Tag

Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà

Người Hà Nội 06/06/2017 10:56
aa
TTTĐ.VN - Gia đình là nơi ta yêu thương và luôn luôn nhớ về nhưng nếu trong gia đình chỉ tồn tại tình yêu thương thôi thì chưa đủ. Để mỗi thành viên trong gia đình gắn kết, có trách nhiệm với nhau và để mỗi gia đình có những đặc trưng riêng thì cần phải có nề nếp, gia phong. Nếu tình yêu thương được ví như trái tim thì nề nếp, gia phong chính là bộ não của ngôi nhà đó.

Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 102: Những giá trị không bao giờ thay đổi


Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà
Nếu tình yêu thương được ví như trái tim thì nề nếp, gia phong chính là bộ não của ngôi nhà....

Gia phong được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Gia phong là một từ dùng chỉ chung cho văn hóa, cách nghĩ, cách ứng xử của gia đình, gia tộc. Theo đó, gia phong chỉ được giữ vững khi gia đình có gia giáo, tức là sự giáo dục trong mỗi gia đình. Nền tảng giáo dục, phương pháp giáo dục như thế nào tạo nên những con người như thế. Nói đến gia phong cũng cần phải kể đến gia lễ, tức là những nghi lễ, tập tục bao gồm cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử giữa những người trong gia đình được truyền nối, chọn lọc qua nhiều thế hệ, trở thành chuẩn mực cho con cháu các đời răm rắp làm theo. Trong khi đó, gia huấn chính là những lời hay lẽ phải được đời trước truyền cho đời sau. Gia pháp là quy định, pháp chế của riêng gia đình đó để thưởng, phạt nghiêm minh, bắt buộc mọi người trong gia đình phải noi theo… Trước đây, một số bộ sách tiêu biểu như Huấn tử ca, Huấn nữ ca, Cổ huấn tử ca (Khuyết danh, lưu tại Viện Hán Nôm), Gia huấn ca (Nguyễn Trãi), Bùi gia huấn hài (Bùi Dương Lịch), Thơ dạy làm dâu (Trương Vĩnh Ký)... đã được soạn ra với nhiều lời răn dạy từ các tác giả dân gian, các nhà nho học uyên thâm đã có giá trị to lớn trong di dưỡng tinh thần, bồi bổ gia phong của gia đình và xã hội.

Nói như thế, nhiều người sẽ nghĩ gia phong là “tàn tích” của chế độ phong kiến. Thực chất, gia phong là sản phẩm của xã hội phương Đông, của Nho giáo, coi trọng gia đình, gia tộc. Nó không phải là lễ giáo phong kiến, dù lễ giáo phong kiến có ít nhiều tác động đến gia phong. Nề nếp, gia phong là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, có tính tiếp nối, kế thừa và phát triển của mỗi gia đình. Nó phải được các thành viên trong gia đình đồng tình, ủng hộ và có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi thành viên trong gia đình. Chẳng hạn, xưa kia với những gia đình khoa bảng thì gia phong, truyền thống của gia đình là những thành viên nam giới đều phải học hành, đỗ đạt, ra làm quan giúp đời. Còn với những gia đình nông dân thì mang nhiều nét văn hóa dân gian, dân dã, đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc. Dù định chuẩn gia phong mỗi thời kỳ có những quy định cụ thể khác nhau nhưng cốt lõi của gia phong luôn nhắm tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử…

Chính vì những “luật lệ” như vậy mà một thời người ta xem nhẹ gia phong, coi nó như một giá trị của chế độ phong kiến cần dẹp bỏ. Thực tế chứng minh, gia phong là một nét văn hóa đạo đức đáng khuyến khích, vì có nó mới tạo nên một gia đình văn hóa để góp phần tạo nên một xã hội văn hóa. Trong công cuộc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch hôm nay không thể không khơi gợi, phát huy và giữ gìn nề nếp, gia phong cho những gia đình, dòng họ Hà Nội hiện đại. Hà Nội từng có những dòng họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng… ở làng Đông Ngạc (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) đời nào cũng có người đỗ đạt làm quan, tham gia vào chuyện quốc gia đại sự giúp dân, giúp nước. Dòng họ Nguyễn Đông Tác cũng là một trong những dòng họ định cư lâu đời nhất tại khu vực Thăng Long - Hà Nội liên tục từ thế kỉ 15 cho đến hiện nay. Đây cũng là dòng họ khoa bảng, đã sinh ra nhiều danh nhân cho Hà Nội và đất nước. Gia đình cố Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003) có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Gia đình của cố giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng có thể xem là dòng họ y đức, ghi danh vào lịch sử y học của Việt Nam và cả thế giới…

