Tag

Chọn ngành, chọn trường: Giới trẻ có đang chạy theo xu hướng?

Nhịp sống trẻ 25/04/2022 21:08
aa
TTTĐ - Câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết các bạn trẻ vào mỗi mùa tuyển sinh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh cũng như nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem “Anh có phải đàn ông không”, bạn trẻ "ngẫm" về hôn nhân và gia đình Nhiều người trẻ đang nói không với mạng xã hội Lan tỏa và thúc đẩy văn hóa đọc trong giới trẻ

Chạy đua theo ngành "hot", trường "hot"

Hiện nay, nhiều cha mẹ có xu hướng để con mình tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc chọn lựa ngành nghề.

Vũ Hoàng Long, học sinh lớp 12 ở quận Cầu Giấy chia sẻ về lựa chọn ngành học của mình: "Em nghe nhiều người bảo học Digital Marketing đang là 'trend' lại dễ tìm việc nên đăng ký đại. Cá nhân em thấy ngành này có môi trường học tập khá năng động. Các anh, chị khóa trước mà em biết cũng khuyên em nên lựa chọn để đăng ký thi. Em hi vọng bản thân sẽ phù hợp với chương trình học tập của chuyên ngành này!".

: Nhiều bạn trẻ đang lựa chọn ngành, trường theo “trend”
: Nhiều bạn trẻ đang lựa chọn ngành, trường theo “trend”

Xu hướng mà các bạn trẻ hiện đang “đổ xô” vào lựa chọn ngành nghề để học có thể kể đến: Công nghệ thông tin, Digital Marketing, Kĩ thuật ô-tô, Y tế, Kinh tế, Thiết kế đồ hoạ,… Đây là những ngành đáp ứng xu thế của xã hội, song các ngành đó không phải phù hợp với mọi cá nhân. Ngoài ra, nhiều học sinh cũng đăng kí nguyện vọng theo xu hướng mà chưa thực sự ý thức được ngành nghề mình chọn có việc làm sau khi ra trường không.

Một điều dễ nhận thấy hiện nay, không ít người có năng khiếu về nghệ thuật nhưng vì muốn theo học cùng bạn bè mà chọn các trường "nổi bật" về lĩnh vực kinh tế hoặc nghiên cứu; nhiều bạn thích sư phạm nhưng lại thi các trường kế toán, du lịch… Như vậy vừa lãng phí tài năng, vừa dẫn đến tình trạng “vỡ mộng” khi đi học và gây ra căng thẳng, mệt mỏi nếu tiếp tục theo nghề.

Minh Anh hiện đang là sinh viên năm 2, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - 1 trong những trường TOP về kinh tế bên cạnh Đại học Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính. Tuy là sinh viên nhưng giờ đây, Minh Anh đang sống trong cảnh thức khuya dậy sớm khi vừa phải đối đầu với kì thi giữa kỳ ở trường, vừa ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Minh Anh tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp THPT, em và ba bạn cùng lớp quyết định cùng nhau thi vào trường Kinh tế. Một phần là vì trường cũng là trường được cho là "hot" trong nhiều năm, một phần bọn em cũng muốn học cùng nhau, có thể tiếp tục chơi với nhau, sau này lại còn làm cùng ngành nữa thì rất vui. Tuy nhiên học xong năm đầu tiên em cảm thấy khá áp lực, có phần buồn và chán nản vì đó không phải là ngành học mình yêu thích. Em quyết định năm nay thi lại vào Đại học Y nhưng cũng rất hoang mang vì không biết có đỗ không”.

Các bạn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh
Các bạn học sinh Thủ đô tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh

Chia sẻ rõ hơn về việc chọn ngành "hot", trường "hot" để thi đại học, em Trần Đăng Khoa (học sinh lớp 12, trường THPT Trần Nhân Tông) nói: "Theo em thấy việc chọn ngành 'hot' hay trường 'hot' năm nào cũng có. Hầu hết học sinh như chúng em đều muốn vào các trường có cơ sở vật chất cũng như chương trình đào tạo tốt. Chính vì vậy mà nhiều trường thuộc TOP vẫn cứ hot và có nhiều hồ sơ đăng ký thi. Còn đối với ngành 'hot' thì em nghĩ đó là xu hướng xã hội. Đó cũng là tâm lý, nghe đến Kinh tế, Luật, Trí tuệ nhân tạo, Marketing, Công nghệ thông tin thì mọi người rất thích vì nó khá to tát và…'oách'. Bọn em cũng không thể đánh giá được sau khi ra trường có dễ dàng xin việc hay không vì phụ thuộc nhiều yếu tố, tuy nhiên đặt so sánh với các ngành ra có việc làm luôn thì đúng là bọn em đang 'đặt cược'."

Có thể nói, thật đáng lo ngại hơn bởi tâm lý “người sao, mình vậy” đang biến giới trẻ thành một thế hệ “ai cũng như ai”, mọi cá tính và bản sắc riêng đều bị hạn chế, không có cơ hội phát triển. Việc giấu cảm xúc, giấu sở thích, giấu cả lựa chọn tương lai để “hùa” theo đám đông khiến nhiều bạn trẻ mất đi những cơ hội lớn và không còn là chính mình. Tốt hơn, các bạn trẻ cần chọn cho mình một ngành nghề đúng với mong ước, năng lực, sở trường của bản thân để có thể học tập và sống với đam mê.

Tự đặt ra định hướng, mục tiêu cho bản thân

Đăng ký xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin ngay khi trường thông báo nhận hồ sơ, em Minh Vũ, học sinh lớp 12 trường THPT Thăng Long cho biết: "Ba mẹ cho em tự chọn ngành học. Em đã tìm hiểu kỹ về ngành Công nghệ thông tin, em cũng được thầy cô giải đáp những thắc mắc tại buổi tư vấn tuyển sinh nên em đăng ký nguyện vọng theo ngành học này.".

Câu chuyện của bạn Đức Anh, cựu sinh ngành Công nghệ thực phẩm chính là một minh chứng cho sự quyết tâm theo đuổi đam mê và sở thích.

"Cả bố mẹ đều muốn mình thi vào ngành Kinh tế để sau này cả nhà cùng làm trong khối nhà nước nhưng mình không thích và nhất quyết chọn gắn bó với những công thức chế biến, những buổi học làm bánh mì, lên men thực phẩm... Giờ thì mình đã mở được cửa hàng bánh mì đắt khách, bố mẹ tôi vui lắm, còn muốn đầu tư vốn để mình mở thêm chi nhánh".

Chọn ngành, chọn trường: Giới trẻ có đang chạy theo xu hướng?

Bạn Nguyễn Diệu Linh, học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ: "Biết bản thân yếu các môn khối tự nhiên nên từ khi học cấp 2, em đã lựa chọn học ban xã hội. Tuy nhiên, với khối xã hội khá khó để chọn ngành nghề, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa phù hợp với xu hướng xã hội. Bố mẹ đã cho em rất nhiều lời khuyên, gia đình không có người làm trong ngành luật hoặc cơ quan nhà nước, khá khó để em có thể chia sẻ những va vấp trong công việc tương lai. Sau thời gian suy nghĩ, em quyết định theo ngành báo chí, truyền thông. Ban đầu bố mẹ em phản đối rất nhiều, vì cho rằng đây là ngành không phù hợp với phái nữ, vất vả, cần đi lại nhiều, luôn tiếp xúc với mặt “tiêu cực” của xã hội. Em đã mất rất nhiều thời gian để giải thích cho bố mẹ hiểu ngành báo chí truyền thông hiện tại rất rộng mở, không chỉ gói gọn là phóng viên chuyên đi săn tin, bài như trước. Thêm vào đó, trong thời gian học đại học, chỉ cần trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, tương lai xin việc sẽ dễ dàng hơn. Thật may bố mẹ đã hiểu và ủng hộ lựa chọn của em".

Trong thời đại công nghệ số, nhất là khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, một số ngành nghề mới đang vươn lên và được xem là xu hướng mới, mang lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ lựa chọn. Những ngành nghề từng “hot” vì mang tính ổn định như sư phạm, ngân hàng, quản trị kinh doanh… đã giảm nhiệt. Trong mùa tuyển sinh năm nay, xuất hiện nhiều ngành học mới là Logistic, Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế đồ họa, Phần mềm, Digital Marketing (quảng cáo thương hiệu đa nền tảng) được giới trẻ ưa chuộng. Môi trường làm việc cũng linh hoạt hơn, nhất là khi đại dịch xảy ra, nhiều người có xu hướng tìm kiếm ngành nghề, công việc có thể làm việc từ xa thay vì đến công ty.

Câu chuyện chọn nghề, chọn trường luôn là vấn đề nóng trước mỗi mùa tuyển sinh. Ngoài việc nắm bắt được xu hướng nghề nghiệp trước những biến động xã hội, đòi hỏi các bạn trẻ cần đầu tư nhiều kỹ năng, nhiệt huyết, tránh chạy theo thị hiếu. Quan trọng nhất là phải xác định được sở thích, năng lực của mình, dựa trên tư vấn của gia đình, nhà trường để chọn ngành nghề và bậc học phù hợp.

Ngành học thì vô cùng phong phú, chọn ngành, nghề nào để không bị thất nghiệp sau khi ra trường thì quả là câu hỏi khó trong thời buổi hiện nay. Việc chạy theo ngành ‘hot’ đem lại nhiều rủi ro bởi ngành được coi là ‘hot’ hôm nay có thể sẽ hết ‘hot’ trong 3 - 5 năm tới vì xu hướng việc làm luôn biến đổi theo từng giai đoạn và theo nhu cầu xã hội. Điều quan trọng nhất hiện tại có lẽ đó chính công tác tư vấn tuyển sinh chọn ngành, nghề cho học sinh cần được triển khai rộng khắp để các em có thể có cái nhìn bao quát về tình hình và nhu cầu của thị trường lao động cũng như xu thế việc làm hiện nay là gì để có phương án chọn lựa phù hợp.

Đọc thêm

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ

TTTĐ - 80 năm về trước, sau Cách mạng Tháng Tám, 90% dân số Việt Nam còn mù chữ. Khi ấy, chiến dịch lớn “Bình dân học vụ” kéo dân ta thoát khỏi “giặc dốt”, trở thành biểu tượng của tinh thần tự học và học tập suốt đời.
Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

TTTĐ - Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ là một hành trình để đội viên, thiếu nhi cả nước được trở về với lịch sử, nơi ghi dấu biết bao chiến công, sự hy sinh và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ những giai điệu trầm hùng, sâu lắng của bài Quốc ca được vang lên tại các địa danh lịch sử, tình yêu Tổ quốc sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ Nhịp sống trẻ

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, nơi những tòa chung cư ngày càng trở thành không gian sống phổ biến, việc xây dựng tinh thần cộng đồng và kết nối giữa cư dân, đặc biệt là thanh niên, trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính trong môi trường đó, những thủ lĩnh Chi đoàn ở khu chung cư đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp phần gắn kết và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động" Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.
Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh MultiMedia

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

TTTĐ - Mô hình hoạt động Đoàn tại các khu chung cư cao tầng tại địa bàn Thủ đô Hà Nội đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết, văn minh và nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên và cư dân.
Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu Giáo dục

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong lĩnh vực này, trang bị cho sinh viên hành trang vững chắc để tự tin làm chủ thị trường toàn cầu.
Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, có những người trẻ dù mang trên mình những khiếm khuyết cơ thể vẫn luôn phấn đấu không ngừng. Họ như những chiến binh số, làm chủ công nghệ, kiến tạo tương lai cho chính mình và lan tỏa nguồn cảm hứng bất tận cho cộng đồng.
Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường

TTTĐ - Vận dụng kiến thức đã học, một nhóm sinh viên Thủ đô đã thực hiện dự án tận dụng phế thải công nghiệp từ môi trường xung quanh để sản xuất vật liệu chống cháy, cách nhiệt ưu việt và thân thiện với môi trường. Dự án được đánh giá rất cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và vừa giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025.
Xem thêm