Tag
Bất động sản “vượt sóng” Covid-19

Bài 4: Cần giải pháp tài chính thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp

Thị trường 18/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Bốn đợt dịch Covid-19 liên tiếp hoành hành khiến phần lớn các doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) phía Nam chịu tổn thương nặng nề và dần kiệt sức. Bài toán khiến nhiều doanh nghiệp BĐS đau đầu nhất hiện nay đó là dòng tiền.
Bài 3: Còn nhiều "rào cản" sự phát triển BĐS Bài 2: Thị trường được “gạn đục khơi trong” Bất động sản “vượt sóng” Covid-19

Trong khi nguồn thu vào gần như bằng không thì chi phí hoạt động, tiền lương, hợp đồng thi công và đặc biệt lãi vay ngân hàng vẫn phải đảm bảo, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “thiếu oxy”, đứng trước nguy cơ nợ xấu và có thể phá sản... Do đó, các doanh nghiệp BĐS rất mong muốn Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại có cơ chế, giải pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sau đợt sóng Covid-19.

1.	Các doanh nghiệp BĐS phía Nam mong muốn Chính phủ có giải pháp tài chính cụ thể để vượt dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)
Các doanh nghiệp BĐS phía Nam mong muốn Chính phủ có giải pháp tài chính cụ thể để giúp "vượt dịch" Covid-19 (Một sàn giao dịch BĐS tạm đóng cửa trong lúc thực hiện giãn cách xã hội - Ảnh: Quốc Hương)

Dòng tiền cạn kiệt

Trong suốt gần 4 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường BĐS phía Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tại các tỉnh thành có dịch bùng phát mạnh mẽ như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nhiều dự án BĐS trong kế hoạch của doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng xây dựng, ngưng hoạt động mở bán, tư vấn khách hàng... Điều này dẫn tới doanh nghiệp không có doanh thu từ các giao dịch mua bán. Thêm vào đó, dù không có doanh thu thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho nhân viên, thanh toán tiền điện, nước, hợp đồng thi công, chi phí đảm bảo vận hành các khu đô thị đã có người dân vào ở… đặc biệt là chi trả lãi suất, vốn vay đối với các doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Theo kết quả khảo sát trên 500 sàn giao dịch BĐS của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, sức ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các sàn giao dịch BĐS là vô cùng lớn. Theo đó, có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản; 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ từ chính sách vĩ mô, cộng đồng; 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao. Nếu phải duy trì thêm một, hai tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ phá sản của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao.

“Hiện tại đã có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Không có doanh thu, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự; Đã có tới 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc cho tạm nghỉ việc không lương. Hiện, 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động; Có tới 89% sàn giao dịch không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các ngân hàng cũng là rất hạn chế”, theo thống kê của VARS.

2.	Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì không có doanh thu do dịch Covid-19
Doanh nghiệp BĐS đứng trước nguy cơ phá sản vì không có doanh thu do dịch Covid-19

Đại diện một doanh nghiệp có tiếng tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Lương nhân viên, tiền điện, nước hay hợp đồng xây dựng có thể bất đắc dĩ trì hoãn được nhưng lãi vay ngân hàng đến hạn thì dù khó khăn mấy vẫn phải trả, vì trả quá hạn sẽ rơi vào tình trạng nợ xấu. Khi đã bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn thì doanh nghiệp sẽ lâm vào bế tắc vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới để vượt qua khó khăn. Do vậy, điều doanh nghiệp cần nhất hiện nay là được ngân hàng có giải pháp tạm thời khoanh nợ, giãn nợ và hạ lãi suất trong ngắn hạn đối với các gói đang vay, nhất là đối với các chủ đầu tư đang đầu tư và phát triển dự án”.

Ông Trần Đức Vinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn BĐS Trần Anh Group cho biết, từ đầu năm tới nay, ông đã 4 lần viết thư tới ngân hàng nhờ hỗ trợ giảm lãi suất vay cũng như gia hạn các khoản vay. Tuy nhiên, vẫn chưa được ngân hàng hỗ trợ. Mỗi tháng, ông phải chi trả ít nhất 4 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng, cộng thêm tiền lương cho 500 nhân viên, tiền thuê mặt bằng, thuế… trong khi dự án trong tay có rất nhiều nhưng lại không thể bán.

“Nếu kéo dài thêm thời gian nữa, tôi tin rằng doanh nghiệp tôi sẽ đứng trước bờ vực… và đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều doanh nghiệp địa ốc hiện nay”, ông Vinh bày tỏ.

Cần có giải pháp cấp bách

Theo đại diện một số doanh nghiệp cho biết, để các doanh nghiệp có thể khôi phục, Chính phủ cần có cơ chế kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong quá trình phục hồi. Các vướng mắc pháp lý cũng cần được cơ quan chức năng tháo gỡ một cách nhanh chóng; Hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn mức lãi suất thấp và ngân hàng có giải pháp giãn nợ cho các doanh nghiệp…

Theo Tập đoàn Thắng Lợi, với việc kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ như hiện nay, các hoạt động sẽ sớm được khôi phục để doanh nghiệp có thể nhanh chóng tăng gia sản xuất, hồi phục kinh tế trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, trước mắt doanh nghiệp rất mong các ban ngành có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp “vượt cạn” trong giai đoạn này, như gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, đẩy nhanh phê duyệt dự án tại địa phương, tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị…

Thông tin rao bán BĐS thanh lý trên đường phố TP Hồ Chí Minh
Thông tin rao bán BĐS thanh lý trên đường phố TP Hồ Chí Minh

Trước việc các doanh nghiệp BĐS đang chịu áp lực nặng nề về tài chính, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp BĐS, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (do Thông tư 03/2021/NHNN chỉ quy định kéo dài đến ngày 31/12/2021).

“Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, Hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên”, HoREA kiến nghị.

Cũng theo HoREA, những giải pháp này sẽ phần nào hỗ trợ “oxy dòng tiền”, giúp các doanh nghiệp BĐS không bị “ngẹt thở”.

Còn Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cũng kiến nghị nghị Bộ Xây dựng và các ban ngành liên quan quan tâm xem xét, trình Chính phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ BĐS, nhà môi giới BĐS gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, VARS kiến nghị bổ sung nhóm ngành BĐS, trong đó có ngành dịch vụ môi giới BĐS cần được xác định là nhóm ngành được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước; Được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, các khoản BHXH, các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước để doanh nghiệp có nguồn tiền hỗ trợ lao động; Đồng thời, có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực chi phí và chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19…

(Còn nữa)

Đọc thêm

Nhà đầu tư háo hức tìm cơ hội sở hữu nhà phố đẳng cấp của Sun Group tại Hà Nam Thị trường

Nhà đầu tư háo hức tìm cơ hội sở hữu nhà phố đẳng cấp của Sun Group tại Hà Nam

TTTĐ - “Cơn địa chấn” Sun Urban City Hà Nam tiếp tục “công phá” thị trường bất động sản miền Bắc khi Sun Group ra mắt phân khu thấp tầng với thiết kế ưu việt chưa từng có: Mỗi căn được “may đo” dáng hình kiến trúc riêng, căn nào cũng có tầng hầm cao xấp xỉ 4m.
Nghịch lý dân thiếu nhà nhưng dự án lại bỏ hoang gây lãng phí Quy hoạch - Xây dựng

Nghịch lý dân thiếu nhà nhưng dự án lại bỏ hoang gây lãng phí

TTTĐ - Cử tri, người dân rất bức xúc trước tình trạng người thì khao khát có nhà không được nhưng trên đường phố, có nhiều nhà bỏ trống, dự án nhà ở bỏ hoang, gây lãng phí.
Bất động sản Thuỷ Nguyên: Viên ngọc ẩn giấu nhiều tiềm năng Thị trường

Bất động sản Thuỷ Nguyên: Viên ngọc ẩn giấu nhiều tiềm năng

TTTĐ - Từ huyện ngoại thành bên dòng Bạch Đằng Giang lịch sử, Thuỷ Nguyên đang trở thành “viên ngọc” sáng giá trên bản đồ đầu tư bất động sản thành phố Hải Phòng nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.
Căn nguyên và giải pháp ngăn nạn đầu cơ, "thổi" giá đất Thị trường

Căn nguyên và giải pháp ngăn nạn đầu cơ, "thổi" giá đất

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thừa nhận có biểu hiện đầu cơ, "thổi" giá đất, tạo mặt bằng giá cao như các đại biểu Quốc hội nêu làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản...
Cách nào kìm giá bất động sản khi có người “tay tung tay hứng”? Thị trường

Cách nào kìm giá bất động sản khi có người “tay tung tay hứng”?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị nghiên cứu triển khai các biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất, kéo giảm giá bất động sản....
Meey Group duy trì thành công hai chứng chỉ ISO quan trọng Thị trường

Meey Group duy trì thành công hai chứng chỉ ISO quan trọng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) vừa xuất sắc vượt qua cuộc đánh giá giám sát chứng nhận lần 1 vào tháng 10/2024 để tiếp tục duy trì hiệu lực cùng lúc 2 chứng nhận quốc tế quan trọng là ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 được cấp bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI).
Có tình trạng đấu giá đất cố tình đẩy lên cao để kiếm lợi nhuận Thị trường

Có tình trạng đấu giá đất cố tình đẩy lên cao để kiếm lợi nhuận

TTTĐ - Do còn nhiều bất cập nên đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng cơ chế quản lý sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp tại một số thành phố lớn, nhằm quản lý minh bạch hoạt động của thị trường.
Thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, mất cân đối cung cầu Thị trường

Thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, mất cân đối cung cầu

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, thị trường bất động sản và nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập, phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá còn cao so với thu nhập của đa số người dân...
Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá Thị trường

Thị trường bất động sản hư hư thực thực, khó định giá

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, thời điểm này đang sốt giá đất nhưng nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê, có người mới vừa mua thì đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá.
Nghị trường Quốc hội "nóng" chuyện giá bất động sản tăng bất thường Thị trường

Nghị trường Quốc hội "nóng" chuyện giá bất động sản tăng bất thường

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ nghiên cứu triển khai những biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất khiến giá bất động sản tăng cao bất thường trong thời gian qua.
Xem thêm