Đó là những tấm gương sáng chói cho mỗi gia đình, dòng họ của Hà Nội ngày nay noi gương, học tập nhưng trong khi không thể đạt tới tầm đẳng cấp như vậy thì mỗi gia đình nên có những nề nếp, gia phong riêng của mình để duy trì nét văn hóa của chính mình. Người Hà Nội ngày nay có thể duy trì nề nếp gia phong của mình từ những việc nhỏ nhất chứ không cần phải cầu kì, to tát. Nhà chị Quỳnh ở phố Lý Nam Đế luôn có một quy định “bất di bất dịch” đó là khi ăn cơm xong, ai là người bé nhất trong nhà thì phải rửa bát, kể cả khi bố chị là một đại tá về hưu cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, anh Phúc ở phố Hoàng Văn Thái lại có một quy định rằng hai vợ chồng dù có đi đâu, làm gì muộn đến mấy cũng phải về ngủ với các con, để con có thể cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ.

Nhiều người cho rằng những quy củ, phép tắc là cổ hủ, nhất là ở thành phố lớn, nhiều bận rộn, cuộc sống công nghiệp, hiện đại như Hà Nội thì khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bất cứ ai bước vào một gia đình như thế đều cảm nhận được sự tôn kính, hiếu thuận của con trẻ với người già. Ở trong gia đình hiền hòa nhu thuận thì ắt hẳn những người đó ra xã hội cũng sẽ biết nhường nhịn, làm điều thiện, là người có văn hóa. Đó chính là lí do nề nếp gia phong cần phải được giữ gìn cho dù cuộc sống con người có bộn bề đến đâu.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên" Điện ảnh - Âm nhạc

Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên"

TTTĐ - Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), từ ngày 2/5 đến hết m 7/5, tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã, UBND phường Trúc Bạch tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hào hùng Điện Biên”.
Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Từ ngày 3 - 5/5 Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ chiếu miễn phí 6 bộ phim tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những tác phẩm được thực hiện trong những năm tháng của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp cho đến nay.
NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan Văn hóa

NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan

TTTĐ - Đến với Tuần lễ thời trang trẻ em Bangkok (Thái Lan) - BangKok Kid International Fashion Week (BKIFW) 2024, Nhà thiết kế (NTK) Châu Loan đã mang theo bộ sưu tập (BST) áo dài "Niên hoa" gồm 20 mẫu thiết kế nghệ thuật đính kết vẽ tay tỉ mỉ.
Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử Điện ảnh - Âm nhạc

Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử

TTTĐ - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam cho ra đời 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên". Những tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên bởi chất liệu giàu ý nghĩa nhân văn của lịch sử và khơi gợi lòng tự hào, biết ơn sâu sắc với những mầm non của đất nước.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ Giải trí

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ

TTTĐ - Tối 28/4 (giờ Ai Cập), chung kết Hoa hậu Môi trường Thế giới - Miss Eco International 2024 diễn ra tại Ai Cập thu hút sự quan tâm của người hâm mộ nhan sắc. Trong vai trò Hoa hậu đương nhiệm, đồng thời cũng là ban giám khảo của cuộc thi, Nguyễn Thanh Hà đã có mặt từ trước để đồng hành, đánh giá thí sinh để tìm ra cô gái xứng đáng cho chiếc vương miện.
Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản Giải trí

Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản

TTTĐ - Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” là sự kiện chính nằm trong Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2024. Đây là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phòng Hải Phòng.
Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử Văn học

Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Bella Vũ khoe tài đàn hát trong buổi hoà nhạc riêng Giải trí

Bella Vũ khoe tài đàn hát trong buổi hoà nhạc riêng

TTTĐ - Ngày 27/4, Bella Vũ đã trình diễn đêm nhạc đặc biệt “Bella Vu - Steinway Piano Recital” tại TP Hồ Chí Minh.
Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú Văn học

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú

TTTĐ - Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc cùng tên của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904 - 1931).
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP Văn hóa

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP

TTTĐ - Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.
Xem thêm