Tag

Bỏ phố về quê khởi nghiệp với nghề làm giò chả

Nông thôn mới 06/09/2020 15:34
aa
TTTĐ - Từng có mức thu nhập tốt khi đi làm cho các công ty xây dựng nhưng anh Nguyễn Doãn Hợi (xóm 6 thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) quyết định về quê khởi nghiệp với nghề làm giò chả. Vượt qua nhiều khó khăn, hiện anh là chủ mô hình sản xuất giò chả sạch Hợi Thương với doanh thu gần tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Bàn giải pháp hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Lộ diện Quán quân cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo” Ý tưởng khởi nghiệp từ… lõi ngô “Thắp lửa” khởi nghiệp thời 4.0 Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên Trại hè khởi nghiệp HAEC Inception Camp
3200 anh 1 nguyen doan hoi
Anh Nguyễn Doãn Hợi bước đầu thành công với con đường khởi nghiệp

Lối rẽ bất ngờ

Anh Hợi là con út trong gia đình đông con nhưng may mắn được cả gia đình tạo điều kiện cho học tập. Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh theo học trung cấp nghề giao thông. Ra trường, anh đi làm cho nhiều công ty xây dựng lớn nên có mức thu nhập rất khá.

Quê anh Hợi có chùa Thầy nổi tiếng nên mỗi dịp lễ hội thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, lễ phật cầu may. Trong đó, giò chả là thực phẩm được nhiều người lựa chọn trong mâm lễ nhưng các sản phẩm được bày bán ở địa phương lại chưa được ngon.

Một lần, anh Hợi được ăn thử giò chả bên huyện Đông Anh (Hà Nội) và cảm thấy rất vừa miệng. Anh nảy ra ý định học nghề làm giò chả mang về quê hương để phục vụ trong các dịp lễ hội cũng như cuộc sống thường ngày của người dân địa phương.

“Thời gian đó, mình vừa đi làm vừa mò mẫm cách làm giò chả. Tự học nên mọi thứ rất khó khăn, không hiểu điều gì mình lại phải gọi điện hỏi những người có kinh nghiệm. Mất gần 1 năm mình mới có sản phẩm đầu tiên nhưng nó thực sự chưa như mong muốn”, anh Hợi kể.

Không nản lòng, anh Hợi vừa làm vừa ghi chép lại tỉ mỉ để rút kinh nghiệm cho lần sau. Không ít lần anh phải bỏ đi những sản phẩm khi thịt bị “chết” hoặc bở bục. Dần dần sản phẩm giò chả do anh chế biến có chất lượng ngày càng tốt hơn. Được sự ủng hộ của vợ, năm 2012, anh Hợi quyết định nghỉ hẳn việc về quê làm nghề chế biến giò, chả.

Anh Hợi tiếp tục tìm tòi, đổi mới cách làm để mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng. Mất 3 năm sau anh mới tìm ra công thức riêng để làm ra sản phẩm giò chả mà khi ăn người tiêu dùng luôn cảm thấy vị ngọt. Cũng trong năm 2015, anh đăng ký giấy phép kinh doanh.

Theo anh Hợi, thịt làm giò phải tươi ngon, lúc người ta vừa giết mổ xong. Tuy nhiên, anh không xay giò luôn mà ướp gia vị và để lạnh rồi mới làm. Một “bí quyết” để sản phẩm của Hợi Thương luôn bảo đảm sạch, ngon và an toàn, được thực khách ưa chuộng là do anh đã lựa chọn chặt chẽ ngay từ khâu “đầu vào”. Đó là nguồn thực phẩm phải tươi ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện gia đình anh Hợi lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm thịt nạc từ trang trại lợn thịt sinh học Đồng Tâm với đầy đủ giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

3204 anh 2 nguyen doan hoi
Sản phẩm giò chả của gia đình anh Hợi đạt giấy chứng nhận OCOP

Sản phẩm đạt 4 sao OCOP

“Giò làm từ thịt lợn sinh học, hòa quyện gia vị là nước mắm cốt thơm ngon cùng với hạt tiêu xay, gói bằng lá chuối quê và được hấp bằng nhiệt. Chính vì vậy giò luôn giữ được màu hồng, độ ngọt thuần khiết của thịt. Mặt khác, từ khâu sơ chế, chế biến đến đóng gói đều được thực hiện trong phòng điều hòa để đảm bảo độ tươi ngon”, anh Hợi giải thích thêm.

Tạo ra sản phẩm chất lượng nên anh Hợi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương. Không những vậy, sản phẩm của anh còn được đưa vào hệ thống cửa hàng của các đơn vị uy tín như: Hapro mart, Aeon Việt Nam, Bảo Minh…

Đặc biệt, anh Hợi làm hồ sơ để được công nhận sản phẩm đạt chất lượng OCOP. Hiện cơ sở sản xuất của anh có 6 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận OCOP theo Quyết định số 813/QĐ-UBND ngày 19/2/2020 của UBND TP Hà Nội gồm: Chả sụn, giò lụa, giò tai, xúc xích, chả hạt lựu, giò xào tai lưỡi.

Sản phẩm giò chả khá đa dạng, được cơ sở chế biến theo quy trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng sản phẩm tốt nhất. Toàn bộ 6 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, trong đó có 5 sản phẩm 3 sao và 1 sản phẩm 4 sao. Với nhà xưởng rộng 250m2, khối lượng thành phẩm khoảng 15 - 20 tấn/năm, doanh thu mỗi năm gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 240 triệu/năm.

Anh Hợi cho biết, quá trình làm hồ sơ để sản phẩm đạt giấy chứng nhận OCOP anh nhận sự hỗ từ tổ chức Đoàn, Hội. Điều này được thể hiện rõ trong những công tác hỗ trợ tập huấn kiến thức về OCOP cho chủ mô hình. Tổ chức Đoàn hỗ trợ về liên kết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm; Phát triển kinh tế bằng nguồn vốn vay từ Ngân hành Chính sách xã hội thành phố cũng như các thủ tục hành chính kèm theo.

Đó cũng là nguồn động lực giúp anh Hợi tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội tại địa phương cũng như truyền cảm hứng lập thân, lập nghiệp đến nhiều bạn trẻ khác.

Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến những người kinh doanh như anh. Tuy nhiên, với phương châm khắc phục khó khăn, đặt chất lượng lên hàng đầu, anh Hợi luôn nỗ lực để mang đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng.

“Mình hy vọng thời gian tới sản phẩm giò chả Hợi Thương sẽ có mặt ở địa phương khác trên địa bàn thành phố Hà Nội để phục vụ người tiêu dùng. Từ đó, mình tạo việc làm cho nhiều lao động khác”, anh Hợi tâm sự.

* Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm