Tag

Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà

Người Hà Nội 06/06/2017 10:56
aa
TTTĐ.VN - Gia đình là nơi ta yêu thương và luôn luôn nhớ về nhưng nếu trong gia đình chỉ tồn tại tình yêu thương thôi thì chưa đủ. Để mỗi thành viên trong gia đình gắn kết, có trách nhiệm với nhau và để mỗi gia đình có những đặc trưng riêng thì cần phải có nề nếp, gia phong. Nếu tình yêu thương được ví như trái tim thì nề nếp, gia phong chính là bộ não của ngôi nhà đó.

Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 102: Những giá trị không bao giờ thay đổi


Bài 103: Giữ gìn nề nếp gia phong trong mỗi ngôi nhà
Nếu tình yêu thương được ví như trái tim thì nề nếp, gia phong chính là bộ não của ngôi nhà....

Gia phong được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Gia phong là một từ dùng chỉ chung cho văn hóa, cách nghĩ, cách ứng xử của gia đình, gia tộc. Theo đó, gia phong chỉ được giữ vững khi gia đình có gia giáo, tức là sự giáo dục trong mỗi gia đình. Nền tảng giáo dục, phương pháp giáo dục như thế nào tạo nên những con người như thế. Nói đến gia phong cũng cần phải kể đến gia lễ, tức là những nghi lễ, tập tục bao gồm cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử giữa những người trong gia đình được truyền nối, chọn lọc qua nhiều thế hệ, trở thành chuẩn mực cho con cháu các đời răm rắp làm theo. Trong khi đó, gia huấn chính là những lời hay lẽ phải được đời trước truyền cho đời sau. Gia pháp là quy định, pháp chế của riêng gia đình đó để thưởng, phạt nghiêm minh, bắt buộc mọi người trong gia đình phải noi theo… Trước đây, một số bộ sách tiêu biểu như Huấn tử ca, Huấn nữ ca, Cổ huấn tử ca (Khuyết danh, lưu tại Viện Hán Nôm), Gia huấn ca (Nguyễn Trãi), Bùi gia huấn hài (Bùi Dương Lịch), Thơ dạy làm dâu (Trương Vĩnh Ký)... đã được soạn ra với nhiều lời răn dạy từ các tác giả dân gian, các nhà nho học uyên thâm đã có giá trị to lớn trong di dưỡng tinh thần, bồi bổ gia phong của gia đình và xã hội.

Nói như thế, nhiều người sẽ nghĩ gia phong là “tàn tích” của chế độ phong kiến. Thực chất, gia phong là sản phẩm của xã hội phương Đông, của Nho giáo, coi trọng gia đình, gia tộc. Nó không phải là lễ giáo phong kiến, dù lễ giáo phong kiến có ít nhiều tác động đến gia phong. Nề nếp, gia phong là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, có tính tiếp nối, kế thừa và phát triển của mỗi gia đình. Nó phải được các thành viên trong gia đình đồng tình, ủng hộ và có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi thành viên trong gia đình. Chẳng hạn, xưa kia với những gia đình khoa bảng thì gia phong, truyền thống của gia đình là những thành viên nam giới đều phải học hành, đỗ đạt, ra làm quan giúp đời. Còn với những gia đình nông dân thì mang nhiều nét văn hóa dân gian, dân dã, đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc. Dù định chuẩn gia phong mỗi thời kỳ có những quy định cụ thể khác nhau nhưng cốt lõi của gia phong luôn nhắm tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử…

Chính vì những “luật lệ” như vậy mà một thời người ta xem nhẹ gia phong, coi nó như một giá trị của chế độ phong kiến cần dẹp bỏ. Thực tế chứng minh, gia phong là một nét văn hóa đạo đức đáng khuyến khích, vì có nó mới tạo nên một gia đình văn hóa để góp phần tạo nên một xã hội văn hóa. Trong công cuộc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch hôm nay không thể không khơi gợi, phát huy và giữ gìn nề nếp, gia phong cho những gia đình, dòng họ Hà Nội hiện đại. Hà Nội từng có những dòng họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng… ở làng Đông Ngạc (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) đời nào cũng có người đỗ đạt làm quan, tham gia vào chuyện quốc gia đại sự giúp dân, giúp nước. Dòng họ Nguyễn Đông Tác cũng là một trong những dòng họ định cư lâu đời nhất tại khu vực Thăng Long - Hà Nội liên tục từ thế kỉ 15 cho đến hiện nay. Đây cũng là dòng họ khoa bảng, đã sinh ra nhiều danh nhân cho Hà Nội và đất nước. Gia đình cố Giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân (1906-2003) có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Gia đình của cố giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng có thể xem là dòng họ y đức, ghi danh vào lịch sử y học của Việt Nam và cả thế giới…

Đó là những tấm gương sáng chói cho mỗi gia đình, dòng họ của Hà Nội ngày nay noi gương, học tập nhưng trong khi không thể đạt tới tầm đẳng cấp như vậy thì mỗi gia đình nên có những nề nếp, gia phong riêng của mình để duy trì nét văn hóa của chính mình. Người Hà Nội ngày nay có thể duy trì nề nếp gia phong của mình từ những việc nhỏ nhất chứ không cần phải cầu kì, to tát. Nhà chị Quỳnh ở phố Lý Nam Đế luôn có một quy định “bất di bất dịch” đó là khi ăn cơm xong, ai là người bé nhất trong nhà thì phải rửa bát, kể cả khi bố chị là một đại tá về hưu cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, anh Phúc ở phố Hoàng Văn Thái lại có một quy định rằng hai vợ chồng dù có đi đâu, làm gì muộn đến mấy cũng phải về ngủ với các con, để con có thể cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ.

Nhiều người cho rằng những quy củ, phép tắc là cổ hủ, nhất là ở thành phố lớn, nhiều bận rộn, cuộc sống công nghiệp, hiện đại như Hà Nội thì khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bất cứ ai bước vào một gia đình như thế đều cảm nhận được sự tôn kính, hiếu thuận của con trẻ với người già. Ở trong gia đình hiền hòa nhu thuận thì ắt hẳn những người đó ra xã hội cũng sẽ biết nhường nhịn, làm điều thiện, là người có văn hóa. Đó chính là lí do nề nếp gia phong cần phải được giữ gìn cho dù cuộc sống con người có bộn bề đến đâu.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình Văn học

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

TTTĐ - "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha lần đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử Văn hóa

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

TTTĐ - Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ

TTTĐ - Khi mùa nắng lên cũng là lúc tủ đồ công sở cần được “làm mới” bằng những tông màu dịu nhẹ, mang đến cảm giác thư thái và tinh tế. Từ xanh bơ dịu dàng, xanh biển mát lành, tím pastel thơ mộng đến sắc hồng ngọt ngào hay kem nhã nhặn - bảng màu thanh lịch này không chỉ làm dịu tâm hồn mà còn giúp quý cô công sở thêm phần nổi bật, tự tin mỗi ngày.
Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4 Văn học

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

TTTĐ - Với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 vừa chính thức khai mạc tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc Văn hóa

"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc

TTTĐ - Tối 22/4, chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng ngày đất nước thống nhất mang tên “Hẹn ước Bắc - Nam” đã diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Xem thêm