Tag

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Ba Vì

Người Hà Nội 14/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Huyện Ba Vì là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với khoảng 30 nghìn người. Cùng với việc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, những năm qua thành phố Hà Nội, cũng như huyện Ba Vì đã có nhiều biện pháp hỗ trợ để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhờ đó, văn hóa các dân tộc ngày càng khởi sắc.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Học sinh ở 14 xã nào được dự tuyển vào trường Phổ thông dân tộc nội trú? Lớp học xuyên biên giới của cô giáo dân tộc Mường Ngôi nhà chung thắm tình đoàn kết dân tộc

Gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội sống chủ yếu ở 14 xã thuộc các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, với hơn 55 nghìn người. Riêng tại huyện Ba Vì đã có bảy xã mà đồng bào dân tộc Mường, Dao chiếm tỷ lệ lớn gồm các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh. Ðồng bào Mường, Dao đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng, từ phong tục, ngôn ngữ cho đến các sinh hoạt văn nghệ…

Thực hiện đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2015 - 2020” của UBND huyện Ba Vì, những năm qua, xã Minh Quang (Ba Vì) đã phối hợp với Phòng Dân tộc cung cấp 6 bộ cồng chiêng dân tộc Mường cho một số thôn và thành lập được 6 câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng trên địa bàn với mỗi CLB khoảng trên dưới 30 thành viên tham gia.

Cùng với đó, cứ hai năm một lần, xã Minh Quang lại tổ chức Hội thi nói tiếng dân tộc Mường. Đặc biệt, các hoạt động, các lễ hội trên địa bàn cũng được quan tâm như lễ hội cồng chiêng, múa hát theo làn điệu, hội thi tiếng nói và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường; Tổ chức và thành lập các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc về tiếng nói, trang phục…

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Ba Vì
Đến nay, đồng bào Mường đã đưa tiếng cồng, tiếng chiêng trở lại trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Các thành viên CLB còn hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Các CLB còn thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân hiểu biết và chấp hành pháp luật. Cùng với đó, một số CLB còn gắn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường với phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Tiến Tha, Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: Từ khi thực hiện Đề án, xã đã tổ chức thành công các hội thi “Nói tiếng dân tộc Mường” và “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Qua đó, các thí sinh tham gia Hội thi có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Công tác bảo tồn các làn điệu dân ca, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường cũng được triển khai có hiệu quả. Đến nay, đồng bào Mường đã đưa tiếng cồng, tiếng chiêng trở lại trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Hiện ở Minh Quang có nhiều thôn như thôn Lặt, thôn Di, thôn Vip, thôn Cốc Đồng Tâm… có đội cồng chiêng riêng, góp phần giữ gìn nét văn hóa của người Mường. Ngoài ra cũng có nhiều nghệ nhân tham gia công tác sưu tầm, sáng tác lời cho cồng chiêng bằng tiếng Mường như bà Đinh Thị Hiền.

Đặc biệt, hiện nay, những trò chơi dân gian của người Mường như: bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn, đánh đu… không chỉ được diễn ra trong các dịp lễ hội, Tết cổ truyền dân tộc mà còn được bà con chơi trong các dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Cùng với đó, bà con ngày càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn những nét văn hóa của dân tộc Mường như mặc trang phục dân tộc, dạy con cháu nói tiếng Mường hằng ngày.

Hằng năm, các thôn bản đều tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng, thu hút đông đồng bào tham gia, cổ động; Đồng thời tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước tại xã, tạo không khí vui tươi, qua đó khơi dậy và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Thời gian tới, xã Minh Quang sẽ tiếp tục đầu tư, cung cấp các bộ cồng chiêng cho một số thôn còn lại; Tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc Mường như tiếng nói, trang phục, cồng chiêng, thành lập các CLB bắn nỏ, CLB đẩy gậy…

Phát huy vai trò, uy tín của các già làng, trưởng thôn

Ngoài xã Minh Quang, các xã Vân Hòa, Ba Trại cũng có phong trào cồng chiêng phát triển mạnh, trong đó, đội cồng chiêng thôn Ðồng Chay (xã Vân Hòa) tập hợp nhiều phụ nữ. Các chị em không chỉ luyện tập, biểu diễn ở địa phương mà còn được mời đi biểu diễn ở nhiều khu du lịch, các dịp lễ quan trọng ở các cơ quan, các địa phương.

Để việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn đạt hiệu quả, huyện Ba Vì đặc biệt tập trung vào việc phát huy vai trò, uy tín của các già làng, trưởng thôn nhằm khơi dậy bản sắc đặc trưng, nét đẹp văn hóa dân tộc Mường.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Ba Vì
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện luôn được gắn liền với việc xây dựng đời sống văn hóa mới

Trong các dịp lễ, Tết, nhất là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tại các khu dân cư đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc Mường, qua đó các già làng, trưởng thôn có thể truyền đạt cho thế hệ trẻ những nét đẹp của dân tộc mình qua tiếng nói, trang phục, các làn điệu dân ca hát sắc bùa, múa sạp, hay cách sử dụng cồng chiêng... Khuyến khích, cổ vũ các nghệ nhân có kế hoạch mở lớp truyền dạy về tiếng nói, về lời hát cồng, chiêng…

Là cán bộ quản lý của phòng Dân tộc huyện Ba Vì, ông Đặng Tiến Hữu, Phó Trưởng phòng cho biết: “Ba Vì chiếm tới một nửa số xã có đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội. Đồng bào các xã miền núi của huyện luôn đón nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện luôn được gắn liền với việc xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được lâu dài và bền vững, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với nghệ nhân dân gian, những người am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc; Đồng thời, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực là người dân tộc thiểu số”.

Mỗi dân tộc thiểu số có một nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Dân tộc Mường trên đất Ba Vì cũng có nét văn hóa riêng biệt nhưng tựu chung lại vẫn mang một nét chung đó là nền văn hóa rất phong phú, đậm đà bản sắc,vơi nhiều phong tục được truyền qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống lâu bền, mạnh mẽ. Những thế hệ người dân tộc thiểu số trên quê hương núi Tản hòa cùng với anh em người Kinh trên đất Ba Vì đã và đang cùng nhau chung tay xây dựng bản làng, phát triển đời sống tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đọc thêm

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tối 28/9, tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024. Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải C và 2 giải Khuyến khích.
Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII Người Hà Nội

Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

TTTĐ - Tối 28/9, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình" Người Hà Nội

Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình"

TTTĐ - Ngày 28/9, hàng nghìn người phấn khởi tham dự sơ duyệt chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình". Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dự và chỉ đạo sơ duyệt.
Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” Người Hà Nội

Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch”

TTTĐ - Ở mùa thứ 7, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã trở thành điểm hẹn của những cây viết tâm huyết với Thủ đô. Những tác phẩm báo chí góp phần tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” và làm hương sắc kinh đô ngàn năm tuổi đậm đà, bay xa hơn nữa trong lòng người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Tái hiện nét đẹp văn hoá gia đình của người Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Tái hiện nét đẹp văn hoá gia đình của người Hà Nội

TTTĐ - Trong bối cảnh phim truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ, "Hoa sữa về trong gió" được khán giả màn ảnh nhỏ yêu thích bởi câu chuyện đầy cảm xúc, sâu lắng về tình cảm gia đình, không khí gia đình ấm áp và văn hóa người Hà Nội. Bộ phim được VFC đặc biệt thực hiện nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô Người Hà Nội

Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô

TTTĐ - Những truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, đặc biệt là trong 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô cần phải được thế hệ trẻ ngày nay hiểu, ghi nhớ, tự hào, giữ gìn và phát huy. Thanh niên Thủ đô phải biết tự hào vì mình là người Hà Nội, mình đang sống và xây dựng Thủ đô.
Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng! Người Hà Nội

Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng!

TTTĐ - Tham dự buổi toạ đàm trực tuyến gặp mặt nhân chứng lịch sử "Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 25/9, nhà báo Phùng Huy Thịnh đã có những chia sẻ đầy xúc động về một giai đoạn lịch sử hào hùng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chuẩn bị kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa Người Hà Nội

Chuẩn bị kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa

TTTĐ - Theo kế hoạch của huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 4 - 6/10 (tức 2 - 4/9 Âm lịch) tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (xã Hát Môn). Đồng thời, huyện cũng tham gia diễu hành, giới thiệu tín ngưỡng "Thờ Hai Bà Trưng" trong phần "Hà Nội - Dòng chảy di sản" tại "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sắp tới.
Gần 100 hoạt động cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực Người Hà Nội

Gần 100 hoạt động cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ có gần 100 hoạt động với điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm - trưng bày, biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước.
Xem thêm