Tag

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - "Em có niềm say mê xem đèn đỏ. Em cứ ra ngồi chỗ ngã tư đường phố, nóng lòng chờ đèn đỏ bật lên là cười thích thú, lúc đèn vàng và đèn xanh thì em buồn muốn khóc", Tuấn kể về chuyện quái dị mình làm từ khi dính vào ma túy đá.

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

(TTTĐ) - "Em có niềm say mê xem đèn đỏ. Em cứ ra ngồi chỗ ngã tư đường phố, nóng lòng chờ đèn đỏ bật lên là cười thích thú, lúc đèn vàng và đèn xanh thì em buồn muốn khóc", Tuấn kể về chuyện quái dị mình làm từ khi dính vào ma túy đá.

>> Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá:

* Đại gia 7 lần vào trại điên vì “cuộn đá” (Kỳ 1)

Những cô học trò “đập đá” rồi quan hệ bầy đàn


Nguyễn Văn Tuấn gầy nhẳng, mắt trũng sâu, mặt xương xẩu đến tội nghiệp. Anh ta ngồi với tôi trong một đêm tại Hồ thủy điện Thác Bà mênh mông, huyền bí. Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục và Lao động Xã hội tỉnh Yên Bái tọa lạc chông chênh ngoài lòng hồ. Nhà khá giả, chị gái tương đối thành đạt, Tuấn là con trai duy nhất nên được nuông chiều.


Tuấn kể: “Năm 2002 vì đã nghiện heroin khá lâu, em bị Công an Yên Bái lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc. Suốt 2 năm “thi hành án”, em không một lần sử dụng heroin. Vậy nhưng, ra khỏi trung tâm, thả rông ra ngoài đời, sờ đâu cũng mua được heroin, em “tái nghiện thành công” chỉ sau 2 giờ đồng hồ.


Bạn bè bảo, chơi ma túy đá phê “đẳng cấp” hơn mà lại không gây nghiện đau đớn, tồi tệ, dễ bị lộ như heroin. Em thử, thử rồi quên luôn heroin, chỉ đập đá. Mỗi “chấm” ma túy đá giá 1,2 triệu đồng. Một hộp 5-7 triệu đồng, chơi được nhiều lần hơn, phải rủ nhiều người cùng chơi. Khi chơi bỏ nó vào cái cóng “đá”. Mà không phải “đập” một mình là xong, phải rủ thêm bạn bè, có khi còn có gái tựa vai kề cổ, gối đầu lên đùi các nàng mà phê cùng nữa thì nó mới “đỉnh”…”.

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

Nguyễn Văn Tuấn kể về "thủ thuật" của đám phê đá


Từ chỗ ngập ngừng, cảnh giác, sau khi khi mặn chuyện rồi, thế là Tuấn kể hết tất cả mọi “thủ thuật” của đám phê đá. Chúng dụ dỗ các em gái là học sinh, sinh viên. Lại có khi chúng bị chính các “cô bé” tưởng như thơ ngây và tử tế kia cuốn vào dòng thác của ma túy đá và tình dục tập thể, mà như Tuấn thừa nhận: “Lúc ấy làm gì có bao cao su, mà bọn con gái đó nó cũng không cho đeo bao, nó chơi tất, chơi tập thể, chỉ uống thuốc tránh thai thôi”.


Sau này, đi xét nghiệm, biết mình bị HIV rồi, thì như lời Tuấn, Tuấn có ý thức giữ gìn cho chúng nó, chứ đám gái ranh con kia nó cũng chả cần gì. Chúng nó như lũ âm binh đốt đời không thấy tiếc.


Tuấn kể (có băng ghi âm): “Chơi đá xong thì phải xả đá. Mỗi đứa xả một kiểu, chơi bời chán, bạn em nó hay về nhà, bật nhạc thật đinh tai nhức óc lên suốt cả ngày trời, sau đó chụm đầu vào loa mà “sướng”. Em thì chơi xong, về nhà xả nước nóng, tắm như xông hơi ấy từ 5-7 tiếng đồng hồ. Quan hệ tình dục thì bầy đàn, cần bọn phụ nữ đú đởn đi cùng, chơi cùng để tạo cảm hứng, tạo độ phê đá đích thực và tạo cả… đẳng cấp nữa.


Em thường gối đầu lên đùi đàn bà mà chơi ma túy, vừa chơi đá vừa chơi… đàn bà. Tỷ lệ người chơi ma túy đá trên tổng số người dùng heroin ở Yên Bái, theo em biết (áng chừng trong nhóm của Tuấn), khoảng 40/60. Học sinh nữ lớp 9, lớp 10, lớp 11 chơi đá khá nhiều. Có cả học sinh trường cấp 3 N (trường nổi tiếng ở tỉnh) cũng “đập đá”. Chúng nó có thể vừa đi bộ, vừa đi vệ sinh, vừa đi xe máy vừa chơi đá được nên rất “cơ động”.


Khi được hỏi, tìm các cô bé “có cả học sinh cấp 2” ở đâu ra, thì Tuấn cho biết ra “quảng trường cây 5” (cây số 5 đường Yên Bái) cũng gặp đầy. Có đứa con gái thậm chí 15-17 tuổi cũng đú đởn đi chơi (?).

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

Ông Lê Trung Tuấn (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Tâm lý cho người nghiện ma túy) và Tuấn


Tuấn bảo, ra đó gọi chén nước chè, nhìn lũ đàn bà con gái, đứa nào “ngáo” đá là biết ngay: Cái mắt mũi nó, nước da nó, phong cách “sành điệu” đáng thương của nó không lẫn đi đâu được. Rủ đi chơi, “tà lưa” độ vài chục phút rồi cùng đi “đập đá” rồi đi “quan hệ”. Tỷ lệ số con trai, con gái trong các cuộc đập đá và quan hệ tập thể 60 - 40 người, theo “khai nhận” của Tuấn, là khoảng 10 nam/7 nữ. Nếu không có “bạn gái” cùng bay, thì phải có gái bao, gái điếm cùng “vui tới bến”.


Hễ được nghe nói ngọt là đầu óc mụ mị


Sau một thời gian chơi đá, Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu rơi vào trạng thái mất kiểm soát dần, dở mê dở tỉnh, lúc khóc lúc cười, lúc cáu giận không theo lý trí. Tuấn từ bấy chỉ ưa nói ngọt, trước nghiện heroin, mẹ cho 2 trăm nghìn rồi mẹ chửi bới nhục mạ dạy dỗ thế nào cũng được. Còn bây giờ, đừng có ai dại gì mà không nói ngọt với Tuấn.


Tuấn có thể nổi khùng giết người, lời nói ngọt của chị gái, của mẹ thì Tuấn có thể nghe cả ngày không chán. Không biết nội dung là gì, cứ ngọt ngào cái giọng là Tuấn bị mụ mị đầu óc. Bây giờ vào trại cai nghiện, Tuấn dần tỉnh táo và nhớ lại: “Em rất hay văng tục, nhưng từ ngày bắt đầu “suyễn đá” (dùng quá liều và tổn thương não), em bắt đầu căm thù những người văng tục. Ngồi quán uống cà phê hay uống rượu, nếu ai nói câu đó, em bỏ đứng dậy hoặc túm ngực họ để đánh nhau ngay”.


Tuấn luôn có cảm giác mình bị một thế lực nào đó truy sát. Tuấn thường chạy trốn, có lúc bất lực không chạy được nữa thì đành ngồi khóc nức nở, khóc đầy hãi hùng, cứ như sắp lìa đời đến nơi. Âm thanh sợ hãi, xúi giục chạy trốn lúc nào cũng văng vẳng bên tai. Lúc mới vào trung tâm cai nghiện, Tuấn luôn bị ảo giác, ảo thanh xui khiến rằng phải trốn trại. Trốn khỏi nơi này, thế là Tuấn hành động.


Anh ta đã tính kế bơi vượt hồ thác Bà để tẩu thoát. Tất may, trong một lúc hồi tâm tĩnh trí, nhớ đến lời kể kèm danh sách nhiều “người đi trước” đã đào tẩu và bị chết đuổi cả chùm dưới đáy hồ mênh mông kia, Tuấn đã kịp thời “thúc thủ”.

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

Cảnh sinh hoạt văn hóa, tập huấn về tác hại ma túy tại một trung tâm cai nghiện


Điều đáng sợ nhất, có lẽ vẫn là chuyện Tuấn bị hoang tưởng, bị ảo giác lạ lùng không ai có thể tưởng tượng nổi. Tuấn bảo, có lần ảo giác khiến cậu nghĩ người khác là yêu quái, là trăn tinh. Cùng phòng với Tuấn, có anh chàng Q. còn liên tục lột hết quần áo, trần truồng chạy trốn “kẻ truy sát tưởng tượng”. Có khi anh ta đào cả nền nhà lên tìm vật lạ ai đó cài vào giết chết mình.


Còn Tuấn: “Em tưởng bạn bè truy sát em, tưởng chúng nó là trăn tinh, em định gọi chúng nó ra gặp để giết cho bằng… hết, nhưng may mà hôm đó điện thoại di động của em lại chưa nạp tiền, nên không gọi được”.

Tuấn bảo: “Em có niềm say mê xem đèn đỏ. Em cứ ra ngồi chỗ ngã tư đường phố. Đợi như đợi người yêu, đèn đỏ bật lên là em cười, lúc đèn vàng và đèn xanh thì em buồn muốn khóc. Cái màu đỏ làm em sướng đến mức không nhớ gì, không cần gì trên đời nữa. Em mê li, mụ mị đi vì ngắm đèn đỏ. Có lần đèn xanh, các xe đi hết, không có đèn đỏ, em ngồi khóc. Người đi đường bảo em điên, có người đòi lôi em về, nhưng em có cảm giác không cho ngắm đèn đỏ thì em sẽ chết”.

Rồi Tuấn lại nghiện bắt sâu trong luống rau của mẹ. Cậu tìm cả ngày ngoài vườn, trong khi rau không có con sâu nào. Cả nhà biết cậu bị hoang tưởng, nhưng không ai biết phải làm gì với sự điên rồ, ma tà quỷ ám đó. Tuấn tức giận vì không tìm ra sâu: “Em hái mớ rau cải vào nhà, ban đêm, em đặt rau lên bàn, soi đèn tìm sâu”. Có ảo thanh xui khiến, Tuấn phải giết người, phải làm những việc điên rồ với một sự tha thiết khủng khiếp. Đó là lý do nhiều người bị "suyễn đá" phải đi bệnh viện tâm thần trước khi đi cai nghiện!

Trần Quân

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm