Tag

Bài 85: Thiếu nhưng không thể “vơ bèo vạt tép”

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) Việt Nam mới có 7,61 bác sĩ/1 vạn dân, con số này thấp hơn rất nhiều các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc khuyến khích các cơ sở tiến hành vấn đề đào tạo, tham gia đào tạo cho ngành y tế là rất cần thiết. Tuy vậy, vấn đề đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ trẻ cần phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí đặc biệt…

Bài 85: Thiếu nhưng không thể “vơ bèo vạt tép”

(TTTĐ) Việt Nam mới có 7,61 bác sĩ/1 vạn dân, con số này thấp hơn rất nhiều các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc khuyến khích các cơ sở tiến hành vấn đề đào tạo, tham gia đào tạo cho ngành y tế là rất cần thiết. Tuy vậy, vấn đề đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ trẻ cần phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí đặc biệt…

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
Bài 80: Nữ Bí thư Huyện ủy trẻ nhất Hà Nội và bài học về công tác sử dụng cán bộ
Bài 81: Tận tình với cán bộ trẻ
Bài 82: Đổi mới đào tạo giảng viên sư phạm
Bài 83: Nâng cao năng lực giáo viên, tạo đột phá trong đào tạo nhân tài
Bài 84: Nâng cao chất lượng giáo viên tiếng Anh để hội nhập

Không thể coi nhẹ


Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nước ta mới đạt tỉ lệ 7,61 bác sĩ và 2,2 dược sĩ/1 vạn dân, còn thấp so với các nước trên thế giới. Để có thể rút ngắn khoảng cách thiếu hụt nhân lực hiện nay và trong tương lai, nhiều địa phương kiến nghị Bộ Y tế tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ, dược sĩ sau đại học, mở rộng các mô hình, loại hình đào tạo cán bộ y tế, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm để chuẩn hoá các kỹ thuật.

Bài 85: Thiếu nhưng không thể “vơ bèo vạt tép”

Một khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn để nâng cao trình độ tay nghề các bác sĩ


Nhiều chuyên gia đầu ngành Y tế đã những đề nghị đổi mới trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y tế như tăng thời gian thực hành cho sinh viên; củng cố và phát triển các bệnh viện thực hành trong các nơi đào tạo nhưng số lượng cần phải đi liền với vấn đề chất lượng đào tạo.


Cả nước có 22 trường cả đa ngành và chuyên ngành tham gia đào tạo trong lĩnh vực y dược. Trong đó có trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ là trường ngoài công lập thứ 5 và là trường đầu tiên Bộ Y tế được tham gia thẩm định mở ngành đào tạo trong lĩnh vực y dược.


Cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT ra quyết định cho phép Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép đào tạo Y đa khoa, Dược học trình độ đại học. Quyết định này gây nhiều tranh cãi bởi một năm trước đó, hai bộ Y tế, Giáo dục đã thống nhất không cấp phép đào tạo ngành Y đa khoa, Dược học ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y dược.


Ngày 13/8 mới đây, Đại học Kinh doanh và Công nghệ ra thông báo số 27 về điểm trúng tuyển nguyện vọng 1. Theo đó, điểm chuẩn vào hai ngành Y đa khoa và Dược học là 18, áp dụng cho các tổ hợp môn xét tuyển Toán - Lý - Hóa, Toán - Hóa - Sinh và Toán - Lý - Sinh. Tổng chỉ tiêu vào hai ngành này là 400, mỗi ngành 200.


“18 điểm cũng đỗ ngành Y Dược” ngay lập tức trở thành vấn đề tranh cãi đối với người dân và cả các chuyên gia đầu ngành Y dược, bởi khoảng cách “đầu vào” giữa điểm trúng tuyến 18 điểm và mức 25- 27 điểm của các trường ĐH có tiếng về đào tạo Y Dược là quá lớn. Ngay sau đó, trường này đã tạm rút thông báo điểm trúng tuyển hai ngành Y Đa khoa và Dược học trong thông báo điểm chuẩn chiều 13/8. Lí do là Bộ GD-ĐT chưa cấp phép cho trường tuyển sinh hai ngành này.


Theo GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, các trường ĐH ngoài công lập, công lập có được đào tạo được ngành y dược hay không phải xét đến người bệnh. Còn nếu như coi thường việc gắn với người bệnh và chỉ nghĩ đến đào tạo lí thuyết hoặc đào tạo những kiến thức mang tính hàn lâm, chưa đủ để trở thành nơi đào tạo y.


Trước hết, những người làm công tác y cần được tuyển chọn theo một tiêu chí nhất định chứ không tuyển chọn chung chung. Thậm chí ở nhiều nước, họ đặt ra tiêu chuẩn tuyển chọn khắt khe. Trước đây, ngành quân y Việt Nam tiến hành tuyển chọn bác sĩ quân y cùng khắt khe. Hơn nữa, nghề y là một nghề thực hành nên cần phải có năng khiếu và tay nghề. Trên thực tế, có người không thể mổ, có người không làm được công tác trong các labo. Vì thế, việc tuyển chọn rất quan trọng.


Nâng cao chất lượng thực hành


Theo kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh giai đoạn 2015- 2020, dự báo nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh đến năm 2020 sẽ cần bổ sung 55.254 bác sĩ, 10.887 dược sĩ ĐH, 83.851 điều dưỡng. Các chỉ tiêu được Bộ Y tế đặt ra vào năm 2020 là có 8 bác sĩ, 2 dược sĩ ĐH và 16 điều dưỡng cho 10.000 dân.


Đặc biệt, chất lượng nguồn nhân lực y tế còn nhiều bất cập bởi việc đào tạo của nhiều trường còn chạy theo số lượng, đào tạo chưa dựa trên chuẩn kỹ năng và yêu cầu nghề nghiệp đầu ra. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, ngay cả bằng tốt nghiệp ĐH Y, Dược của nước ta cũng chưa được thế giới công nhận. Do đó, các thầy thuốc Việt Nam khi ra nước ngoài làm việc hay học tập nâng cao trình độ chuyên môn đều phải đào tạo lại từ đầu.


Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo của nước ta chưa cao, ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời gây tốn kém về thời gian và kinh phí. Trên thực tế, sau 6 năm đào tạo, đa số sinh viên trường y chưa đủ năng lực để hành nghề độc lập bởi việc dạy và học hiện nay không sát với thực tiễn, khối lượng kiến thức lý thuyết quá nhiều và dàn trải.


Tỏ ra lo lắng về hệ thống đào tạo y khoa hiện nay, bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức (Hà Đông) cho rằng, hiện nay có quá nhiều trường đào tạo y khoa ngoài công lập, từ đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng đến đại học. Nhiều sinh viên ra trường đến xin việc, chúng tôi hỏi chuyên môn, họ chẳng nắm được gì.


Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, việc đào tạo tại các trường, thời gian qua giúp cả nước bước đầu đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của ngành y. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, y bác sĩ mới chỉ có trình độ chuyên môn, kiến thức nền, họ cần phải tiếp tục học tập, cần được đào tạo liên tục để có thể làm tốt công tác KCB. Nếu chỉ đào tạo 6 năm trong trường, bác sĩ chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm để chẩn đoán, xử lý trên người bệnh.


Ngành y là ngành liên quan đến sinh mạng con người nên một người dù tốt nghiệp đại học y, được tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ nhưng về cơ bản chưa có đủ kinh nghiệm. Ngoài kiến thức, nghề y còn đòi hỏi có kinh nghiệm, có thực hành.


Trên thế giới, chứng chỉ hành nghề 5 năm cấp 1 lần để luôn đảm bảo bác sĩ phải học, cập nhật kiến thức và đủ điều kiện sức khỏe. Ngay tại Trung Quốc, sau 5 năm được cấp bằng y dược nhưng không được hành nghề, phải trải qua thi đạt chứng chỉ hành nghề mới được khám chữa bệnh.


Trong khi đó ở nước ta, sau 6 năm học, sinh viên y khoa ra trường và thực hành tại cơ sở y tế là có thể được trao chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn. Sắp tới Bộ Y tế sẽ đề xuất lại việc thi chứng chỉ hành nghề và thi có định kì. Khi đó, ở các trường đào tạo y dược dạy hay không dạy, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn phải trải qua kì thi chứng chỉ, đạt mới được hành nghề. Không đạt, dù cầm bằng đại học trong tay cũng không được hành nghề.


Sau một thời gian thực hành, người bác sĩ trải qua kì thi kiểm tra tay nghề, được cấp giấy phép hành nghề mới được thực hành khám chữa bệnh cho người dân. Còn trong thời gian chưa được cấp giấy phép hành nghề sẽ không được phép thực hành trên con người. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên, bác sĩ mới ra trường thực hành trên bệnh nhân là dưới sự bảo hộ của người có giấy phép hành nghề. Nếu xảy ra sự cố, vấn đề gì, người có giấy phép hành nghề phải chịu trách nhiệm.


Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế từ góc độ nghề nghiệp đến sự kỳ vọng của người bệnh thì việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết. Những lớp đào tạo ngắn hạn sẽ là nơi y bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết nhiều vấn đề chuyên môn giúp kiến thức y khoa trải đồng đều hơn, ai cũng có thể tiếp nhận và cập nhật. Bộ Y tế xác định, trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện là môi trường học tập, cập nhật kiến thức và kĩ thuật chuyên môn lí tưởng nhất, là cơ sở đào tạo liên tục quan trọng hàng đầu để nâng cao trình độ nguồn nhân lực y tế. Qua các chương trình đào tạo liên tục, các bác sĩ được cập nhật kiến thức, trình độ tay nghề được nâng lên giúp họ hạn chế sai lầm.


(còn nữa)


Thanh Phong

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm