Tag

Chú trọng phân cấp trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Môi trường 10/11/2021 11:36
aa
TTTĐ - Thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần tháo gỡ cơ chế trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là việc đẩy mạnh phân cấp trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhằm đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vĩnh Phúc: Ban hành văn bản chỉ đạo mới về thủ tục chia, tách thửa đất và chuyển quyền sử dụng đất Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tăng cường tuyên truyền, đối thoại trong giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trình HĐND TP Hà Nội thông qua danh mục 623 dự án thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Các đại biểu dự kỳ họp
Các đại biểu dự kỳ họp

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thành Nam, đoàn ĐBQH Phú Thọ bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Để góp phần cụ thể hóa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu đề nghị cần tháo gỡ cơ chế trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cụ thể, về điều chỉnh quy hoạch đất lúa và các loại đất rừng, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phân khai chỉ tiêu sử dụng đất và ban hành Nghị quyết phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong đó xác định rõ diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cuối kỳ quy hoạch và chỉ tiêu được phép chuyển mục đích các loại đất trên sang mục đích phi nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đến mỗi dự án, mỗi công trình cần chuyển 10 ha đất lúa, 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và 50 ha đất rừng sản xuất thì một lần nữa lại phải xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ. Thực tế việc làm này làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị loại 1 ở mọi vị trí, mọi quy mô, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, của Chính phủ, các tỉnh đang tích cực thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập, tinh giản bộ máy hành chính, giải thể một số đơn vị sự nghiệp công lập, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, việc sắp xếp, xử lý tài sản công là đất đai, tài sản, thu hồi nợ theo quy định là việc làm bình thường và diễn ra thường xuyên.

Theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật liên quan, việc điều chỉnh này với cấp đô thị loại 1 trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, có nhiều dự án điều chỉnh ở quy mô rất nhỏ, nhất là thu hồi đất trụ sở một cơ quan hành chính nhưng cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục để trình Thủ tướng phê duyệt. Như vậy là mất nhiều thời gian, không kịp thời đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư, vô tình làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị Quốc hội xem xét ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị từ loại 1 trở xuống ở các vị trí đất thu hồi do sắp xếp sử dụng, quy hoạch giao thông và các vị trí độc lập không mang tính liên kết vùng.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Khương Thị Mai, đoàn ĐBQH Nam Định đề nghị Chính phủ trong khi chưa sửa đổi được Luật Đất đai, Luật Đầu tư công và các luật có liên quan thì đề nghị ban hành cơ chế đẩy mạnh phân cấp cho Hội đồng nhân dân được quyết định một số nội dung, như chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 ha trở lên đến dưới 500 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị ủy quyền cho Hội đồng nhân dân được ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sớm đưa các dự án vào hoạt động.

Cùng bàn luận về nội dung trên, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH Bắc Kạn cho rằng, để tạo điều kiện cho một tỉnh, thậm chí là cả một vùng có thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra thì cần một hệ thống cơ chế, thể chế hoàn chỉnh, thống nhất và phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, đặc biệt là về các lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp, đầu tư. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, có những quy định còn gây trở ngại cho địa phương trong quá trình phát triển.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, Luật Lâm nghiệp quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ dưới 20 ha, rừng sản xuất dưới 50 ha và không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Tại Nghị định số 83 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156 Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, dự án cấp thiết khác quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp. Như vậy, việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, không phân biệt diện tích.

Đối với các tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ lớn, quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông không tránh khỏi việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong đó có rừng tự nhiên, thời gian thực hiện thủ tục kéo dài qua nhiều bộ, ngành có liên quan tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ, nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư vượt thời gian thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Để tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho địa phương, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân các tỉnh. Cụ thể, đối với các công trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, không phân biệt quy mô, diện tích. Đối với các công trình dự án khác giao Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên dưới 20 ha.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm