Tag
Những ước mơ ngoài cổng trường đại học

Bài 1: “Ra đời” không bằng đại học

Nhịp sống trẻ 25/08/2018 08:00
aa
TTTĐ - Mùa tựu trường đang đến rất gần. Hàng ngàn tân sinh viên nô nức nhập học với bao ước mơ, hoài bão, niềm hạnh phúc của tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, có không ít bạn trẻ gác lại giấc mơ đại học. Họ bước vào “trường đời” với những nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền…

Những ước mơ ngoài cổng trường đại học - Bài 1: “Ra đời” không bằng đại học

Không bước qua ngưỡng cửa đại học, nhiều bạn trẻ chọn cho mình một lối đi riêng để hướng đến thành công... Ảnh minh họa.

Không tấm bằng đại học trong tay, nhiều bạn trẻ chọn học nghề, vừa học vừa làm rồi bươn trải từ vị trí thấp. Họ vươn lên bằng nghị lực vượt khó cùng niềm tin về ngày mai tươi sáng…

Thích nghi với hoàn cảnh

Vừa thi xong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Nguyễn Thị Liễu (xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã vội vã thu xếp quần áo lên nhà người bà con ở trung tâm thành phố để đi làm.

Dáng người nhỏ bé, nước da ngăm đen, cô gái quê tỏ ra rất thạo việc. Liễu sắp xếp lại các thùng hàng theo chủng loại ra các ngăn riêng biệt, lau sạch bụi bẩn bám trên các vỏ hộp rồi thu gom rác dưới nền nhà. Xong xuôi hết những công việc ấy, cô gái lại bê các thùng hàng mới xếp lại vào kho.

Từng giọt mồ hôi lấm tấm lăn đều trên gò má, mướt mát trên đầu song cô gái trẻ không hề tỏ ra mệt mỏi. Liễu chia sẻ: “Những công việc ở cửa hàng này chẳng có đáng kể gì so với làm nông nghiệp ở quê. Trước đây, em thường thức dậy từ 5 – 6 giờ sáng giúp mẹ bơm nước tưới cho hoa màu ngoài bãi rồi mới về chuẩn bị đi học. Tan học về, em lại vội vàng thay quần áo ra đồng dọn cỏ, tưới cây, bón phân”.

Liễu là chị cả trong gia đình đông con, không mấy khá giả. Bố mẹ em đều làm nông nghiệp. Có lẽ cũng vì thấu hiểu gia cảnh nên trong khi bạn bè háo hức đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học, cô gái tỏ ra khá hờ hững. Mục tiêu của em chỉ là tấm bằng tốt nghiệp THPT để dễ dàng xin đi làm công nhân, học nghề. “Em rất thích ngành ngân hàng hoặc kế toán. Tuy nhiên, bố mẹ nuôi 4 chị em em ăn học đã khó khăn, vất vả lắm rồi. Nếu thêm em vào đại học nữa, bố mẹ kham không nổi. Vì vậy, dù rất thích nhưng em không đăng ký nguyện vọng vào trường nào mà chỉ thi tốt nghiệp THPT”- Liễu nói.

Không một lời kêu ca, oán thán, cô gái tỏ ra khá vui vẻ với công việc hiện tại. Bán hàng thuê, làm việc nhà cho một người bà con cùng quê, Liễu được nuôi ăn, ở và trả lương 3,5 triệu đồng/tháng. Những đồng tiền ấy vô cùng giá trị. Đó là tiền sách, vở, học phí cho 3 đứa em của Liễu ở quê được tiếp tục đến trường.

Ngày ngày nhìn bạn bè đồng trang lứa xúng xính đến các cửa hàng thời trang bên cạnh mua sắm quần áo chuẩn bị cho khoảng thời gian sinh viên sắp tới, Liễu không khỏi chạnh lòng. Tuy nhiên, không để nỗi tự ti, bi quan lấn chiếm quá lâu, cô gái vạch ra tương lai cho mình. Liễu tâm sự: “Em xác định làm ở đây một thời gian. Sau khi tích lũy được ít tiền vốn, em sẽ đi học nghề. Có thể em sẽ chọn nghề cắt tóc hoặc làm bánh để vừa học vừa đi làm kiếm tiền. Không học đại học nhưng ít ra em cũng phải có một cái nghề để ổn định cuộc sống sau này”.

Nỗ lực mọi lúc

Cũng giống Liễu, đại học, cao đẳng không phải là con đường mà Dương Thu Thảo (Gia Lâm, Hà Nội) lựa chọn. Thảo đang vừa học, vừa làm tại một xưởng may gia công trên địa bàn xã Phú Thị (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Dáng người cao ráo, nước da trắng, Thảo thao tác càng đường may nhanh thoăn thoắt dù mới chỉ bước sang tháng thứ hai học việc. Không phải trả chi phí học nghề, Thảo còn được chủ xưởng may trả tiền công nhờ thao tác nhanh các sản phẩm may của xưởng.

Mẹ mất sớm, bố đi bước nữa, Thảo ở cùng ông bà ngoại ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội). Cách đây mấy tháng, cũng giống như bao bạn bè trong lớp, Thảo cũng vô cùng băn khoăn trước quyết định học đại học hay đi làm. Có bạn chọn học Hành chính Quốc gia, bạn chọn Học viện Ngân hàng, bạn lại mơ làm kỹ sư, giảng viên, riêng Thảo thì không.

“Ông bà ngoại không muốn em vất vả nên động viên em đăng ký xét tuyển vào trường đại học để nhàn hạ những năm tháng tuổi trẻ. Tuy nhiên, em nghĩ chật vật học hành 4 năm rồi sau này ra trường liệu có sớm ổn định công việc hay không trong khi ông bà đang ngày càng già yếu đi. Được tiếp tục đi học để có thêm kỹ năng, trải nghiệm ai cũng muốn nhưng không phù hợp với hoàn cảnh của em”, Thảo chia sẻ.

Nghĩ vậy nên cô gái trẻ đã tham khảo từ các anh chị lớn tuổi hơn cùng quê về nhu cầu của thị trường lao động hiện tại. Từ đó, Thảo quyết định học nghề may ở xưởng may gần nhà. “Ở xưởng may có đến hơn chục bạn vừa tốt nghiệp cấp ba giống như em. Đa phần các bạn đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm nông nghiệp. Có một số thi đại học, cao đẳng nhưng không đỗ nên đi học nghề”, Thảo kể.

Thảo tính toán, nếu chăm chỉ học nghề, làm việc, có thể chỉ sau nửa năm, cô đã có thể thành thạo các thao tác may cơ bản. Từ ngành may cô cũng có thể kiếm được một khoản tiền dư dả cho chi tiêu, sinh hoạt của bản thân, chăm sóc ông bà và có thể dành dụm lo cho tương lai.

Thảo tâm sự: “Mỗi người có con đường riêng để bước vào đờim mục đích cuối cùng là kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Em chọn con đường “không có bằng đại học” nhưng tương lai có thể đi học thêm chứng chỉ, thêm nhiều kỹ năng khác. Việc đi học đại học cũng là một điều thú vị nhưng nếu không có điều kiện thì có thể tìm con đường khác”.

Biết rõ con đường “ra đời” không bằng đại học sẽ chẳng hề dễ dàng gì nên Thảo luôn xác định tâm lý cho bản thân: “Em nghĩ chẳng có gì là khó nếu mình kiên trì, chịu khó và cố gắng. Ban đầu đâu phải đã có sẵn đường đi, người ta đi mãi nên thành đường thôi. Em tin, nếu bản thân luôn cố gắng mọi lúc, mọi nơi, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua…”

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tình nguyện có thêm những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái

TTTĐ - Nhiều bạn trẻ Thủ đô đã tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, công tác xã hội. Hoạt động này mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, vừa giúp giới trẻ tích luỹ thêm kỹ năng, những điều đẹp đẽ, trái tim nhân ái.
Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu Camera 360 trẻ

Hub Challenge 2024: Bệ phóng khởi nghiệp công nghệ số toàn cầu

TTTĐ - Hub Challenge 2024, sân chơi hấp dẫn và đầy thử thách dành cho bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp sẽ chính thức mở cổng đăng ký vào ngày 22/7 tới. Đây là cũng là cơ hội để startups Việt tiếp cận với các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới.
Gần 800.000 lượt thí sinh tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gần 800.000 lượt thí sinh tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Vòng sơ khảo giai đoạn 2 cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) có 345.371 lượt thí sinh tham gia; trong đó, huyện Quốc Oai là đơn vị có số lượng thí sinh tham gia đông nhất với 80.488 lượt thí sinh.
Nhiều học sinh chủ động chọn "rẽ lối" sang trường nghề Nhịp sống trẻ

Nhiều học sinh chủ động chọn "rẽ lối" sang trường nghề

TTTĐ - Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025. Nhiều học sinh đã không đỗ lớp 10 trường công lập đã chủ động “rẽ lối” sang học nghề.
Phát huy nghề truyền thống, chàng trai Phú Xuyên thu về cả tỉ đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phát huy nghề truyền thống, chàng trai Phú Xuyên thu về cả tỉ đồng

TTTĐ - Quyết định khởi nghiệp với hướng đi riêng khiến Nguyễn Mạnh Hiếu (sinh năm 1991), chủ cơ sở sản xuất giày dép Huy Hoàng, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Yên (Phú Xuyên, Hà Nội) phải trải qua rất nhiều khó khăn, thậm chí đã có lúc chàng trai muốn trẻ muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên với tình yêu làng nghề, khát vọng đưa sản phẩm truyền thống vươn xa đã giúp Hiếu vượt qua, thu hái trái ngọt.
Cống hiến, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cống hiến, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

TTTĐ - Chiều 2/7, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Đoàn và phong trào Thanh niên khối Công nhân viên chức (CNVC) Thủ đô 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chị Tạ Thu Sa tái cử chức Chủ tịch Hội LHTN huyện Thanh Trì Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chị Tạ Thu Sa tái cử chức Chủ tịch Hội LHTN huyện Thanh Trì

TTTĐ - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện Thanh Trì, Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra trong hai ngày 2 – 3/7, với sự tham gia của 156 đại biểu.
Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội Nhịp sống trẻ

Nam sinh “trường làng” xuất sắc đỗ 3 trường chuyên của Hà Nội

TTTĐ - Em Nguyễn Tư Hoằng Quyền, học sinh lớp 9A4, trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm xuất sắc đỗ 3 trường chuyên lớn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

239 đội hình tình nguyện đến địa bàn khó khăn trong “Mùa hè xanh”

TTTĐ - 239 đội hình với sự tham gia của 12.389 tình nguyện viên từ các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô sẽ đến với những địa phương khó khăn trong Chiến dịch “Mùa hè xanh” 2024. Các đội hình sẽ phát huy tinh thần phong trào “Ba Sẵn sàng” và “Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước” để thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực.
Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi Đối thoại với Thanh niên

Thanh Oai: Lắng nghe nguyện vọng của thanh, thiếu nhi

TTTĐ - Chiều 2/7, trong khuân khổ Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thanh Oai, lãnh đạo huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức đối thoại với đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển tuổi trẻ trong thời gian tới.
Xem thêm