Tag

Cha mẹ và cuộc chiến “cai nghiện” TikTok cho con

Nhịp sống trẻ 13/04/2023 19:51
aa
TTTĐ - Khi mạng xã hội ngày càng tới gần hơn với người xem nhỏ tuổi, nhiều phụ huynh đang thực sự gặp khó khăn trong việc kiểm soát con nhỏ xem video trên TikTok hay YouTube. Không ít bậc cha mẹ thừa nhận bản thân cũng bị “cuốn” vào các nền tảng này, “nghiện” xem các video để giải trí nên rất khó để làm gương cho con.
Né "cơn nghiện" đến từ TikTok Hàng quán mất khách quen vì tiktoker, reviewer TikTok cải tiến cách thức kiểm duyệt nội dung trên nền tảng

Phụ huynh cũng “nghiện” TikTok

Suốt hơn một tháng vừa qua, Thu Phương (28 tuổi, nhân viên ngân hàng) vật lộn để "cai nghiện" điện thoại cho cô con gái 3 tuổi khi cô bé liên tục quấy khóc đòi xem video trên TikTok, YouTube.

“Vấn đề xuất phát từ sai lầm của mình. Khi bé hơn một tuổi, mình bắt đầu cho con xem các video clip trên YouTube, sau đó là TikTok để có thể rảnh tay khi một mình nấu ăn hay làm việc nhà.

Lúc đó, chỉ cần có điện thoại trước mặt, bé sẽ ngồi im để xem cả tiếng. Khi đón con từ nhà trẻ về vào buổi chiều, mình sẽ để bé ngồi xem khoảng 1 tiếng trong lúc nấu nướng và khi cho con ăn. Bản thân mình cũng rất thích lướt xem những video vui nhộn trên TikTok nên không nghĩ có vấn đề gì”, Thu Phương kể lại.

Cha mẹ và cuộc chiến “cai nghiện” TikTok cho con
Mạng xã hội ngày càng tới gần hơn với người xem nhỏ tuổi

Thế nhưng, dần dần người mẹ trẻ nhận thấy vấn đề lớn khi con chỉ chịu ăn khi được xem clip, khóc lớn ăn vạ mỗi khi bị lấy lại điện thoại. Thu Phương cho biết rất khó để “cai nghiện” cho con bởi mỗi khi thấy bố mẹ cầm điện thoại, bé lại khóc lóc để đòi xem cho bằng được. Đỉnh điểm, có lúc bé khóc hơn 30 phút tới mức mệt lả. Cuối cùng, bà mẹ 28 tuổi chọn cách hạn chế thời gian xem từ từ và chỉ cho con xem những clip đã tải xuống điện thoại với nội dung phù hợp.

“Mình phải thống nhất với chồng là trước mặt con không được cầm điện thoại, nhất là vào giờ ăn. Nếu cần nhắn tin hay gọi điện thì tránh đi chỗ khác. Hai vợ chồng thường tranh thủ xem video để giải trí sau khi con đã ngủ”, Thu Phương chia sẻ.

Tương tự, Thu Hằng (23 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội), đang sống cùng nhà với vợ chồng anh trai, cũng phải “lén” dùng điện thoại vì không muốn ảnh hưởng đến cháu nhỏ 4 tuổi. Cô gái trẻ cho biết bản thân rất hay xem TikTok vì nhiều trend, tính giải trí cao.

“Ngày trước, mình không xem, thậm chí còn khó chịu với nền tảng này nhưng vì bạn bè ai cũng ‘đu trend’ nên mình cũng tải TikTok để không bị lạc lõng. Bây giờ, nhiều khi mình vô thức bật ứng dụng lên rồi lướt cả tiếng đồng hồ không chán, khi thoát ra lại chẳng nhớ mình vừa xem những gì. Thú thực, Mình thấy mình cũng nghiện xem”, Hằng nói.

Cha mẹ và cuộc chiến “cai nghiện” TikTok cho con
Nhiều phụ huynh đang thực sự gặp khó khăn trong việc kiểm soát con nhỏ xem video trên TikTok hay YouTube

Tuy nhiên, dù cũng thường xuyên sử dụng nền tảng này để giải trí nhưng anh chị của Thu Hằng lại không cho phép con trai tiếp cận TikTok vì cho rằng có quá nhiều nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em, nên cô cũng không mở xem trước mặt cháu.

“Chị dâu chỉ cho cháu mình xem các clip học tập hoặc giải trí của trẻ em trên ipad. Mình và anh trai thỉnh thoảng bị chị nhắc nhở khi ngồi lướt video trong bữa ăn hay khi có cháu tôi bên cạnh”, Thu Hằng chia sẻ.

Cha mẹ cần làm gương

Theo thống kê, tỷ lệ người dùng TikTok ở Việt Nam đã tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022) và có khoảng 4 triệu người dưới 18 tuổi đang sử dụng nền tảng này. Dù đưa ra những chính sách cộng đồng, không có cơ chế cụ thể nào để ngăn trẻ em tiếp xúc với các nội dung xấu. Ở Việt Nam, việc kiểm soát nội dung độc hại với trẻ em chưa được nền tảng này thực hiện hiệu quả.

Thời gian rảnh buổi tối, vợ chồng Mạnh Hải (30 tuổi, sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng thường xuyên chọn các clip trên TikTok để giải trí với thời lượng 30 phút đến một tiếng. Song, giống nhiều bậc phụ huynh khác nhận thức được các nội dung tạp nham trên nền tảng này, khó kiểm soát, Hải và vợ không cho cậu con trai gần 3 tuổi biết và xem chúng.

Kể cả với TV, máy tính bảng hay các nền tảng video, mạng xã hội khác, vợ chồng anh cũng hạn chế hết mức để con tiếp xúc, càng không dùng chúng để dỗ dành con. Nếu bé muốn giải trí, múa hát, hai người chỉ đồng ý cho xem khoảng 10 phút sau khi bé đã hoàn thành bữa ăn.

Cha mẹ và cuộc chiến “cai nghiện” TikTok cho con
Nhận thức được các nội dung tạp nham trên nền tảng này, khó kiểm soát, Hải và vợ không cho cậu con trai gần 3 tuổi biết và xem mạng xã hội

Để con trai không phát hiện, vợ chồng Hải chủ yếu xem TikTok khi con đã ngủ. Vào ngày nghỉ bé ở nhà, cặp đôi sắp xếp thời gian đưa con đi chơi, tham gia các hoạt động thể chất, hạn chế sự quan tâm dành cho các thiết bị điện tử.

“Giờ con còn nhỏ, chúng mình có thể biết và quản lý gần như mọi hoạt động ăn uống ngủ nghỉ của con, song một thời gian nữa, mình nghĩ sẽ cần có thêm biện pháp mới nếu muốn bảo vệ con khỏi các nội dung độc hại trên mạng xã hội”, anh Hải chia sẻ.

Con có thể tiếp xúc các nội dung độc hại trên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác cũng là nỗi lo của Thùy Dương (29 tuổi, nhân viên kinh doanh) thời gian qua.

Thi thoảng, khi có thời gian, Thùy Dương thường dành 20-30 phút/ngày để xem clip học tiếng Anh, nấu ăn hay chủ đề công nghệ trên TikTok. Song cô nhận định đứa con gần 4 tuổi của mình chưa thể có khả năng phân biệt các nội dung tốt/xấu ở đây như người lớn và dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc thời gian dài.

“Công bằng mà nói, phải thừa nhận rằng thuật toán của ứng dụng này biết cách thu hút, giữ chân người dùng, ngay đến cả người lớn cũng dễ bị cuốn theo”, anh chia sẻ.

Có lần, con gái của Thùy Dương bắt gặp bố mẹ xem clip ca nhạc trên TikTok, chạy tới muốn xem chung. Hai người phải nhanh chóng tắt ứng dụng và hướng sự chú ý của con sang chủ đề khác. Sau lần đó, hai vợ chồng thống nhất hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước mặt con, đặc biệt là khi đang giải trí.

Hiện tại, Thùy Dương chỉ thi thoảng cho con xem các video trẻ em 10-15 phút mỗi lần, tăng cường thời gian chơi cùng con, đưa con đến các khu vui chơi công cộng để con hạn chế tiếp xúc và nảy sinh ý muốn sử dụng thiết bị điện tử, nhất là các nền tảng video, mạng xã hội.

Cha mẹ và cuộc chiến “cai nghiện” TikTok cho con
Thùy Dương và chồng luôn dành thời gian mỗi tuần chơi cùng con, đưa con đến các khu vui chơi công cộng để con hạn chế tiếp xúc và nảy sinh ý muốn sử dụng thiết bị điện tử, nhất là các nền tảng video, mạng xã hội

“Sau này con lớn hơn, đến một độ tuổi nào đó thì cũng không tránh được con tiếp xúc với các nền tảng này. Khi đó, chúng mình sẽ coi đó như một phần thưởng để vừa khích lệ, vừa quản lý việc con sử dụng. Ví dụ, nếu con hoàn thành việc gì đó, con có thể được dùng thiết bị điện tử hoặc xem thứ yêu thích trong một khoảng thời gian nhất định”, Thùy Dương nói.

Bà mẹ sống tại Hà Nội cũng hy vọng TikTok sớm cập nhật các tính năng cho phép người lớn quản lý nội dung cung cấp cho trẻ nhỏ.

“Không phải 100% nội dung trên TikTok đều xấu, nhưng nếu muốn để con mình sử dụng, ít nhất những người làm cha mẹ như chúng mình cần quản lý được các hình ảnh, âm thanh con sẽ tiếp xúc thay vì phó mặc cho thuật toán của các nền tảng mạng xã hội”, Thùy Dương chia sẻ thêm.

Đọc thêm

Người trẻ Thủ đô hào hứng trải nghiệm ứng dụng iHanoi Nhịp sống trẻ

Người trẻ Thủ đô hào hứng trải nghiệm ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Đề án 06 ra đời nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo của người dân. Đặc biệt, thanh niên Thủ đô sẵn sàng tiên phong ứng dụng ngay công nghệ vào cuộc sống.
Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc

TTTĐ - Bền bỉ nỗ lực, vun đắp, không ít gia đình người khiếm thị đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, các thành viên thành công trên nhiều lĩnh vực. Họ là những người có nghị lực phi thường, vượt qua khuyết tật của cơ thể để hạnh phúc.
Thiếu nhi Thủ đô giành giải Nhì sân chơi “Vươn ra thế giới” Bản tin công tác Đội

Thiếu nhi Thủ đô giành giải Nhì sân chơi “Vươn ra thế giới”

TTTĐ - Sau những phần thi tài hấp dẫn, Ban tổ chức sân chơi “Thiếu nhi Việt nam - Vươn ra thế giới” đã trao 1 giải Nhất, 6 giải Nhì và 9 giải Ba cho các đội. Trường Tiểu học Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong 6 đội xuất sắc đoạt giải Nhì.
Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện”

TTTĐ - Sáng 29/6, Tuổi trẻ Hải Phòng ra quân đồng loạt hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Chương trình nằm trong chuỗi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024.
Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng… Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội) người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh cũng là cái tên gây chú ý trong lĩnh vực tình nguyện vì cộng đồng và là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Ấm lòng màu áo xanh tình nguyện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ấm lòng màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Bất chấp thời tiết liên tục diễn biến bất thường, hơn 5.000 thanh niên tình nguyện Thủ đô đã có mặt ở các điểm thi để hỗ trợ thí sinh. "Hãy tự tin - chúng tôi đi cùng bạn" là thông điệp thanh niên tình nguyện gửi đến các thí sinh.
“Chiến sĩ áo vàng” tiếp lửa cho sĩ tử vượt vũ môn Nhịp sống trẻ

“Chiến sĩ áo vàng” tiếp lửa cho sĩ tử vượt vũ môn

TTTĐ - Đồng hành cùng các sĩ tử trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT), Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa “Tiếp sức mùa thi”. Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ trao từng chai nước, khăn lạnh cho sĩ tử, đảm bảo an toàn giao thông… tại các điểm thi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân.
Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô sát cánh cùng sĩ tử Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô sát cánh cùng sĩ tử

TTTĐ - Trong 3 ngày từ 26 - 28/6/2024, Cung Thanh niên Hà Nội, Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô đã phối hợp với các đơn vị triển khai hiệu quả nhiều hoạt động “tiếp sức” cho thí sinh và người nhà thí sinh, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhằm hỗ trợ, động viên, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm thi cử cho các em; giúp sĩ tử giải tỏa những căng thẳng, lo âu trong kỳ thi.
Thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới Camera 360 trẻ

Thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới

TTTĐ - Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc” là sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về bình đẳng giới.
Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06

TTTĐ - Nhìn lại thời gian thực hiện thí điểm Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), các cán bộ trẻ chính là lực lượng đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng nền tảng của Đề án.
Xem thêm