Tag
Cà Mau nỗ lực ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, biển

Bài 3: Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công trình khoa học

Kinh tế 13/03/2020 16:30
aa
TTTĐ - Sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang còn diễn biến phức tạp do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Nguy cơ sạt lở trong tương lai chắc chắn còn nhiều tiềm tàng, không thể lường trước. Do vậy, trong thời gian tới, Cà Mau nói riêng và các địa phương có đường bờ biển nói chung cần khẩn trương nghiên cứu giải pháp để ngăn chặn và khắc phục tình trạng sụt lún, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài 3: Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công trình khoa học

Tiến sĩ Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cùng đoàn công tác kiểm tra công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại tỉnh Cà Mau

Bài liên quan

Hà Nội nghiên cứu mở các tuyến xe khách chạy đêm để giảm ùn tắc

Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cấp bách đầu tư các dự án kè phòng chống sạt lở tại huyện Cần Giờ

Cà Mau: Xin hơn 947 tỷ xử lý khẩn cấp 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm

TP Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều công trình, dự án ứng phó thiết thực, hiệu quả

Đi tìm nguyên nhân...

Nhiều năm qua, tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu làm cho tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp. Ngày qua ngày, diện tích rừng phòng hộ bờ biển Đông bị sóng biển “lấn chiếm”. Còn tại vùng ven biển Tây, nguy cơ vỡ đê biển đang dần hiện hữu.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở của địa phương diễn ra trên khoảng 105km. Từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã mất gần 9.000ha đất rừng phòng hộ. Hiện nay, tình hình sạt lở nguy hiểm vẫn đang diễn ra ở bờ biển Đông với chiều dài 48km. Có 8 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, với tổng chiều dài gần 27km cần xử lý khẩn cấp.

Tình trạng sạt lở đang uy hiếp đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân. Đặc biệt, gần đây nhất vào tháng 2/2020 vừa qua, đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau đã bị sụt lún nghiêm trọng với tổng chiều dài hai đợt là 190m, sâu 1,8 - 2m. Một số khu vực đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sụt lún.

Đánh giá sơ bộ của một số nhà khoa học và cơ quan quản lý ở địa phương cho thấy, ngoài những nguyên nhân về địa chất nền đê, địa hình trong khu vực còn có nguyên nhân do mực nước trong đồng cạn kiệt bởi tác động của hạn hán. Do vậy, nếu hạn, mặn kéo dài, nhất là vùng trong đồng được ngọt hoá (không cho nước mặn tràn vào) thì tình trạng sụt lún hệ thống đê điều còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định công trình đê điều.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã và đang diễn biến phức tạp do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã và đang diễn biến phức tạp do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tiến sĩ Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhận định: Nguyên nhân khách quan, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cụ thể là trong vòng 20 năm gần đây mực nước biển tại đảo Thổ Chu tăng trung bình 1 - 2mm/năm. Nước biển dâng sẽ tạo sóng biển cao hơn tác động vào bờ gây sạt lở bờ biển. Ngoài ra, do địa chất vùng Đồng bằng sông Cửu Long mềm yếu, khả năng chịu xói trôi hạn chế nên dễ bị sạt lở do tác động của sóng, dòng chảy ven bờ.

Còn về chủ quan, do phát triển thủy điện ở thượng nguồn nên lượng bùn cát đổ về Đồng bằng sông Cửu Long suy giảm nghiêm trọng. Dự báo với tốc độ phát triển này đến cuối năm 2020, 2040 lượng bùn cát về Đồng bằng sông Cửu Long giảm lần lượt là 67% và 97% so với giai đoạn trước năm 2007. Đây là nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch vùng ven biển như công trình chỉnh trị ở cửa sông phục vụ giao thông thủy, các khu du lịch, cơ sở hạ tầng khác ở sát bờ biển đã thay đổi chế độ dòng chảy và trao đổi bùn cát ven biển gây sạt lở bờ biển trong khu vực.

Ngoài ra, một trong số những nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau là do tình trạng khai thác cát trái phép ở lòng sông làm gia tăng nguy cơ mất cân bằng bùn cát. Đồng thời, các hoạt động sinh kế của người dân như cào ngao, chặt phá rừng ngập mặn đã làm suy giảm khả năng ổn định và phát triển của cây ngập mặn, qua đó tăng tác động của sóng biển.

Khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp

Theo tiến sĩ Trần Quang Hoài, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang còn diễn biến phức tạp do các nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan. Nguy cơ sạt lở trong tương lai chắc chắn còn nhiều tiềm tàng, không thể lường trước, gây tác động trực tiếp đến ổn định dân sinh vùng ven sông, ven biển.

Không dừng lại ở đó, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến công trình phòng chống thiên tai nhất là công trình đê biển, qua đó ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân vùng ven biển; Làm suy giảm rừng ngập mặn gây tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản do rừng ngập mặn mang lại.

Bàn về những giải pháp ngăn chặn và khắc phục trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại các địa phương có đường bờ biển, ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh: Trước mắt, Tổng Cục Phòng chống thiên tai sẽ tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, cắm biển cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ xảy ra để mọi tổ chức, cá nhân biết, phòng tránh.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ bờ sông, bờ biển và khai thác cát sỏi lòng sông, ven biển; Chủ động di dời công trình, những hộ dân đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn. Đặc biệt, các địa phương cần xử lý kịp thời những khu vực sạt lở, đảm bảo ổn định bờ sông, hạn chế sạt lở phát triển thêm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đi kiểm tra công trình ứng phó sạt lở tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đi kiểm tra công trình ứng phó sạt lở tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Về phương án lâu dài, Tổng Cục Phòng chống thiên tai đã báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở thực hiện các giải pháp lâu dài, bao gồm 7 giải pháp.

Cụ thể, Nhà nước hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để tạo hành lang pháp lý tăng cường quản lý, huy động nguồn lực... phòng chống sạt lở; Điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch làm cơ sở thực hiện các giải pháp căn cơ, tổng thể trong phòng chống sạt lở.

Các địa phương quản lý bảo vệ bờ, lòng sông, bờ biển để hạn chế các tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở, đồng thời di dời dân vùng ven sông, ven biển đến nới an toàn; Xây dựng cơ sở dữ liệu phòng chống sạt lở làm cơ sở chỉ đạo, chỉ huy phòng chống sạt lở.

Các địa phương xây dựng công trình, dự án liên quan để nâng cao năng lực phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, trong đó có nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng, ứng dụng các giải pháp công nghệ để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; Cuối cùng là hợp tác quốc tế để tăng cường quản lý nguồn nước và hạn chế tác động làm mất cân bằng bùn cát do phát triển hạ tầng, nhất là các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công.

“Nếu kịp thời triển khai có hiệu quả đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong thời gian không xa Việt Nam có thể kiểm soát và ngăn chặn được tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại các địa phương có đường ven biển, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội”, tiến sĩ Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh.

Đọc thêm

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ Doanh nghiệp

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Mondelez Kinh Đô phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam) tiếp tục gửi tặng hơn 2.300 thùng bánh kẹo, tương đương 66.400 hộp sản phẩm để cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bão lũ, tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm Doanh nghiệp

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

TTTĐ - Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 7/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai Doanh nghiệp

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai

TTTĐ - Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

TTTĐ - MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình Chào MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi Doanh nghiệp

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập Doanh nghiệp

Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập

TTTĐ - Ngôn ngữ nghệ thuật Generative Art với hơn 13 triệu tia sáng đại diện cho những khách hàng luôn đồng hành cùng Techcombank đã làm người xem mãn nhãn tại các Hội sở Techcombank Quang Trung, Lê Duẩn và Trần Duy Hưng. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tưng bừng kỉ niệm 31 năm thành lập Techcombank “không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội”.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm