Tag

Chuyện quái dị của kẻ ngáo đá: Sử dụng ma túy đá 3 năm sẽ bị tâm thần (Kỳ cuối)

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - "Chúng tôi thấy rất nhiều người sau khi sử dụng ma túy đá khoảng 3 năm thì đều chuyển sang trạng thái tâm thần. Ma túy đá chính là phá hủy hệ thống thần kinh trung ương và não bộ, gây ảo giác giết người...

Chuyện quái dị của kẻ ngáo đá: Sử dụng ma túy đá 3 năm sẽ bị tâm thần (Kỳ cuối)

(TTTĐ) - "Chúng tôi thấy rất nhiều người sau khi sử dụng ma túy đá khoảng 3 năm thì đều chuyển sang trạng thái tâm thần. Ma túy đá chính là phá hủy hệ thống thần kinh trung ương và não bộ, gây ảo giác giết người...

>> Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá:
* Đại gia 7 lần vào trại điên vì “cuộn đá” (Kỳ 1)
* Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)
* Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)
* Buồn chơi, đám cưới chơi, đám ma cũng chơi (Kỳ 4)
* Cái bẫy ma túy của “phi đội săn con nhà giàu” (Kỳ 5)
* Sự kích thích dục tình quái gở của “đá” (kỳ 6)

Vì sao cả giới trẻ lẫn các đại gia hơn 40 tuổi, tưởng như đã quá hiểu lẽ đời… cũng “lao” vào ma túy đá rồi trở nên thê thảm dưới sự giày xéo của nó? Chúng ta cần làm gì để ngăn cản “đại họa” đang làm mục ruỗng sự yên bình của xã hội?

Chuyên gia Lê Trung Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Tâm lý cho người nghiện ma túy (UBND TP. Hà Nội) chia sẻ với Báo TT&ĐS về các câu hỏi nhức nhối này.

Chuyện quái dị của kẻ ngáo đá: Sử dụng ma túy đá 3 năm sẽ bị tâm thần (Kỳ cuối)

Chuyên gia Lê Trung Tuấn


- PV: Thưa ông, qua nghiên cứu và điều trị, ông nhận thấy tình trạng sử dụng ma túy đá ở Việt Nam hiện nay ra sao?


- Ông Lê Trung Tuấn:Trung tâm chúng tôi đã khảo sát nhiều trường học trên địa bàn nhiều tỉnh, thành từ các trường trung học phổ thông đến cao đẳng, đại học, thì nhận thấy hầu hết ma túy đá đã len lỏi vào được các trường học và đang được tuyên truyền rất mạnh rằng đây là loại ma túy không gây nghiện.


Rất nhiều thanh thiếu niên hiện nay sử dụng ma túy đá như một trào lưu thể hiện “đẳng cấp” của mình mà không hề nhận thấy tác hại của nó. Trong khi đó phụ huynh của các em thì hầu như không am hiểu gì về ma túy và đặc biệt là ma túy “đá” (ma túy tổng hợp).

Tỷ lệ người sử dụng ma túy đá vào cai nghiện trong các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội ngày càng tăng. Tỷ lệ phạm tội giết người do hoang tưởng sau khi sử dụng ma túy đá cũng tăng cao đột biến trong những năm gần đây.


- Điều đáng sợ nhất trong “phong trào” chơi ma túy đá hiện nay là gì?


- Nguy hiểm nhất của ma túy đá chính là phá hủy hệ thống thần kinh trung ương và não bộ, nó gây ảo giác giết người hay phạm tội trong lúc không điều khiển được hành vi của mình. Ví dụ điển hình như nam thanh niên giết người yêu của mình vì nghĩ đấy là trăn tinh, con giết bố vì hoang tưởng nghĩ bố sắp sát hại mình. Đó chính là trạng thái “hoang tưởng bị hại” mà người sử dụng ma túy đá bị ảnh hưởng.


Chúng tôi thấy rất nhiều người sau khi sử dụng ma túy đá khoảng 3 năm thì đều chuyển sang trạng thái tâm thần. Trung tâm cũng đang trị liệu tâm lý cho những người mắc trạng thái này và để thực hiện đúng phác đồ điều trị tâm lý cần có thời gian rất dài, cũng rất khó khăn cho việc phục hồi.

Chuyện quái dị của kẻ ngáo đá: Sử dụng ma túy đá 3 năm sẽ bị tâm thần (Kỳ cuối)

Một buổi giao lưu trao đổi kỹ năng chồng tái nghiện


- Ông có thể nói cụ thể hơn về hiện tượng ngáo đá qua các nghiên cứu của mình?


- Người dùng ma túy đá bị ảo giác, mất kiểm soát, hành động bất nhân. Đây chính là biểu hiện chết người của ma túy đá mà không phải ai cũng nhận ra vì nó không có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng lên cơn như người nghiện ma túy thông thường. Nó chỉ bị phát hiện khi đã sử dụng ma túy đá một thời gian lâu dài.


Khi đó, não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng nên những trạng thái hoang tưởng, ảo giác mà chúng ta thường gọi là “ngáo đá” bắt đầu xuất hiện. Đa số đến khi “bệnh nhân” có những hành động tự sát hay vô cớ giết người vì nhìn người thân, người vô tội trở thành quái vật thì gia đình mới phát hiện. Đây chính là cơ chế đặc biệt nguy hiểm của ma túy đá.


- Chúng ta phải làm gì trước thảm họa đã và sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng này?


- Tôi bỏ toàn bộ thời gian, công sức, tiền của ra để nghiên cứu và điều trị cho không ít người bị nghiện ma túy đá và đã “phát điên” kia. Tôi muốn nói rằng, đã đến lúc toàn xã hội phải đưa ra những cảnh báo sớm trong thanh thiếu niên và cả xã hội cần phải chung tay một cách quyết liệt mới có thể đẩy lùi được hiểm họa của ma túy đá. Trong đó, cần phải lấy trọng tâm nâng cao nhận thức và tác hại của ma túy đá cho học sinh, sinh viên, kể cả các bậc phụ huynh hay trong đời sống cộng đồng.


- Trung tâm của các ông đã và sẽ làm gì để góp sức chống lại thảm nạn “ngáo đá”?


- Chúng tôi đã và sẽ nghiên cứu trong nhiều năm để đưa ra những phác đồ điều trị tâm lý cho người sau cắt cơn, đối với tất cả các loại ma túy. Chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy nghiện ma túy là sự tổn thương rất lớn về tâm lý, tác hại của nó lên hệ thống thần kinh trung ương và não bộ đặc biệt lớn nên những loại thuốc cai nghiện hiện tại chỉ là giúp người nghiện ma túy cắt cơn giải độc, còn để muốn thoát khỏi nó là cả một quá trình trị liệu về tâm lý lâu dài và vô cùng phức tạp. Tuy rất phức tạp, nhưng có thể làm được.


- Xin cảm ơn ông!

Trần Quân

Tin liên quan

Đọc thêm

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Xem thêm