Tag

Áp lực cuộc sống khiến nhiều người Nhật Bản chọn lối sống tự cung tự cấp

Nhìn ra thế giới 17/06/2021 14:06
aa
TTTĐ - Không ít người Nhật Bản đang kiệt sức vì làm việc nhiều giờ và quản lý các mối quan hệ tại công ty. Họ khao khát lối sống thoải mái hơn, không phải lo lắng về áp lực công việc.
Gần 1 triệu liều vắc xin Covid-19 của Nhật Bản tặng Việt Nam đã tới sân bay Nội Bài lúc 22h đêm 16/6 Dịch vụ cho thuê người béo tại Nhật Bản Nhật Bản tăng vọt các căn hộ siêu nhỏ 10 năm sau thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản: Công cuộc tái thiết vẫn tiếp tục

Bỏ phố về quê

Katsuhiko Kaneko, 43 tuổi, cảm thấy mình không thể tiếp tục làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với mức độ căng thẳng cao ở Tokyo. Anh và quyết định bắt đầu sống một cuộc sống được bao quanh bởi thiên nhiên. Anh trở về tỉnh Saitama, nơi cha mẹ anh đang sinh sống, tự mở minshuku của riêng mình vào năm 2019. Các nhà trọ kiểu minshuku thường cung cấp 2 bữa ăn với một đêm nghỉ ngơi và bồn tắm truyền thống.

Trước đây, Kaneko theo đuổi nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đại học. Anh từng làm ở nhiều nhiều nơi như khách sạn ở Australia, quán cà phê ở Hong Kong (Trung Quốc) hay nhà hàng sushi tại Tokyo.

Thời gian này, một ngày làm việc của anh có khi lên đến 17 tiếng. Tình trạng làm việc này khiến sức khoẻ của anh ngày càng suy kiệt. Thậm chí, bác sĩ đã cảnh báo công việc quá tải có thể “giết chết” anh.

Do đó, Kaneko và vợ Yuka Abe (28 tuổi) đã quyết định rời bỏ thành phố đầy áp lực để về quê theo đuổi lối sống tự cung tự cấp và làm nông nghiệp quy mô nhỏ.

Cặp đôi Katsuhiko Kaneko và Yuka Abe tận dụng những kinh nghiệm trong ngành nhà hàng để bổ sung cho phong cách kinh doanh “minshuku” và lối sống tự cung tự cấp của mình (Ảnh: Nikkei Asia)
Cặp đôi Katsuhiko Kaneko và Yuka Abe tận dụng những kinh nghiệm trong ngành nhà hàng để bổ sung cho phong cách kinh doanh “minshuku” và lối sống tự cung tự cấp của mình (Ảnh: Nikkei Asia)

Trở về quê hương Saitama, anh làm quản lý cho nhà nghỉ bình dân. Sau khi tích lũy được một số kinh nghiệm, Kaneko xin nghỉ, tự mở minshuku của riêng mình vào năm 2019.

Tại đây, họ tự trồng nhiều loại rau và tự làm các vật dụng gia đình thiết yếu từ gỗ cũng như các nguyên liệu khác.

Trong cơ ngơi của mình, hai vợ chồng nuôi 5 con gà mái đẻ trứng, trồng đậu nành, cà chua, cà tím, củ cải daikon, gừng, cà rốt, như gạo và lúa mì để tự cung cấp thức ăn hàng ngày.

Để thực phẩm sử dụng được lâu, hai vợ chồng làm bột đậu nành, cà chua và cà tím xay nhuyễn, củ cải khô, cà rốt ngâm chua. Họ còn làm mì udon và bánh mì từ lúa mì. Một số rau gia vị như cỏ đuôi ngựa, ngải cứu hay diếp cá cũng được lấy trực tiếp từ vườn nhà.

Tổng cộng, quy mô đất trồng trọt của cặp đôi trên 15.000m2 đất, tương đương kinh doanh nông nghiệp quy mô nhỏ.

Bên cạnh đó, cặp đôi còn thường xuyên chia sẻ những hoạt động của trang trại cũng như nhà nghỉ trên trang cá nhân và nhận được nhiều sự quan tâm.

Sau khi học hỏi nhiều kỹ năng sống tự cung tự cấp, hai vợ chồng tổ chức các buổi hội thảo và đi du lịch khắp Nhật Bản trên chiếc xe bán tải nhỏ.

Trong các hội thảo này, Abe tập trung hướng dẫn mọi người kỹ thuật làm khô cây và nhiều nguyên liệu thực phẩm khác…

Không tách biệt với xã hội

“Có rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc nhiều giờ như tôi trước đây. Đôi khi chính việc tự làm ra nông sản, tự cung tự cấp ở một mức nào đó đem đến cho con người sự tự do”, Kaneko nói. Sự tự do mà anh đề cập tới, về bản chất là giá trị tinh thần hơn là vật chất.

Tuy nhiên, Kaneko và Abe không hề cứng nhắc về lối sống tự cung tự cấp. Để mua một số thứ mình cần, Kaneko và Abe bán rau, củ họ trồng được trong trang trại.

Những thực phẩm hoàn toàn tự cung tự cấp của cặp đôi (Ảnh: Nikkei Asia)
Những thực phẩm hoàn toàn tự cung tự cấp của cặp đôi (Ảnh: Nikkei Asia)

Họ vẫn mua các loại gia vị, hạt nêm và thực phẩm khác mà khó có thể tự làm ở nhà. Họ cũng mua thịt, cá để cải thiện bữa ăn và có điện, nước sinh hoạt. Cặp đôi này chia sẻ họ không cho rằng lối sống tự cung tự cấp là sống xa rời xã hội.

Tháng trước, Abe đã có bài giảng về lối sống tự cung tự cấp tại quận Omotesando của Tokyo. Trước đó, blog của Abe đã thu hút sự chú ý của nhân viên tại trường đại học này. Họ mời cô tới thuyết trình.

Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, buổi chia sẻ của hai vợ chồng thu hút rất đông người tham dự.

Kaneko cũng được mời phát biểu với tư cách giảng viên khách mời. Anh nói về bí quyết làm vườn để có thể trồng nhiều loại rau.

Những người đến nghe bài giảng của hai vợ chồng có nhiều mục đích khác nhau. Một số muốn tập trồng lúa trên diện tích nhỏ, người khác lại mong muốn làm sao có thể vừa sống được ở nông thôn, vừa sống được ở thành thị.

Anh Jiro Fukai, người tổ chức chương trình cho biết: “Tuy nhiên, hầu hết những người tham dự đều chia sẻ họ có cảm giác thiếu một vài thứ quan trọng trong cuộc sống hiện tại”.

Đọc thêm

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Xem thêm