Tag
Hà Nội:

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực

Nông thôn mới 19/03/2025 16:01
aa
TTTĐ - Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Đặc biệt là chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Hà Nội thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững Hà Nội phê duyệt nhiều dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi Cho phép sử dụng địa danh “Phụng Thượng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể Tăng cường ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển nông nghiệp

Tăng tỷ trọng giống cây trồng chất lượng, có giá trị cao

Theo Ban Chỉ đạo chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025", tính đến năm 2024, lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn thành phố đã thực hiện cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất tạo năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao.

Diện tích sản xuất nông nghiệp có xu thế giảm theo từng năm chủ yếu là diện tích đất trồng lúa do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, sản xuất trồng trọt có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội bộ lĩnh vực trồng trọt chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các giống cây trồng chất lượng, có giá trị cao, hiệu quả sản xuất, diện tích lúa chất lượng cao, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, cây cảnh tiếp tục được mở rộng.

Cơ cấu giống lúa trong sản xuất của thành phố đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích sản xuất các loại giống mới, chất lượng cao. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa chất lượng cao tăng từ 60,9% (năm 2021) lên 66,6% vào năm 2024; nhóm giống lúa lai giảm từ 4,2% (năm 2021) xuống 2,7% năm 2024.

Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội
Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội

Cơ cấu giống trong sản xuất rau, màu và hoa liên tục được bổ sung các chủng loại giống mới, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Nhìn chung đã được duy trì khá ổn định hàng năm và được bố trí hợp lý cho từng vùng sản xuất, các giống đều có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh và nhu cầu của thị trường.

Diện tích rau hữu cơ và đang xin chứng nhận sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng 523 ha, năng suất ước khoảng 50 tấn/ha/năm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường 15-20%.

Diện tích rau sản xuất ứng dụng công nghệ cao 908,5 ha, sản lượng ước đạt 73.441,5 tấn/năm, công nghệ áp dụng chủ yếu là sử dụng nhà màng, nhà lưới, công nghệ tưới tiết kiệm... đã hình thành nhiều vùng sản xuất hoa chuyên canh tập trung với quy mô diện tích từ 10-20ha/vùng tập trung tại các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất…

Các chủng loại đưa vào sản xuất chủ yếu là hoa cắt cành như: Hồng, cúc, lyly, đồng tiền, lan, loa kèn,... diện tích trồng hoa chất lượng cao đạt trên 30% diện tích, hiệu quả sản xuất cao hơn so với các loại hoa thông thường từ 20 - 25%.

Diện tích cây ăn quả có xu thế tăng nhẹ trong giai đoạn 2021 - 2024. Năm 2024 diện tích đạt 20.339,4 ha, tăng 679,4 ha so với năm 2021. Cơ cấu cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cây đặc sản như: Bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, ổi lê, cam... chiếm trên 50% diện tích cây ăn quả của thành phố.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực
Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao

Ngoài ra, một số giống cây ăn quả mới đang được du nhập và phát triển trên địa bàn thành phố như một số giống xoài chịu lạnh, thanh long ruột đỏ, một số giống táo, ổi không hạt, đu đủ ruột tím,... bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao.

Cùng với đó, Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trên những cây trồng chủ lực như bưởi, cam, chuối, nhãn chín muộn… Một số diện tích sản xuất cây ăn quả áp dụng kỹ thuật bao quả, canh tác theo VietGAP, canh tác hữu cơ... cho sản phẩm đạt chất lượng cao tại các huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Quốc Oai…, đem lại thu nhập ổn định từ 550-700 triệu đồng/ha/năm.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trong những năm qua, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm khắc phục những diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở những khu vực trũng thấp thường xuyên ngập nước và các khu vực khó khăn về nguồn nước tưới.

Đây là một định hướng phù hợp với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hiệu quả chuyển đổi sang trồng rau ngắn ngày cho giá trị canh tác trung bình từ 250-300 triệu đồng/ha/năm trở lên; mô hình trồng hoa đạt giá trị canh tác từ 450-480 triệu đồng/ha/năm.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân hiện nay

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân hiện nay, vừa khắc phục được tình trạng bỏ ruộng không canh tác đối với các diện tích cấy lúa không hiệu quả ở những khu vực trũng thấp thường xuyên ngập nước và các khu vực gò đồi khó khăn về nguồn nước tưới. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho người nông dân tích tụ ruộng đất chuyển đổi sang trồng rau, cây ăn quả… có hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Tổng diện tích đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021-2024 ước đạt 3.334,4 ha, trong đó chuyển sang trồng cây hàng năm 1.052,72 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 1.358,42 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 923,26 ha.

Mặc dù công tác chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, đặc biệt là chế biến sâu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Số lượng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn.

Vì vậy, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Chú trọng những sản phẩm cây trồng, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu và phục vụ phát triển đô thị, phù hợp với tính chất, đặc điểm tình hình mặt bằng đất đai khu vực đô thị, khu vực ven đô, phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp trong đô thị.

Đọc thêm

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn Nông thôn mới

Tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn

TTTĐ - Chuyển đổi số đóng vai trò kết nối hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại gắn với người tiêu dùng trong nước và thế giới. Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản, tạo đà phát triển kinh tế vùng nông thôn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 Nông thôn mới

Xã Cấn Hữu (Quốc Oai) đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024

TTTĐ - Ngày 26/4, xã Cấn Hữu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2024 và các trường đạt chuẩn quốc gia.
Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Xem thêm