Tag

Cho mùa về cùng nắng mới tươi trong...

Người Hà Nội 21/04/2024 16:45
aa
TTTĐ - Hà Nội những ngày cuối xuân, nắng mới bừng lên báo hiệu sự chuyển tiếp của mùa. Sự tươi trong, mới mẻ ấy mang đến sự nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng kéo theo một vài cái nhăn mặt, nhíu mày khi gặp phải những sự thiếu tế nhị nho nhỏ.
Khi mùa xuân "chín"... Top 5 trang phục mùa hè năng động cho bạn gái Sắc màu Hà Nội 4 mùa qua giọng hát Tô Ngọc Hà

Mỗi cơn gió đi qua...

Đặc trưng của không khí giao mùa là có những khi trời dày mây, hơi nước che kín ánh mặt trời, tạo nên sự nồm ẩm, khiến người già, trẻ con, người có sức đề kháng yếu dễ mệt, ốm. Sự chen lẫn nóng, lạnh khi trời thoắt mưa ào ào chốc lại nắng rực rỡ tác động lớn đến hệ hô hấp của con người.

Rất nhiều trẻ nhỏ phải nghỉ học do cúm với biểu hiện là ho, sốt, sổ mũi... Lo ngại cho sức khỏe của con, đồng thời cũng sợ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, nhiều gia đình xin cho con nghỉ học để chăm sóc tốt hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến các bạn khác.

Cũng có người thì quan niệm "cả làng bị cúm, đâu chỉ riêng mình" và lấy lý do đang ôn thi học kì, nghỉ thì ảnh hưởng đến việc ôn tập nên con vừa giảm sốt thậm chí đang còn sốt có bố mẹ vẫn nhất quyết đưa đến lớp. Tất nhiên, hoàn cảnh mỗi gia đình khác nhau, rất có thể vì để ở nhà không ai chăm sóc nhưng rõ ràng nếu những bạn ốm, mệt ở nhà vừa tốt cho sức khỏe vừa đỡ tác động đến những người xung quanh.

Hãy giữ ý thức nơi công cộng để phòng các bệnh lúc giao mùa (Ảnh minh họa)
Hãy giữ ý thức nơi công cộng để phòng các bệnh lúc giao mùa (Ảnh minh họa)

Bởi lẽ, nếu con đi học mà mệt thì sự tiếp thu không thể trọn vẹn. Cái nóng bắt đầu bừng lên buộc lớp học phải bật điều hòa nhiệt độ. Với những bạn đang ốm, sức khỏe kém, chỉ một làn gió phả qua là đã rùng mình, ớn lạnh, nổi "da gà". Đó là chưa kể những bạn còn nôn, trớ, ho... gây bất tiện cho việc học hành của cả lớp.

Ở đây không thể nói chuyện đúng, sai mà chỉ là câu chuyện ở ý thức và quan niệm của mỗi người mà thôi. Nếu luôn cân nhắc và đưa ra lựa chọn nào tốt cho cả mình và cộng đồng thì chúng ta sẽ làm cho chút khó khăn của giao mùa trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Trong khi đó, tại nơi công cộng, một số người đã bỏ thói quen đeo khẩu trang. Chị Hồng Linh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) kể, cuối tuần vừa rồi đã phải "bỏ của chạy lấy người", buổi sáng nghỉ ngơi vui chơi trở nên khó chịu. Chuyện là, chị vừa ngồi vào quán cà phê, gọi được đồ uống ra thì có một nhóm các chị "sồn sồn" cũng kéo nhau vào.

Họ ngồi bàn ngay cửa sổ. Ồn ào, náo nhiệt cũng là chuyện thường tình vì ai nấy đều vui vẻ gặp lại bạn bè, thư giãn sau cả tuần làm việc căng thẳng nhưng khó chịu nhất là có đến mấy chị đang bị ho, sổ mũi. Khi hắt hơi, mấy chị này không che miệng mà... quay thẳng vào chỗ chị Linh ngồi, há miệng rất to. Rồi thì những tràng ho rũ rượi và còn thi thoảng có người hồn nhiên khạc xong nhổ vào khay đựng vỏ hướng dương, vào gạt tàn thuốc lá và thậm chí cả cốc nước vừa uống xong.

