Tag

Cơ hội tạo diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội

Đô thị 26/05/2024 15:36
aa
TTTĐ - Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 định hướng sông Hồng là một trong 5 trục phát triển của Thủ đô.
Văn hóa và con người - nguồn lực quyết định sự phát triển Chú trọng quy hoạch giao thông đáp ứng quy mô 10 triệu dân Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7 Tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tạo ra cơ hội mới Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội

Đây sẽ là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Định hướng này vô cùng quan trọng, là tiền đề đưa ra ý tưởng độc đáo, các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian cảnh quan hấp dẫn hai bên bờ sông và khu vực bãi sông, tạo nên diện mạo hình ảnh mới cho Hà Nội.

Cầu Long Biên và bờ bãi sông Hồng (Nguồn: Producion)
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Nguồn: Producion)

Trục cảnh quan quan trọng đặc biệt

Nghị quyết số 15-NQ/TW đã nêu rõ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, vừa tạo ra nguồn lực, không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô; gắn kết hài hòa, hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước; trọng tâm là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

Chủ trương của Trung ương và thành phố Hà Nội đã định hướng rõ việc khai thác và phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan quan trọng, đặc biệt là khu vực bãi giữa sông Hồng.

Theo định hướng quy hoạch, hệ thống công viên ven sông được xác định với diện tích 4.200ha toàn tuyến, trong đó có 3.858ha diện tích 9 bãi sông và 342ha diện tích bãi giữa sau khi chỉnh trị sông Hồng, phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các dòng sông có đê được Thủ tướng Chính phủ duyệt.

Đáng chú ý, theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỉ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến Mễ Sở) được thành phố phê duyệt năm 2022, khu vực bãi giữa sông Hồng được định hướng quy hoạch thành hệ thống công viên cây xanh, cảnh quan, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, các quảng trường đô thị và công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Hướng tới cụ thể hóa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì, phối hợp cùng các quận Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ phát động cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông.

Mùa nước cạn, nhiều người Hà Nội tới nghỉ ngơi tại bãi giữa sông Hồng (Ảnh: Ngô Nhung)
Nhiều người đến vui chơi tại bãi giữa sông Hồng mùa nước cạn (Ảnh: Ngô Nhung)

Theo các nhà quản lý cũng như chuyên gia quy hoạch đô thị, thành phố Hà Nội đã hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi, những định hướng rõ nét để phát triển khu vực bãi nổi giữa, bãi ven sông. Trục cảnh quan sông Hồng dần được hiện thực hóa từ những bước đi đầu tiên nhằm biến đổi thành không gian xanh, sạch, đẹp và hấp dẫn.

Không gian công cộng xanh, sinh thái và văn hóa đầy hấp dẫn

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, sông Hồng gắn liền với phát triển Hà Nội, là nơi hình thành điểm dân cư đầu tiên, nơi giao thương với các tỉnh lân cận, đồng thời là nơi hội tụ nhiều di tích văn hóa - lịch sử.

Dọc 40km ven sông Hồng có tới gần 30 di tích lịch sử, nổi bật trong đó là di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh; truyền thuyết thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên Dung; truyền thuyết Lý Ông Trọng chém giải trừ họa cho dân; đền Ghềnh và sự tích về công chúa Ngọc Hân (ở Long Biên)…

"Ngoài ra, dọc bờ sông Hồng còn xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống hàng trăm năm nay như: Làng giấy Yên Thái, làng đào Nhật Tân (Tây Hồ), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm)... Đối với làng gốm Bát Tràng, sông Hồng là nhân chứng cho sự hình thành và phát triển của làng. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi sông Hồng là sông Mẹ. Sông Hồng không chỉ là con sông lớn, nuôi dưỡng cả vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn là con sông ẩn chứa rất nhiều yếu tố văn hóa gắn với những nơi nó đi qua, đặc biệt là Thăng Long - Hà Nội", TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho hay.

Trong khi đó, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam nhận định, sông Hồng là không gian cảnh quan chủ thể kết nối bờ Bắc và bờ Nam; là trung tâm của các tuyến phát triển không gian và như chứng nhân lịch sử, một cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai mà cầu Long Biên là một chứng tích vắt qua 3 thế kỷ.

Đối với bộ mặt cảnh quan không gian đô thị, sông Hồng trở thành không gian kết nối, không gian giao thoa giữa không gian cũ và không gian mới, giữa không gian của lịch sử và không gian của tương lai.

Bãi nổi sông Hồng khu vực cầu Long Biên (Ảnh: Nguyễn Minh Tiến)
Bãi giữa sông Hồng khu vực cầu Long Biên (Ảnh: Nguyễn Minh Tiến)

KTS. Trần Ngọc Chính đánh giá, sông Hồng có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt, khu vực bãi nổi giữa, bãi ven sẽ được tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan, trong đó có các không gian văn hóa sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, việc bãi giữa sông Hồng hiện chủ yếu được sử dụng để trồng rau màu và còn nhiều diện tích bỏ hoang gây lãng phí lớn.

Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cũng nhận định, Khu vực Bãi Giữa sông Hồng là một quỹ đất đáng quý từ thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô, tương phản với không gian sống chật chội của khu vực nội thị.

Đây cũng là không gian duy nhất còn lại để có thể tạo dựng một không gian công cộng xanh, sinh thái và văn hóa đầy hấp dẫn cho cộng đồng và khách du lịch. Đặc biệt là được trải nghiệm một không gian mở của Hà Nội, nhìn ra sông, hướng tới không gian công viên xanh sinh thái trên mặt nước.

Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng về đất đai, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, khí hậu để tạo lập không gian hấp dẫn nhất thành phố. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này vẫn là không gian cách biệt, cơ bản không có sự kết nối hai bên bờ sông. Thời gian gần đây, khu vực này được người dân khai thác vào mục đích vui chơi giải trí tự phát và manh mún; lãng phí về tài nguyên thiên nhiên, về cảnh quan không gian của sông Hồng.

Đọc thêm

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Đô thị

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa thông tin về phương án phân luồng từ xa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh trước, trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" Đô thị

EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa"

TTTĐ - Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa", nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), EVNHANOI đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn Đô thị

Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn

TTTĐ - Do ảnh hưởng của mưa lớn, trong ngày 23/7, nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt với độ sâu phổ biến từ 10-30cm; đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm.
Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Đô thị

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị

TTTĐ - Với Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội sẽ có quy mô phát triển đặc biệt, với nhiều công việc mới. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải nhìn nhận những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian tới... để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác? Nhịp sống phương Nam

Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác?

TTTĐ - Từ ngày được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đến nay đã hơn 20 năm, Khu dân cư Bến Lức (KDC Bến Lức) thuộc Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh vẫn trong cảnh nhếch nhác. Người dân nhiều lần kiến nghị lên các cấp sở tại nhưng tình cảnh chẳng thay đổi.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng

TTTĐ - Từ 20/7, các phương tiện bị cấm quay đầu trên đường Giải Phóng tại nút giao cổng ra Bến xe Giáp Bát theo cả hai hướng.
Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh Đô thị

Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

TTTĐ - Từ ngày 20/7 đến 20/12/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 04 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị Đô thị

Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị

TTTĐ - “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô” với 5 nhóm giải pháp gồm 23 chính sách, được xem là kịch bản chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất, từng bước hiện thực hóa kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội. Nếu đề án được thông qua sẽ có một loạt cơ chế đặc thù được áp dụng để ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn Xã hội

Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn

TTTĐ - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường, cầu ĐH 7 bắc qua sông Vĩnh Điện đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mặt bằng.
Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội Đô thị

Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 17/7, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Xem thêm