Tag

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên

Người Hà Nội 10/10/2017 10:45
aa
TTTĐ.VN - Đình đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Bốn ngôi đền thiêng thờ bốn vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để che chở, bảo vệ cho cho kinh thành luôn được bình yên. Tứ trấn gắn liền với việc ra đời kinh đô Thăng Long thời nhà Lý từ những năm 1010 chẳng những là các di tích lịch sử có cảnh quan, kiến trúc đẹp, cổ kính mà còn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt với người dân Hà Nội. Bốn vị võ tướng trấn giữ vòng ngoài đảm bảo an toàn cho kinh thành trải qua nhiều thời kì còn được tôn là “Thượng đẳng phúc thần”.

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 150: Sở VH&TT Hà Nội đi đầu trong việc triển khai quy tắc ứng xử


Sử sách ghi lại đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn (nên còn gọi là Đền Cao Sơn) nằm ở làng Đồng Lầm. Thời xa xưa Đồng Lầm là vùng có tên đẹp Kim Hoa, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị vì kiêng tên húy của bà mẹ Vua tên là Hồ Thị Hoa, nên đổi là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên. Quá trình lịch sử, Đền được dùng làm trung tâm hoạt động những việc lớn của làng, vì vậy đã mang chức năng của một ngôi đình và gọi theo tên làng nên có tên là Đình Kim Liên như hiện nay.

Thần Cao Sơn có sự tích nằm trong hệ thống huyền thoại thời dựng nước và giữ nước đầu tiên được thờ ở rất nhiều nơi, trong địa bàn tụ cư của người Việt cổ. Truyền thuyết về Cao Sơn đại vương rất phong phú và ngày càng được lịch sử hóa. Thần Cao Sơn là con Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi. Đến thời Lê thần Cao Sơn đã được lịch sử hóa có tên là Nguyễn Hiền, cùng với em ruột là Nguyễn Sùng (tức là thần Quí Minh), đều là con người chú ruột của Sơn Tinh Nguyễn Tuấn.

Bài 152: Vẫn có hiện tượng cư xử chưa chuẩn mực ở Đình Kim Liên
Đình, đền Kim Liên- trấn Nam kinh thành Thăng Long xưa

Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá đồ sộ cao 2,43m, rộng 1,57m, dày 0,22m có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh". Văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn như sau: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt, cầm cờ tiết mao, vác bùa hoàng kim. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Vua rất lấy làm lạ nên vua quan cùng khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công vì thế vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau khi lên ngôi, vua nghĩ đến ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn, năm 1509 vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Đến Đình, đền Kim Liên, du khách bước qua các bậc thang từ chân lên đỉnh một gò cao, như được lạc vào huyền sử. Từng cây cao bóng cả tỏa rễ lá rùm ròa với rêu phong cổ kính thâm nghiêm khiến ta như cảm nhận rõ nét hơn về sự uy nghi, ý nghĩa to lớn của trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa. Người trông giữ đền cho biết vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thì rất đông khách đến lễ bái. Hôm chúng tôi đến là vào ngày thường, chỉ rải rác một vài người đến thắp hương, lặng lẽ và vội vã. Đáng chú ý nhất là một đôi trai gái, trong lúc ngồi chờ hạ lễ, chàng trai dựa đầu vào vai cô gái ngay trong khuôn viên đình, nơi để mọi người sắp lễ trước khi vào đền. Mặc dù không khí của đền rất tôn nghiêm nhưng có lẽ sự vắng vẻ, yên tĩnh và tranh thủ lúc những người trông coi đền không để ý nên đôi nam nữ này mặc nhiên bày tỏ tình cảm với nhau. Chẳng lẽ thiếu chỗ để thể hiện, biểu lộ chuyện yêu đương nên ngay cả chốn tôn nghiêm họ cũng không cần phải ý tứ?

Người trông giữ đền cho biết thi thoảng vẫn có hiện tượng người vào lễ đền mặc váy ngắn. Không thể cấm được vì họ tranh thủ lúc đi làm về rồi vào lễ. “Đúng ra là phải có “trang phục dự phòng” như một số địa điểm tâm linh khác đã làm nhưng ở đây chúng tôi chưa làm được”, người trông coi đền nói.

Điều đó cho thấy ý thức của những người đi lễ đền chùa, đặc biệt là những người trẻ chưa thật cao, họ chưa thực sự hiểu việc mình đang làm và thiếu nghiêm túc nơi công cộng, đặc biệt những nơi cần nghiêm cẩn, tôn nghiêm. Điều đó càng cho thấy việc phổ biến quy tắc ứng xử nơi công cộng là rất thiết thực và cần kíp để tránh tồn tại những hình ảnh, hành động không được đẹp mắt trong thành phố.


(
còn nữa)


Ngọc Hân

Tin liên quan

Đọc thêm

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới Văn hóa

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

TTTĐ - Tinh hoa Việt là một ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết ra đời tháng 7/2010, được hình thành trên cơ sở tờ Đại đoàn kết nguyệt san (xuất hiện từ năm 1990). Trong chặng đường suốt 15 năm qua, Tinh hoa Việt đã trở thành một ấn phẩm có uy tín, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý.
“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ Nghệ thuật

“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ

TTTĐ - Hai họa sĩ Trần Lưu Mỹ và Trần Hải Minh sẽ cùng đứng chung trong triển lãm tranh trừu tượng “Động và tĩnh” khai mạc vào ngày 3/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai” Văn hóa

Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai”

TTTĐ - Trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” khai mạc vào ngày 29/6 và kéo dài đến ngày 6/7 tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội). Trưng bày được mở cửa miễn phí nhằm giới thiệu tới cộng đồng 268 ý tưởng sáng tác được gửi đến chương trình thông qua những tác phẩm sắp đặt sáng tạo và truyền cảm hứng.
Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới Nghệ thuật

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

TTTĐ - Tối 29/6, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “80 năm sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai mới.
Nâng tầm di sản, tri ân danh nhân kiệt xuất Văn hóa

Nâng tầm di sản, tri ân danh nhân kiệt xuất

TTTĐ - Ngày 29/6, tại xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã diễn ra lễ khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo Nhà thờ Ngô Thì Nhậm.
Xem thêm