Rùng mình, chị Linh kéo các con đứng dậy ra về và lấy đó làm bài học trực quan cho các con về ý thức cư xử nơi công cộng.

"Mặt trái" của nắng mới

Cuối xuân đầu hạ cũng là lúc nắng mới lóe lên. Nắng xua đi cái nồm ẩm, kéo bầu trời rộng hơn, hong khô những mảng mốc do mấy tháng mưa xuân lớp lớp phủ dày. Nắng về kéo theo cái nóng. Chính vì thế mà có những người sợ nóng bắt đầu thấy khó chịu và có xu hướng mặc "mát mẻ" hơn để giảm nhiệt.

Dù vậy, khó chịu đến mấy cũng nên giữ gìn hình ảnh chốn đông người. Chị Hoàng Yên (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cực lực phản đối việc những thanh niên cởi trần mặc mỗi chiếc quần đùi bé tí chạy hay tập thể dục trong công viên.

"Đang đi một mình mà gặp một hoặc vài thanh niên trần trùng trục, người đẫm mồ hôi bóng nhẫy, mình thấy rất sợ. Nếu các bạn ấy đang ở trong phòng tập, ở buổi thi hay phô diễn thể hình thì có thể đẹp nhưng ở nơi công cộng như vậy rất phản cảm", chị Yên bày tỏ quan điểm.

Nắng nóng cũng kéo theo lượng mồ hôi thoát ra nhiều hơn để giúp con người giảm bớt nhiệt độ. Vì là nắng đầu mùa nên trong không khí vẫn còn nhiều hơi nước, chính vì thế chúng ta sẽ có cảm giác oi bức, khó chịu. Lượng mồ hôi thoát ra sẽ dễ gây nên mùi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Lúc này rất cần mỗi người phải có cách ứng xử sao cho tế nhị.

Khi tập thể dục ngoài trời, mỗi người hãy chú ý trang phục của mình sao cho phù hợp (Ảnh minh họa)
Khi tập thể dục ngoài trời, mỗi người hãy chú ý trang phục của mình sao cho phù hợp (Ảnh minh họa)

"Sợ nhất là những lúc xe bus đông người mà có ai đó nặng mùi bước lên, không khí ngột ngạt, chỉ mong mau đến bến mình xuống", anh Nam Trung (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết. Anh Nguyễn Hùng (ở quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ bí quyết: "Mùi cơ thể là những điều không may mà chẳng ai muốn nhưng có thể hạn chế tác động đến môi trường xung quanh nếu chúng ta biết ý tứ hơn".

Theo anh Hùng, thường trước khi ra chỗ đông người anh sẽ tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và tất chân mới. Anh sẽ đi sớm để tránh việc bị gấp gáp, đổ mồ hôi nhiều.

Nếu trong trường hợp bất khả kháng, phải đi bộ lâu hoặc chạy trước khi lên xe bus mà lại gặp lúc xe đông người, thay vì đứng giơ tay lên để bám vào những tay nắm trên xe cho khỏi ngã, anh sẽ chọn đứng dựa sát vào một góc để hạn chế ít nhất việc người khác có thể ngửi phải mùi không mong muốn.

Như vậy, đây không chỉ là sự xấu hổ với khiếm khuyết, bất tiện của bản thân mà cái chính là chúng ta chọn cách nào để không biến điều đó trở thành "nỗi ám ảnh" với cộng đồng. Vì thế, để nắng mới lên tươi trong, đẹp đẽ thì thiết nghĩ mỗi người cần góp một chút ý tứ, chỉ một chút thôi nhưng hiệu quả rất tốt cho những người xung quanh.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm