Bài 89: Những câu chuyện văn hóa giao thông đáng suy ngẫm
![]() |
>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 80: Chấn chỉnh kỉ cương trong giao thông
Bài 81: Tính cộng đồng trong tham gia giao thông
Bài 82: Những “chuyện nhỏ” mà tạo nên nét văn hóa
Bài 83: Bộ Quy tắc ứng xử tạo nên những chuyển biến tích cực
Bài 84: Hình ảnh đẹp về cảnh sát giao thông
Bài 85: Mỗi người hãy tự nêu cao ý thức chấp hành luật pháp
Bài 86: Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho giới trẻ
Bài 87: Nghiêm túc trong tham gia giao thông
Bài 88: Lan tỏa văn hóa giao thông đến mọi người
![]() |
Trên tất cả, đó là ý thức của người tham gia giao thông...!
Cách đây vài năm, rất nhiều cư dân mạng chia sẻ clip về chuyện nhường đường cho xe cứu thương tại nước Đức. Trong clip là cảnh hàng trăm ô tô trên đường cao tốc nhanh chóng giảm tốc độ và dạt vào 2 bên lề đường để nhường cho xe cứu hộ tiếp cận hiện trường vụ tai nạn phía trước.
Từ clip này, câu chuyện về văn hóa giao thông, chuyện nhường đường cho xe ưu tiên ở Đức và Việt Nam cũng được đưa ra so sánh, bàn luận sôi nổi. Nhiều ý kiến tỏ ra nể phục trước văn hóa tham gia giao thông của người Đức và ngán ngẩm khi nhìn lại trong nước, cảnh thường thấy là các xe cứu thương phải vật lộn giữa rừng người lộn xộn trên phố.
Anh Hữu Lợi (Cửa Bắc, Hà Nội) kể: Một hôm, tôi đi một xe taxi để ra sân bay Nội Bài. Khi đi qua chốt đèn xanh đèn đỏ, thấy chỉ còn vài giây đèn xanh nữa, bác tài liền cho xe chạy chậm và dừng đúng làn đường dành cho ô tô. Tôi hỏi: Thời gian vẫn còn sao bác không đi tiếp? Bác tài phân tích: Ở nút giao thông này, mật độ người và phương tiện dừng đỗ thường đông, lại có nhiều hướng di chuyển, nếu mình vượt lên được không những không nhanh hơn mà có thể còn gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông ở các hướng khác. Do đó, đợi thêm vài chục giây nữa vừa tốt cho mình, vừa tốt cho mọi người. Nghe bác nói vậy tôi thấy ngại vì nhiều lúc mình đã cố vượt như vậy và thực tế là thấy không an toàn cho bản thân chút nào.
Anh Lợi kể tiếp: Xe chúng tôi đang chạy bên làn phải của mình thì đột nhiên có một chiếc xe đen thui bỗng từ bãi đậu chồm ra ngay trước mũi xe. Bác tài xế taxi vội đạp phanh, xe lướt đi và thoát đụng phải chiếc xe kia trong gang tấc. Người lái chiếc xe kia lấc láo liếc xéo chúng tôi rồi chửi rủa. Bác tài xế taxi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào. Tôi bất ngờ vì tính hiền lành của bác tài xế taxi, bèn hỏi tại sao bác ta lại xử sự như vậy. Và càng bất ngờ hơn khi nghe bác giải thích rằng: Trên đời này không thiếu gì những người chẳng khác gì… những xe đổ rác! Họ chạy lông nhông ngoài đường, tâm hồn tràn trề thất vọng, tức giận và bất mãn với đời. Rác rưởi càng chồng chất thì họ lại càng muốn tìm được nơi trút bỏ và đôi khi họ nhằm ngay chính bạn để trút. Vậy thì tại sao bạn lại phải chuốc lấy đống rác này? Tại sao không chỉ mỉm cười, vẫy tay chào họ, chúc họ khỏi bệnh, rồi tiếp tục con đường của mình.
Câu chuyện của anh Lợi được rất nhiều người khen ngợi suy nghĩ và cách hành xử của bác tài xế taxi.
Ngã tư Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương, một buổi chiều tan tầm. Một chiến sĩ CSGT còn khá trẻ đang tất tả chạy qua chạy lại để cố ngăn cản dòng xe đang chực lao vào ngã tư khi đèn đỏ vẫn còn 4-5 giây. Phía bên kia đèn xanh, các phương tiện vẫn đan nhau.
Trong sự hỗn độn ấy, anh CSGT đó xử lí được chỗ này thì chỗ kia lại bất ổn. 2-3 xe, 4-5 xe và rồi cả chục xe máy cố gắng len lên, vòng ra sau lưng anh phi lên phía trước. Đám xe cố đi khi đèn đỏ chỉ còn một giây, vướng với đám xe cố vượt đèn đỏ, đan nhau cứng giữa ngã tư. Tất cả cùng dừng lại. Từ phía đèn đỏ, vài chiếc taxi, vài chiếc xe con, một chiếc xe bus cũng lao về ngã tư mà không quan tâm đám đông phía trước. Vậy là tắc đường.
Anh CSGT thở dài, tay buông thõng chiếc gậy, thể hiện sự bất lực. CSGT và người tham gia giao thông đều không muốn tắc đường, nhưng trong khi CSGT đang vất vả lập trật tự thì rất nhiều người đã khiến cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ thêm, bằng thái độ vô ý thức, ích kỉ.
Thử hỏi, không biết bao nhiêu người trong số những chiếc xe máy, xe ô tô cố vượt đèn đỏ, cố đi sớm khi đèn đỏ còn 1 - 2 giây… Những người này cũng không ít lần lên các trang mạng phán như thánh tướng khi báo chí đề cập đến chuyện tắc đường. Họ chỉ trích như một cái máy về “hạ tầng giao thông xuống cấp”, về “quy hoạch giao thông thiển cận”. Họ mang nước Nhật, nước Hàn, nước Mỹ ra so sánh...
Điều cốt yếu là họ không tự so sánh bản thân với người Nhật, người Mỹ. Họ thiếu sự kiên nhẫn tối thiểu. Họ thừa hiểu nếu họ lao về phía ngã tư đang đầy các phương tiện giao thông, tắc đường là khó tránh khỏi nhưng ai cũng nghĩ rằng, cứ thoát khỏi cái đám đông đó đã, mặc kệ phía sau lưng đường đang tắc cứng.
Thiết nghĩ, trước khi đòi hỏi được hưởng sự quy hoạch giao thông như nước người ta, hãy tập cho mình ý thức của nước người ta đã. Không phải là sớm nhưng cũng chưa phải là quá muộn để mỗi con người chúng ta nhận thức được rằng: việc chấp hành luật giao thông là rất quan trọng. Mỗi người chúng ta, nhất là các bạn học sinh chỉ cần bỏ ra ít thời gian để hiểu rõ hơn về Luật An toàn gian thông, nhẫn nại một chút để hành động đúng khi tham gia giao thông thì những hậu quả kinh khủng sẽ giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ban ngành cũng cần phải quan tâm, giám sát kịp thời trong các trường hợp vi phạm giao thông, vấn đề hạ tầng phải được cải thiện.
(còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Rạng rỡ lý tưởng Hồ Chí Minh trong bản hòa ca tháng Năm

Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa...

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn

Những lời ca thiết tha dâng Bác

Hà Nội sẽ gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu

Đại nhạc hội “Rực Rỡ Hà Nam” chiêu đãi du khách màn pháo hoa tầm cao hoành tráng

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
