vào ước mơ đích thực, các bạn du học sinh cần rất nhiều nỗ lực. Cô Julie Adefehinti, giảng viên trường Đại học Texas (Mỹ) cho biết: “Tôi biết rằng các sinh viên quốc tế đều rất tận tâm trong việc học. Tuy nhiên hãy chú ý đến sự cân bằng. Hãy nhớ rằng thi thoảng hãy cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu các bạn có xu hướng trì hoãn các bài tập đến phút cuối thì điều này cũng có thể gây nên căng thẳng. Hãy nghiên cứu chúng ngay khi được giao.” Thực tế là hiện nay cũng có khá nhiều công ty “ma” giả danh trung tâm du học để lừa đảo. Vì vậy phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý, xem xét thật kĩ thông tin và khả năng của bản thân để tránh bị lời “đường mật” kẻ xấu thao túng, lừa gạt.
Em Trần Ngọc Minh - học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, THPT Chu Văn An

Còn với em Trần Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 10 Chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An, việc du học được chính bố mẹ ủng hộ: “Ban đầu bố mẹ định hướng cho em đi du học và sau khi tìm hiểu thì em cũng đây cũng là một lựa chọn tốt cho tương lai của em sau này”.

Du học là con đường mà học sinh và phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều áp lực có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, điển hình là tự tử.

Cú “sốc” đầu đời

Khó khăn lớn nhất của du học sinh là phải tự lập ở một môi trường mới mà hoàn toàn không có sự giúp đỡ trực tiếp của người thân. Đối với những bạn trẻ đã quen sống trong vòng tay bố mẹ, cuộc sống của họ có thể bị đảo lộn hoàn toàn và rất mất thời gian để thích nghi.

Điều này dễ tạo nên cảm giác cô đơn, trống rỗng do không có gia đình ở cạnh và dẫn đến một số bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bạn Diệu Anh, 20 tuổi, du học sinh tại trường Đại học Texas - Mỹ chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống: “19 năm đầu tiên của mình khi mà mình sống ở Việt Nam cùng bố mẹ, được bố mẹ bao bọc thì cuộc sống của mình như 1 đường thẳng, nó rất yên bình. Năm thứ 20, khi mình học tập và sống xa nhà thì cuộc sống của mình như sơ đồ nhịp tim của 1 con người vậy, nó lên xuống rất thất thường”.

Diệu Anh thích nghi với phong cách làm việc hoàn toàn mới
Diệu Anh thích nghi với phong cách làm việc hoàn toàn mới

“Người Mỹ không có văn hóa ngủ trưa và trường lại có những lớp học xuyên suốt buổi trưa nên mình không thể tập trung được, mình thấy rất là buồn ngủ.”, Diệu Anh kể lại cảm nhận cá nhân.

Những khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của Diệu Anh và các bạn du học sinh khác do chế độ sinh hoạt bị thay đổi nhiều. Đặc biệt, nếu trước đây chỉ nghe và biết tới các vụ xả súng tại Mỹ qua báo chí, phim ảnh thì nay, Diệu Anh đã phải trải qua trải nghiệm kinh hoàng đó.

“Mình đến một cửa hàng ở Mỹ để mua đồ ăn, và lúc mình vào gọi món được khoảng 5 phút thì có 1 vụ xả súng. Lúc đó cảnh sát ập đến và hô là mọi người nằm xuống, không ai được đứng lên hay di chuyển cả. Đó cũng là 1 kỉ niệm khiến mình nhớ mãi lúc mình sống ở Mỹ.”, nữ sinh nhớ lại.

Không chỉ có Diệu Anh, nhiều bạn trẻ đang du học ở châu Âu cũng chia sẻ những khó khăn về sự khác biệt giữa văn hóa khương Đông và phương Tây, về ẩm thực cũng như phong cách học tập và làm việc. Khi đi du học, không ít bạn trẻ đã mất khá nhiều thời gian để làm quen với sự khác biệt đó.

Ngoài ra, cũng có bạn chia sẻ về mối nguy hiểm cho học du học sinh, đặc hiệt là sinh viên đến từ các nước phương Đông, đó sự phân biệt chủng tộc.

Định kiến du học sinh với mức lương “ngàn đô”

Việc mặc định du học sinh là một người phải có mức thu nhập cao, công việc thuận lợi, được nhiều nhà tuyển dụng săn đón đã vô hình chung gây nên những áp lực lớn cho du học sinh sau khi tốt nghiệp và về nước.

Trong thời điểm du học trở nên phổ biến và chất lượng giáo dục trong nước được nâng cao nhiều, du học sinh trở về cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các ứng viên trong nước và sự lựa chọn kĩ càng hơn từ các nhà tuyển dụng.

Cô Julie Adefehinti, Giảng viên trường Đại học Texas tại Mỹ
Cô Julie Adefehinti, Giảng viên trường Đại học Texas tại Mỹ

Để vượt lên được những áp lực kể trên và chạm tay vào ước mơ đích thực, các bạn du học sinh cần rất nhiều nỗ lực. Cô Julie Adefehinti, giảng viên trường Đại học Texas (Mỹ) cho biết: “Tôi biết rằng các sinh viên quốc tế đều rất tận tâm trong việc học. Tuy nhiên hãy chú ý đến sự cân bằng. Hãy nhớ rằng thi thoảng hãy cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu các bạn có xu hướng trì hoãn các bài tập đến phút cuối thì điều này cũng có thể gây nên căng thẳng. Hãy nghiên cứu chúng ngay khi được giao.”

Thực tế là hiện nay cũng có khá nhiều công ty “ma” giả danh trung tâm du học để lừa đảo. Vì vậy phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý, xem xét thật kĩ thông tin và khả năng của bản thân để tránh bị lời “đường mật” kẻ xấu thao túng, lừa gạt.

Đọc thêm

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích đánh thức thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Xem thêm