Chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số
Hà Nội cần có Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa trước yêu cầu của thời đại Xây dựng mới 22 dự án, thiết chế văn hóa cấp thành phố |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Uỷ viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội chủ trì diễn đàn
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong vấn đề chấn hưng văn hóa |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng mong muốn, đại biểu đặt ra các câu hỏi, tập trung khai thác, lấy ý kiến của thanh niên đối với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số; trách nhiệm của tuổi trẻ trong ứng dụng công nghệ số để lưu giữ, truyền tải và lan tỏa văn hóa truyền thống; sứ mệnh bảo vệ văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ trên không gian mạng,...
Ứng xử văn hoá và có trách nhiệm trên môi trường số
Tại Diễn đàn có rất nhiều ý kiến tham gia, đóng góp, phản biện sôi nổi, đa số các bạn trẻ đều băn khoăn về việc, làm sao để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá thu hút được người trẻ.
Bạn Nguyễn Minh Tiến, CLB Lý luận trẻ Đại học Phenikaa cho biết: “Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của năm, khi tổ chức những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi thường mời các bác thương binh, người có công với cách mạng, nhân chứng lịch sử đến giao lưu với sinh viên. Những hoạt động tình nguyện “Đông ấm”, “Mùa hè xanh”, chúng tôi cũng đi tìm địa chỉ đỏ để làm, vừa kết hợp công tác thiện nguyện, vừa giáo giáo dục các bạn trẻ về lịch sử…”.
Anh Nguyễn Minh Tiến, Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ Đại học Phenikaa |
Theo chị Nguyễn Hương Giang, Quận đoàn Hai Bà Trưng: “Cá nhân tôi cho rằng, mỗi bạn trẻ cần tìm hiểu, học hỏi những văn hoá truyền thống, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể để quảng bá văn hoá địa phương. Bên cạnh đó, lực lượng thanh niên cần không ngừng học tập, đi đầu trong công tác chuyển đổi số để vận dụng tốt nhất những lợi thế mà công nghệ thông tin mang lại. Đồng thời,đoàn viên thanh niên cần nâng cao năng lực và ứng xử có trách nhiệm trên môi trường số; tiếp tục phát huy tinh thần nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong học tập và công việc, thực hiện tốt ứng xử văn hoá”.
Chị Nguyễn Hương Giang, Quận đoàn Hai Bà Trưng |
Chị Lại Vũ Thiều Trang, Đại học Văn hoá cho rằng: “Làm cán bộ Đoàn chúng ta phải tổ chức hoạt động làm sao cho mới mẻ, thu hút, không bị nhàm chán. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên gắn ứng dụng công nghệ số để triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Bởi thanh niên sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày, hàng giờ. Tôi nghĩ đây mặt trận lớn chúng ta có thể triển khai”.
Chị Trang cũng đặt câu hỏi: “Thành đoàn Hà Nội đã triển khai, thực hiện khởi nghiệp về văn hoá như thế nào? Tôi rất mong muốn được biết các hoạt động đã triển khai và đường hướng để thời gian tới, tuổi trẻ Đại học Văn hoá có thể là một trong những nguồn nhân lực sẵn sàng làm việc này”.
Chị Lại Vũ Thiều Trang, Đại học Văn hoá |
Hãy biến khó khăn thành động lực
Trả lời các ý kiến của đại biểu tham dự Diễn đàn, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng cho rằng, chúng ta đứng trong hàng ngũ của Đoàn, cần có trách nhiệm và hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta là gì. Đối với đoàn viên, thực hiện các hoạt động của đơn vị là trách nhiệm; đối với tổ chức Đoàn thì phải làm thế nào để sự kiện lôi cuốn hơn… Hãy biến khó khăn thành động lực để giải quyết việc đó.
Cũng theo Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội, chấn hưng văn hoá là vấn đề thành phố đang quan tâm, tại Nghị quyết 09 của Thành uỷ có nhấn mạnh đến việc phát triển công nghiệp văn hoá. Muốn phát triển công nghiệp văn hoá thì phải có hoạt động khởi nghiệp. Về vấn đề này, thị trường của chúng ta đang có chỉ là xuất phát ban đầu. Tuy nhiên, để phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đặc trưng thì phải có hoạt động đẩy mạnh khởi nghiệp văn hoá.
Hiện nay, Thành đoàn Hà Nội đã và đang tổ chức các hoạt động, cuộc thi nhằm sự kết nối giữa dự án, ý tưởng với nhà đầu tư. Từ kết quả đó, chúng tôi có các mạng lưới nhà tư vấn, nhà đầu tư tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, sinh viên khởi nghiệp.
Trong các cuộc thi do Thành đoàn tổ chức không bị bó buộc bất kỳ một lĩnh vực nào, có khi ở một cuộc thi khởi nghiệp của ĐH Bách khoa nhưng lại xuất hiện ý tưởng liên quan đến văn hoá… Do vậy, những thủ lĩnh Đoàn không nhất thiết phải bó hẹp quy mô những bạn đang làm việc, học tập về văn hoá chỉ khởi nghiệp trong lĩnh vực này, nó dành cho tất cả mọi người.
Diễn đàn đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng cũng cho rằng: “Dù thành phố chưa có cuộc thi hay sự hỗ trợ nào dành riêng cho khởi nghiệp về lĩnh vực văn hoá nhưng tất cả các hoạt động khởi nghiệp đều được hỗ trợ như nhau… Mong các đồng chí có thể để xuất ý tưởng để chúng ta tổ chức hoạt động thúc đẩy các dự án văn hoá".
"Từ câu hỏi của các đại biểu, chúng tôi cũng đặt ra băn khoăn, Đoàn Thanh niên thành phố cần có hoạt động nào để thúc đẩy chuyên đề này, đây là cái mà chúng tôi sẽ quan tâm trong thời gian tới”, đồng chí Phó Bí thư Thành đoàn nhấn mạnh.
Phát triển văn hoá từ ngay đơn vị mình công tác
Cũng theo đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, hiện nay, các cấp bộ Đoàn thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai số hoá các di tích lịch sử cách mạng. Chúng ta đang giữ gìn, bảo tồn các di tích này để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có nhiều cơ hội để tiếp cận với lịch sử dân tộc. Thành đoàn Hà Nội làm sâu hơn một bước nữa là số hoá dữ liệu này. Giai đoạn đầu triển khai, chúng tôi sẽ số hoá khoảng 300 địa chỉ, di tích lịch sử cách mạng. Tất cả các di tích được công nhận cấp thành phố, chúng tôi sẽ số hoá trong năm nay. Số hoá bằng công nghệ thực tế ảo, camera 360 để mọi người có trải nghiệm tốt nhất khi tham gia triển lãm.
Bên cạnh đó, để lan toả hơn, chúng tôi có kế hoạch, phối hợp cùng với các trường THCS, THPT đưa sản phẩm nêu trên vào bài giảng. Ví dụ, khi giáo viên giảng về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố, học sinh có thể quét mã QR để vào tham quan 360 độ, di chuyển theo sơ đồ thực tế, có thuyết minh song ngữ… Những giá trị đặc biệt cũng sẽ được thể hiện trong triển lãm ảo này…”.
Đồng chí Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho rằng, chấn hưng văn hoá là lựa chọn văn hoá tiêu biểu, tốt để lan toả, phát triển, bỏ đi cái không phù hợp với thời đại.
Vì thế, cán bộ Đoàn tuyên truyền không chỉ đơn giản là viết bài mà chúng ta còn phải hiểu sâu sắc về văn hoá, như vậy thì mới có cách làm sáng tạo.
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng cũng nhấn mạnh, chúng ta phải tạo lập ra môi trường để cho văn hoá phát triển. Ở đây có thể hiểu là văn hoá của đơn vị, tổ chức chứ không chỉ đơn thuần là của Thủ đô.
Các đại biểu chủ trì Diễn đàn |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng cho rằng, những hoạt động tại các cơ sở Đoàn không cần “đao to búa lớn” nhưng nó cần phù hợp với người trẻ, khi đặt tâm huyết dành cho hoạt động thì sẽ có sự sáng tạo…
“Chấn hưng văn hoá phải có yếu tố con người, Thành đoàn có tổ chức cuộc vận động, xây dựng hình tượng thanh niên thời đại mới, để làm được, chúng ta phải tự trau dồi, để trở thành con người thấm đẫm văn hoá Thủ đô, tổ chức, từ đó lan toả văn hoá đến người khác…
Khi tham gia, phát triển văn hoá, chúng ta phải có sản phẩm và sáng tạo không ngừng… Rất mong các đồng chí cùng phối hợp, thúc đẩy vấn đề này”, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ.
Cùng với sự phát triển của thời đại, người trẻ phải chống xói mòn giá trị về văn hoá. Theo đó, thanh niên cần có quan điểm, tiếng nói, thay vì chúng ta biết là sai mà vẫn im lặng. Ví dụ: trên nền tảng mạng xã hội, ta có nghe luận điệu xuyên tạc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhưng chúng ta xoá đi hoặc không nghe… đó chỉ là làm cho chúng ta mà chưa lan toả cho cộng đồng. Thanh niên cần có tiếng nói, thể hiện yêu ghét rõ ràng, bảo vệ cái gì là chính nghĩa… Đó là cách tuổi trẻ đối diện với văn hoá tiêu cự và thể hiện nhiệm vụ thanh niên cần phải làm để phòng chống xói mòn văn hoá.