Tag

Chợ Hàng Mã - kho tàng ký ức của người Hà Nội

Người Hà Nội 12/01/2024 10:52
aa
TTTĐ - Hàng Mã - con phố mà cứ vào mỗi dịp lễ, Tết trong năm. người Hà Nội và cả phương xa đều muốn đến. Bằng việc bán các mặt hàng theo từng dịp, vẻ đẹp cổ xưa của Hà Nội vẫn tồn tại khá nguyên vẹn trên con đường cổ nổi tiếng Hàng Mã.
Trung thu sớm: Giới trẻ check-in chật cứng phố Hàng Mã Giới trẻ đua nhau “checkin” Giáng sinh sớm Đào, quất xuống phố đón Tết sớm

“Phố nghề” trường tồn theo thời gian

Chỉ vỏn vẹn dài chừng 339m nhưng phố Hàng Mã đã đi qua tuổi thơ của người Hà Nội về một khu phố lung linh sắc màu, lúc nào cũng nhộn nhịp. Đồ trang trí cho các dịp lễ quanh năm từ Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu truyền thống đến lễ Giáng sinh, Halloween, lễ Tình nhân... lúc nào cũng đầy đủ các mẫu mã.

Lồng đèn lớn nhỏ, đủ các màu sắc cho người dân tha hồ lựa chọn
Ở phố Hàng Mã, lồng đèn lớn nhỏ, đủ các màu sắc cho người dân tha hồ lựa chọn về treo Tết

Chị Lan - chủ của cửa hàng bán đồ trang trí lâu năm ở Hàng Mã cho biết: “Nửa tháng trước khi Tết, khách ghé mua sắm rất đông, nên tôi đã chuẩn bị hàng hoá trước đó vài tháng. Năm nay, mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng giá cả bình ổn, tiết kiệm được nhiều chi phí do chúng tôi buôn bán cả trên các nền tảng trực tuyến; đăng lên Facebook, Shopee khách thích mẫu nào là báo giá và gửi ship”.

Trong cái rét ngọt giáp Tết chuẩn bị đón xuân sang, người Hà Nội lại háo hức dạo bước ở Hàng Mã, một phần để mua sắm những đồ vật trang trí cho nhà cửa chuẩn bị cho năm mới, một phần để cảm nhận sự náo nhiệt, sôi động nơi đây. Bởi Tết Nguyên Đán ở Hàng Mã mang phong vị rất riêng giữa lòng thành phố.

Chợ Hàng Mã - kho tàng ký ức của người Hà Nội

Cả con phố dài được nhuộm đỏ rực rỡ với những câu đối đỏ, thấp thoáng những bao lì xì may mắn, chen lẫn những cành đào mai đủ màu sắc, cùng với những chiếc lồng đèn đung đưa, dây kim tuyến lấp lánh. Chính “sắc đỏ” đã khoác áo mới cho những ngôi nhà cổ kính, tiếp sinh khí cho mái ngói rêu phong, ban công sắt hoen rỉ thêm kiên cường theo năm tháng. Trong chốc lát, tất cả những điều đó đã đưa người ta trở về miền ký ức Hà Nội xưa một thời của ông cha.

Ngày nay đã có nhiều con phố đã “chuyển mình" đổi nghề để phù hợp với thời đại, phục vụ nhu cầu của người dân. Các con phố như Hàng Than không còn bán than tổ ong, than củi nữa, giờ chuyển sang bán bánh cốm, bánh xu xê; phố Hàng Cân ngày xưa chuyên bán cân, giờ chuyển sang bán giấy, đồ lụa…

Chợ Hàng Mã - kho tàng ký ức của người Hà Nội

Ấy vậy, Hàng Mã vẫn là một miền ký ức trường tồn của người Hà thành, vẫn là một con phố buôn bán “giữ nghề" điển hình của Hà Nội. Không những vậy, phố ngày càng phát triển, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống khi cho ra mắt nhiều mặt hàng trang trí, mẫu mã đa dạng đủ loại từ màu sắc, chất liệu, kích cỡ.

Khu phố nghề tại Thăng Long - Kẻ Chợ trước đây được biết đến với đặc điểm truyền nghề cho thế hệ sau trong gia đình, sản xuất đơn giản và chú trọng vào kinh nghiệm, không trải qua nhiều sự thay đổi về mô hình sản xuất. Ngược lại, Hàng Mã ngày nay đã linh hoạt, bắt kịp nhu cầu của thời đại, đồng thời là bước tiến hiện đại để giữ gìn bản sắc của tên phố.

Cũng như nhiều khu phố cổ thời đó làm gì bán nấy, Hàng Mã là nơi chuyên sản xuất và buôn bán đồ vàng mã cúng tết, đồ chơi dân gian bằng giấy... Về sau, trên phố Hàng Mã xuất hiện thêm nhiều loại mặt hàng và dịch vụ đa dạng như đồ trang trí phông màn cho đám cưới làm từ bọt xốp nhiều màu sắc; thiệp cưới, bưu thiếp, kinh doanh cả văn phòng phẩm, đồ chơi hiện đại…

Trải nghiệm Tết xưa

Những hàng hoá gắn liền với cuộc sống thường hàng ngày tại Hàng Mã không biết từ khi nào trở thành một nét văn hoá đặc trưng nơi thủ đô nhộn nhịp. Một Hàng Mã xinh đẹp, lung linh rực rỡ luôn thay “áo mới” bốn mùa trong năm, là nét đẹp độc đáo khiến nơi đây lúc nào cũng đông đúc, luôn là điểm ghé thăm của người dân mỗi dịp lễ đặc biệt, và cả những vị khách du lịch nước ngoài.

Chợ Hàng Mã - kho tàng ký ức của người Hà Nội

Dẫu thời gian không thể quay trở lại, xã hội đổi thay, người đến người đi, thì Hàng Mã vẫn là một chứng nhân lịch sự ghi dấu lại những thước phim kỷ niệm đẹp đẽ của bất cứ ai đã từng bước chân đến đây. Bởi ở đây, người ra tìm thấy niềm vui của trẻ thơ, rộn ràng qua hình bóng chiếc đèn lung linh, chứa đựng cả một bầu trời kí ức. Cũng tại con phố cổ, người ta tìm thấy được cả những giá trị văn hoá truyền thống được ông cha chắt chiu, xây dựng một thời.

Ngoài việc phục vụ nhu cầu mua sắm đồ trang trí, Hàng Mã còn là một địa điểm check-in lý tưởng của nhiều bạn trẻ đến để lưu giữ những bức ảnh đẹp.

Năm 2024 là năm Giáp Thìn, nên nhiều cửa hàng lấy linh vật “rồng” làm chủ đạo
Năm Giáp Thìn 2024, nhiều cửa hàng lấy linh vật Rồng làm chủ đạo

Không khó để bắt gặp những những cô gái khoác lên mình trang phục áo dài truyền thống, dịu dàng đứng chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trước những gian hàng bày bán các sản phẩm trang trí Tết rực rỡ ở Hàng Mã.

Sinh sống lâu năm tại thủ đô, đối với bạn Thanh Trà (22 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội), Hàng Mã là thiên đường mua sắm đồ đạc mỗi dịp Tết đến xuân về, bởi phố luôn có đa dạng đồ trang trí mới lạ, bắt kịp xu hướng.

Thanh Trà cho biết: “Dịp cuối năm như này mình rất thích rủ mẹ đi mua sắm, chụp ảnh ở Hàng Mã. Điều này là truyền thống của gia đình mình vì hoạt động này giúp cho các thành viên thêm gắn kết. Mọi người cũng thích cảm nhận không khí nhộn nhịp, tấp nập của không khí Tết Nguyên đán đang đến gần".

Cũng nhờ những hoạt động du xuân trước như vậy, giúp cho Hàng Mã luôn là một phần không thể thiếu trong lòng người Hà Nội, trường tồn theo năm tháng.

Đọc thêm

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Xem thêm