Tag

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - "Ma túy đúng là ma, nó ám người ta đến chết. Chơi đá vào, chúng em luôn tưởng tượng ra mọi thứ đáng sợ, có khi dùng dao lam rạch nát tay mình ra, rạch liên tục như thằng điên", Đồng kể về những hoang tưởng quái dị khi "ngáo đá".

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)

(TTTĐ) - "Ma túy đúng là ma, nó ám người ta đến chết. Chơi đá vào, chúng em luôn tưởng tượng ra mọi thứ đáng sợ, có khi dùng dao lam rạch nát tay mình ra, rạch liên tục như thằng điên", Đồng kể về những hoang tưởng quái dị khi "ngáo đá".

>> Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá:
* Đại gia 7 lần vào trại điên vì “cuộn đá” (Kỳ 1)
* Gã nghiện thấy đèn đỏ thì cười, đèn xanh thì khóc (Kỳ 2)

Từng bị ảo giác dùng dao lam rạch tay liên tục


Tài xế Vương Thành Đồng là người vùng biên giới phía Bắc. Đồng đã tung hoành với “cỗ quan tài bay” của mình khắp từ Lạng Sơn, sang Cao Bằng, vào cả các tỉnh phía Nam. Suốt 7 năm nghiện heroin, sành sỏi ma túy đá, rồi nhiễm HIV, Đồng vẫn làm nghề lái xe tải. Đến năm 2013, sức khỏe giảm sút do virus HIV. Gia đình đưa Đồng vào Trung tâm cai nghiện ma túy tỉnh Cao Bằng.


Trong căn phòng tối om của khu cai nghiện ọp ẹp, Đồng ngồi thu lu buồn bã. “Em sinh năm 1982, bị nhiễm HIV do tiêm chích ma túy hay do chơi với gái điếm khắp từ Nam ra Bắc em cũng chả biết. Bao lần em định “hoàn lương”, mà không thể. Ma túy đúng là ma, nó ám người ta đến chết. Em vẫn biết mình chơi ma túy, mình lại lái xe tải nguy hiểm tính mạng mình và tính mạng nhiều người khác, nhưng vẫn phải nghiện và vẫn cứ… lái. Chứ biết phải làm sao?

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)

Vương Thành Đồng


Chơi đá vào, chúng em luôn tưởng tượng ra mọi thứ đáng sợ, có khi dùng dao lam rạch nát tay mình ra, rạch liên tục như thằng điên. Có lúc đang lái xe thuê ở tận huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, lên cơn thèm thuốc, em bắt xe khách về tận thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn để tìm đầu mối quen mua ma túy”. Đồng sợ đi mua ở Thạch An, tiếng đồn về việc mình nghiện ngập sẽ khiến bà con sợ hãi, ông chủ bất bình không thuê Đồng lái xe nữa.


Đồng thú nhận: “Lúc đầu, học hết lớp 12, em ngoan lắm đấy chứ. Lúc đi học lái xe tải, thấy người ta chơi heroin nhiều, em cứ thắc mắc sao người ta cứ chơi ma túy đồng loạt như thế, sao người tài xế ngồi trên cỗ “đại xa” lao ào ào, chỉ một tích tắc lơ là đủ giết chết nhiều người kia “chơi cả giàn” nhỉ? Thắc mắc, em bị họ xúi giục, đang sỹ diện “ta đây”, em cũng thử. Thế là nghiện”.


Ôm vô lăng ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng được 4 năm, có nguy cơ bị bại lộ chuyện nghiện ngập, Đồng bèn bỏ xứ theo chúng bạn vào miền Nam tìm kế kiếm ăn. Trọ ở Sài Gòn, không bà con thân thích, không ai quản lý, Đồng thả sức đi lái xe thuê, kiếm tiền, bồng bềnh với heroin.


Tiêm chích chung xi lanh, lại quên đời cùng các ả gái giang hồ “quên bao cao su” khi chạy xe tải khắp các tỉnh xa xôi, thế là Đồng nhiễm HIV. Đồng nói: “Lúc đó em chơi một ngày 3 cữ, mỗi cữ 100 nghìn. Lương tháng từ công ty vận tải tư nhân ấy là 2,7 triệu đồng, thời giá năm 2005.

Dân lái xe bọn em nghiện cực nhiều, anh em cứ “đùm bọc” nhau bằng… heroin, ma túy đá, thuốc phiện đủ kiểu. Trong khi đó, bố mẹ em ở nhà, họ đều ngoài 50 tuổi rồi, không biết gì hết. Chủ công ty vận tải kia cũng không biết.


Người ta bảo, chơi ma túy thì lái xe đường dài sẽ tỉnh táo hơn, đỡ mệt hơn, nhưng không phải thế đâu. Đó chỉ là cách ngụy biện của mấy thằng nghiện chúng em. Có không biết bao nhiêu lần em suýt đâm chết người. Có lần, lên cơn vật ma túy, em đã đạp ga xe tải hết tốc lực.

Em phóng như bay, để kịp về chơi một cữ. Chưa đi đến nơi, em đã dùng điện thoại gọi cho thằng Hoàn (chủ bán lẻ ma túy, tên này nay đã bị bắt) để nó chuẩn bị cho em. Loạng choạng bước ra khỏi xe, em vẫn nguyên cảm giác sợ hãi bởi mình vừa vọt qua đầu xe một cụ già”.

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)

Bữa cơm tại một trung tâm cai nghiện


Năm 2010, có lẽ bị lộ “danh tính” nghiện, nên Đồng bỏ xới Sài Gòn, Bình Dương, chạy ra ngoài Bắc tiếp tục lái xe tải. Năm 2013, bằng lái của Đồng hết hạn, với thân hình oặt ẹo, với nước da xạm tái và bị nhiễm HIV, có lẽ Đồng sẽ rất khó hoặc không thể nào lấy được cái bằng lái xe tải hạng C nữa. Chia buồn với Đồng, nhưng cũng là chia vui với đông đảo bà con vì bớt đi một lái xe tải nghiện ma túy hoành hành trên đường.


Bị nữ sinh lớp 11 rủ đi “đạp đá”


Anh Nguyễn Hải Đăng, một người nghiện ma túy nhiều năm, từng 9 năm đi thụ án tù, anh đã nhiễm HIV. Bằng quyết tâm dữ dội của mình, anh đã từ bỏ “con đường chết”. Hải Đăng mạnh dạn đứng ra thành lập câu lạc bộ giúp đỡ những người nghiện tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Cao Bằng. PV TT&ĐS đã có cuộc trò chuyện với anh.


- PV: Anh có biết tại sao bọn trẻ bây giờ thích chuyển từ việc dùng heroin sang dùng “đá” (ma túy tổng hợp)?


- Anh Nguyễn Hải Đăng: Đá có cảm giác mạnh hơn, giống như mình uống rượu vang sau đó chuyển sang uống rượu mạnh.


- “Đá” này sản xuất trong nước hay phải nhập ngoại?


- Phần nhiều được “nhập” từ biên giới phía Bắc, theo đường rừng núi len lỏi.


- Một lần chơi có đắt không?


- Rất đắt nên chủ yếu là con nhà đại gia, bố mẹ chức sắc, chơi vài năm thì tổn thương hết não. Dùng ma túy đá rất đắt, riêng tiền ma túy đã là 6 đến 7 triệu một cữ, đấy là chưa kể còn tiền nước nôi, gái gú… Tôi khảo sát thử rồi, ở Cao Bằng, một “liều chơi” có giá khoảng 1,7 triệu đồng.

Chuyện quái dị được kể từ miệng kẻ ngáo đá: Tài xế xe tải hơn 7 năm “phê đá” từ Bắc chí Nam (Kỳ 3)

Nhiều thanh niên trẻ hủy hoại tương lai vì ma túy đá


- “Đập đá” là thế nào?


- Đốt. Có một cái bình thủy tinh rất đẹp, giống bình hút thuốc lào nhưng nó đẹp hơn. Họ cho đá vào, có bật lửa chuyên dùng để xì khói xanh đốt, rồi hút.


- Ở đây đã có ai dùng đá rồi gây án chưa?


- Nhiều chứ, chơi đá xong dùng dao khua múa đâm chém nhau, gây thương tích...


- Anh có biết nhiều học sinh cấp hai chơi “đá” không?


- Có chứ, chúng vẫn tổ chức chơi theo bầy đàn.


- Sao anh biết, ai kể cho anh nghe à?


- Trước đây thỉnh thoảng mấy đứa chúng nó vẫn mời tôi tham gia. Hứng lên tôi vẫn đi để xem, nhưng đá thì tôi không “đập”.


- Ma túy đá gây ảo giác thế nào?


- Ma túy đá gây ảo giác rất mạnh, ví dụ anh nhìn thấy một người nào đó ngứa mắt, anh có thể cầm dao đâm chết người đó, cảm giác giống như đâm như một con lợn, hay đâm một cây chuối... Lúc đó, ý thức của người “ngáo” không nhận biết được gì.


- Ma túy đá có bị nghiện không?


- Có chứ.


- Tôi vừa vào Trung tâm cai nghiện của tỉnh Cao Bằng, ở đó không có người nghiện ma túy đá anh nhỉ?


- Thứ nhất là trung tâm cai nghiện chủ yếu là lứa tuổi như tôi (gần 40 tuổi) hoặc già hơn một chút, còn lứa tuổi “chíp hôi” không có. Lứa tuổi đó, khi biết con mình mắc nghiện, thì lập tức bố mẹ tự cho cai ở nhà, hoặc khi được chính quyền báo thì gia đình “chạy” để giấu “lí lịch”. Chính xác là ở Cao Bằng đang xảy ra tình trạng đó. Vì thế mà khi anh vào trung tâm mà không gặp đối tượng “trẻ ranh”. Chứ ở Cao Bằng lớp trẻ nghiện nhiều lắm.


- Dùng ma túy đá ít bị nguy cơ lây nhiễm HIV không anh nhỉ?


- Ít hơn trong việc sử dụng, nhưng lại nhiều hơn trong quan hệ tình dục.


- Ở phường của anh, có ai chơi đá mà trẻ măng?


- Có chứ! Có mấy đứa cạnh nhà tôi, thỉnh thoảng nó vẫn gọi “chú ơi đi đập đá đi”… Có con bé xinh xắn, trắng trẻo lắm, nó mới học lớp 11, bố làm công an, mẹ làm ở ngân hàng.


- Làm sao anh biết nó chơi đá?


- Cái này dễ, thứ nhất nó đi chơi về thì nằm ngủ li bì hàng mấy ngày liền. Trước đây nhà tôi có cửa hàng bán bún ăn sáng, nên mấy ngày không thấy nó xuất hiện, tôi để ý và biết. Thứ hai, bọn thanh niên chơi đá, nó thích kể thành tích lắm: “Hôm qua đi “đập đá” đã thật, thích thật”, tự nó khắc nói ra, chẳng cần ai tra khảo cả.


- Sao bố mẹ các cháu lại không biết được nhỉ?


- Chiều con một cách thái quá, không sâu sát, con cần 5-10 triệu thì cho và cứ nghĩ con đi mua quần áo xịn, hàng hiệu này kia thì nó tốn. Nhà nó tiền không thiếu.


- Anh có thấy nhiều đứa đến nhà rủ cháu đó đi chơi bời không?


- Hầu như là bọn nó hẹn nhau qua điện thoại


- Bọn nó thường đập đá ở đâu?


- Bọn nó thường thuê ở nhà nghỉ…


- Cháu này nó có biểu hiện ảo giác gì không?


- Nó còn kìm nén nhiều, nó kiềm chế để giấu đi “hoang tưởng” của nó. Nhưng tôi nhìn và nói chuyện với nó thì biết cơ thể nó rất mệt mỏi, đầu tóc rũ rưỡi, bơ phờ, mắt trũng sâu. Nó chưa có hành động kì quặc gì lắm, nhưng chỉ thời gian nữa thôi thì cực kỳ nguy hiểm.


- Cảm ơn anh Hải Đăng.

Trần Quân

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm