Bài 2: Có một bộ phận giới trẻ mang tên “lười”
Muôn chuyện nghề “đi ăn thử” của giới trẻ Cơ hội để tuổi trẻ ngành Y thể hiện tài năng Mừng Đoàn 90 năm tuổi với cuộc thi nhảy “Sức trẻ Hà Nội” |
Lười làm việc nhà
Nguyễn Phương Thảo cùng bạn đang thuê một căn phòng tại quận Hoàn Kiếm. Mọi việc trong nhà hầu như cô gái trẻ không động tay vào, kể cả dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm nước. Thậm chí đến cái máy giặt có sẵn, chỉ việc cắm điện là sử dụng nhưng cứ để đó không ai buồn sử dụng, quần áo thay ra, cả hai mang luôn ra tiệm giặt gần nhà…
![]() |
Nhiều bạn trẻ lười dọn dẹp không gian sống (Ảnh minh họa) |
Đến khi hàng xóm kêu ca, rác vứt đầy hàng lang mà không ai dọn dẹp hay mang đi đổ, khi ấy cả hai mới đùn đẩy nhau, cực chẳng đã, bạn cùng phòng đành phải mang đi đổ.
Trần Thanh Hiền hiện đang thuê phòng trọ ở quận Long Biên. Căn phòng trọ của cô lúc nào cũng rất bừa bộn. Sau mỗi bữa ăn, cơm thừa và bát bẩn thường không được Hiền dọn dẹp ngay. Không ít lần để đỡ phải rửa, Hiền tiện tay vứt luôn bát đũa vào sọt rác.
![]() |
Có một bộ phận người trẻ rất lười dọn dẹp nhà cửa, không gian sống của riêng mình |
Đã bao lần Hiền tự nhủ ngày mai sẽ dọn dẹp phòng nhưng hôm sau cô lại lạnh lùng quay ngoắt đi ăn ngoài và tặc lưỡi, để Chủ nhật nghỉ rồi làm.
Hiền diện toàn đồ hàng hiệu. Với mức lương gần 20 triệu/1 tháng, cô gái trẻ đã đầu tư cho mình về hình thức tương đối nổi trội so với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên khi về đến nơi ở lại cực kỳ bừa bộn, bẩn thỉu, nhếch nhác, trái ngược với vẻ bề ngoài chỉn chu của mình.
![]() |
(Ảnh minh hoạ) |
Cha mẹ chiều thái quá
Thực tế cho thấy, giới trẻ hiện nay có nhiều ưu điểm song vấn đề về tề gia nội trợ còn nhiều điều đáng bàn.
Nêu quan điểm của mình, bạn Nguyễn Thanh Xuân, sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Nhà là nơi để ở, mỗi khi mệt mỏi chúng ta đều muốn về nghỉ ngơi. Bếp là nơi giữ lửa hạnh phúc gia đình, nếu ngay cả bạn còn coi thường những nơi yên ấm của bản thân thì làm sao sau này giữ nổi gia đình hạnh phúc? Đàn bà là phong thủy của gia đình, nếu trong nhà không sạch mát, bếp núc không ấm lửa thì không người đàn ông nào muốn dừng chân”.
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ xã hội học, TS Mai Tuyết Lan, chuyên gia xã hội học cho rằng: “Người trẻ ngày nay đang tự kìm hãm sự trưởng thành của chính mình, tự biến mình thành những kẻ lười lao động, ỷ lại vào gia đình. Tâm lý này là do các bạn được bố mẹ nuông chiều, cung phụng từ nhỏ”.
![]() |
Nhiều bạn trẻ ra ngoài thì bóng bẩy nhưng về đến nơi ở thì bừa bộn, bẩn thỉu |
Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS Đỗ Thúy Hằng, chuyên gia xã hội học, văn hóa, giáo dục cho biết: “Chính sự đãi ngộ đặc biệt, cam chịu làm “nô lệ” cho con cái từ việc nhỏ đến việc lớn của nhiều bậc cha mẹ đã khiến trẻ “bội thực” tình thương. Từ đó, con trẻ mang tâm lý ỷ lại và không có sức đề kháng khi ra ngoài xã hội.
Các bậc cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ dọn dẹp không gian sống ngay từ khi còn nhỏ để các con có trách nhiệm với bản thân và công việc. Cha mẹ cũng nên để con trẻ chủ động quyết định, lựa chọn cuộc sống của chính mình dưới sự phân tích, chia sẻ, định hướng. Sau mỗi quyết định, các con sẽ học được những bài học gắn liền với cuộc sống của mình, từ đó hình thành lối sống có trách nhiệm, tính tự lập”.
(Còn nữa)
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thức thâu đêm: Chiến lược ôn thi sai lầm của học sinh cuối cấp

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

Nơi gặp gỡ giữa nhà đầu tư mạo hiểm và startup

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

"Lăn xả" vào thực tế, sinh viên trưởng thành từ những trải nghiệm

Ra mắt MV “Hoa thơm dâng Bác” mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên
