Tag

Bản hòa âm thơ - nhạc

Văn học - Nghệ thuật 30/08/2024 08:00
aa
TTTĐ - Trong bài thơ Núi Cốc - Huyền thoại mới của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh có âm thanh vọng về từ nhạc phẩm Huyền thoại hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức Phương.
Tìm trăng Khúc tình ca giữa thiên nhiên và con người Ký ức, tình yêu và khát vọng trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Ngôi nhà mang biển số một Hồng Vinh lấy thơ để giới thiệu và phê bình thơ

Hình ảnh con thuyền tình yêu bồng bềnh trôi, tròng trành trôi càng làm cho không gian như hư như thực, đưa ta về vùng huyền thoại hôm qua… Những hình tượng ấy được thi sĩ Hồng Vinh làm sống lại trong “huyền thoại mới”:

Tôi lại về thăm vùng đất Đại Từ

Vang vang “Huyền thoại hồ Núi Cốc”

Bồng bềnh, bồng bềnh

Tròng trành, tròng trành

Thuyền trôi, thuyền trôi…

Bản hòa âm thơ - nhạc
Du thuyền hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)

Trong sóng hồ hòa nốt nhạc hào hoa

Hiển hiện ảnh hình đôi trai gái

Tha thiết yêu nhau mà không thành duyên

Mối tình thương đau hóa sông, hóa núi

Để ngàn tiếng ca thiết tha cho bao đời…

Tôi lặng nhìn hồ Núi Cốc hôm nay

Man mác, vấn vương trên con thuyền lướt sóng

Dưới đáy hồ này có một phần đời sinh viên yêu dấu

Đã chìm trong nước mênh mông…

Thuyền qua khu Trại Chuối năm xưa

Nơi heo may về mía thơm ngào ngọt

Tôi cùng em dưới hàng cây xào xạc

Muốn trao nụ hôn đầu, mà chỉ lặng nhìn nhau!

Bản hòa âm thơ - nhạc

Đồi trọc quanh hồ nay rực màu xanh

Cây và chè nối nhau mà mượt

Nhiều cặp gái trai chọn đây lập nghiệp

Bếp lửa bập bùng sưởi ấm canh thâu

Du khách bốn phương rộn ràng hội tụ

Khách sạn cao tầng lộng gió trời cao

Lễ hội chè Thái Nguyên đông vui, náo nức

Bao cặp tình nhân tay trong tay

Thấm hương chè vùng đất nồng say

Huyền thoại mới từ núi Cốc sinh sôi

Tôn vẻ đẹp vùng chiến khu cách mạng

Tôi và em cùng về thăm Vạn Thọ

Tình ta vẫn thầm thĩ Suối Đôi…

Bản hòa âm thơ - nhạc

Bài thơ bắc cầu đưa bạn đọc từ bờ bến hiện tại trở về với huyền thoại ngày xưa, cũng bằng con “thuyền trôi”. Đó là con thuyền thời gian, cũng có thể là con thuyền tình yêu:

Tôi lại về thăm vùng đất Đại Từ

Vang vang “Huyền thoại hồ Núi Cốc”

Bồng bềnh, bồng bềnh

Tròng trành, tròng trành

Thuyền trôi, thuyền trôi…

Trong sóng hồ hòa nốt nhạc hào hoa

Hiển hiện ảnh hình đôi trai gái

Tha thiết yêu nhau mà không thành duyên

Mối tình thương đau hóa sông, hóa núi

Để ngàn tiếng ca thiết tha cho bao đời…

Bản hòa âm thơ - nhạc

Hôm qua là “mối tình thương đau”, do “không thành duyên”. Nỗi đau hóa sông, hóa núi để lại nỗi xót thương cho bao người. Còn hôm nay, cũng là tình yêu, cũng “hóa sông hóa núi”, nhưng mang một ý nghĩa khác:

Tôi lặng nhìn hồ Núi Cốc hôm nay

Man mác, vấn vương trên con thuyền lướt sóng

Dưới đáy hồ này có một phần đời sinh viên yêu dấu

Đã hòa trong nước mênh mông…

Huyền thoại vẫn như trở về với tình yêu hôm nay, nâng bước cho hôm nay đi về kỷ niệm của “phần đời sinh viên yêu dấu”. Con thuyền xưa là thuyền của “thương đau”, con thuyền nay là thuyền của hạnh phúc. Được trở về cõi thương cõi nhớ một thời đẹp nhất, chẳng phải là hạnh phúc sao?

Thuyền qua khu Trại Chuối năm xưa

Nơi heo may về mía thơm ngào ngọt

Tôi cùng em dưới hàng cây xào xạc

Muốn trao nụ hôn đầu, mà chỉ lặng nhìn nhau!

Kỷ niệm về “nụ hôn đầu” chưa trao được, chẳng phải là sự thiêng liêng nhất sao có thể quên một “gia tài” tinh thần thiêng liêng trong đời?! Hơn nữa nụ hôn định trao ấy lại có “điểm tựa” là một không gian trữ tình, dân giã, và thật êm đềm: “Nơi heo may về mía thơm ngào ngọt / Tôi cùng em dưới hàng cây xào xạc”.

Bản hòa âm thơ - nhạc

Hạnh phúc còn là hôm nay, là cuộc sống khác xưa nhiều lắm, đất nghèo xơ xác, nay nhờ có dòng nước mát từ hồ tưới tắm, đã thành vùng trù phú, “đất lành chim đậu”:

Đồi trọc quanh hồ nay rực màu xanh

Cây và chè nối nhau mà mượt

Nhiều cặp gái trai chọn đây lập nghiệp

Bếp lửa bập bùng sưởi ấm canh thâu

Bức tranh không gian có viễn cảnh mênh mang, chỉ có ở vùng Núi Cốc (quanh hồ rực màu xanh / Cây và chè nối nhau mà mượt). Tác giả khéo dùng từ láy “mà mượt” chỉ sự mượt mà tiếp nối nhau của cây rừng tự nhiên và cây chè do người trồng. Cận cảnh là những ngôi nhà đơn sơ, giản dị mà chủ nhân là những “cặp gái trai” đang hạnh phúc trong không gian bập bùng bếp lửa, nồng nàn ấm tình người, tình đôi lứa…

Khổ tiếp sau cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc được tạo dựng từ sức vóc con người “đội nắng thắng mưa” để làm nên công trình thủy lợi lớn bậc nhất ở vùng chè chiến khu cách mạng năm xưa.

Du khách bốn phương rộn ràng hội tụ

Khách sạn cao tầng lộng gió trời cao

Lễ hội chè Thái Nguyên đông vui, náo nức

Bao cặp tình nhân tay trong tay

Thấm hương chè vùng đất nồng say

Bản hòa âm thơ - nhạc

Huyền thoại sẽ sinh ra huyền thoại. Huyền thoại hôm qua làm đẹp cho hôm nay, thi vị hóa cho tình yêu hôm nay:

Huyền thoại mới từ núi Cốc sinh sôi

Tôn vẻ đẹp vùng chiến khu cách mạng

Tôi và em cùng về thăm Vạn Thọ

Tình ta vẫn thầm thĩ Suối Đôi…

Thì ra huyền thoại xưa làm nền tảng cho ngôi nhà mỹ học, hiện đại hôm nay. Phải chăng đó cũng là nguyên lý của quan hệ: truyền thống là điểm tựa, là bệ phóng cho phát triển? Thế là “về thăm Vạn Thọ” cũng là về với quá khứ để nuôi dưỡng hiện tại, để tình yêu xanh mãi “Tình ta thầm thĩ Suôi Đôi”. Một lối dùng chữ chữ tinh tế, khái quát chiều sâu huyền thoại: Vạn Thọ biểu trưng của sự trường tồn, mãi mãi.

Bản hòa âm thơ - nhạc

Mối tình “anh và em” được cả thiên nhiên tạo hóa nâng niu: “Tình ta có đôi cũng như Suối có “Đôi” vậy. Ở câu trên “tôi và em” đi cùng “Vạn Thọ” hô ứng với câu dưới “Tình ta” đi cùng “Suối Đôi”. Thế nên “thầm thĩ” vừa tượng thanh, vừa tượng hình. Một chút mơ hồ. Một chút bâng khuâng. Mơ hồ như huyền thoại. Bâng khuâng như chốn xưa với “bao cặp tình nhân” mê đắm giữa đất trời dệt bao mơ ước đẹp lung linh!

Nhạc chắp thêm cánh cho thơ bay vào bầu trời huyền thoại, bay vào bầu trời tình yêu, bay vào lòng người, cuốn hút họ cùng về hồ Núi Cốc - huyền thoại mới hôm nay!

Đọc thêm

Khí phách, văn hóa người Hà Nội trong "Lũy hoa" Văn học - Nghệ thuật

Khí phách, văn hóa người Hà Nội trong "Lũy hoa"

TTTĐ - "Lũy hoa" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng do Nhà xuất bản (NXB) Trẻ phát hành nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tập truyện phim tái hiện 60 ngày đêm (từ 19/12/1946 - 17/2/1947) quân và dân ta chiến đấu quả cảm để bảo vệ Thủ đô, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc. 60 ngày đêm "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - 60 ngày đêm chúng ta thấy hoa trên chiến lũy.
Cùng nhà thơ Huỳnh Mai Liên ngắm "Phố xưa" Hà Nội Văn học - Nghệ thuật

Cùng nhà thơ Huỳnh Mai Liên ngắm "Phố xưa" Hà Nội

TTTĐ - Những phố xưa đượm màu rêu phong trong lòng một Hà Nội hiện đại, sự tiếp nối giữa các thế hệ được nhà thơ Huỳnh Mai Liên khắc họa qua hai hình tượng ông - cháu với những vần thơ thật nhiều xúc cảm.
Đôi tay người đậu bạc Văn hóa

Đôi tay người đậu bạc

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đôi tay người đậu bạc" viết về nghệ nhân làng nghề đậu bạc Định Công tỉ mỉ, khéo léo nức tiếng Thăng Long xưa - Hà Nội nay.
Mùa thu vừa tới, hững hờ mây trôi Văn hóa

Mùa thu vừa tới, hững hờ mây trôi

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Mùa ngang qua phố" của nhà thơ Bùi Thị Thu Lê.
Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sân cột cờ Hoàng thành Thăng Long, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội… là những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10).
Nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang với mưa tháng 10 Hà Nội Văn hóa

Nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang với mưa tháng 10 Hà Nội

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Mưa!" của nhà thơ Vũ Thị Huyền Trang.
Nụ cười của phố Văn hóa

Nụ cười của phố

TTTĐ - Nụ cười của phố hồn nhiên, trong trẻo qua những vần thơ của nhà thơ Huỳnh Mai Liên.
Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh Văn hóa

Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh

TTTĐ - "Giọt thương rơi đọng bên bờ thu xanh", nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Hà da diết với mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội.
Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội Văn hóa

Sáng tạo, tâm huyết Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội

TTTĐ - Chiều 9/10, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố" Văn học - Nghệ thuật

Lịch sử Thủ đô huy hoàng trong "Hà Nội - Bản hùng ca phố"

TTTĐ - "Hà Nội - Bản hùng ca phố" là một trong những chương trình trọng điểm được Đài THVN thực hiện nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 10/10 trên kênh VTV1, VTVgo.
Xem thêm