Cuộc sống của những du học sinh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Du học sinh tại Úc sẻ chia yêu thương, cùng đón xuân Du học sinh đón Tết trong bộn bề khó khăn Hòn đảo xa xôi tại Nhật Bản được tiếp năng lượng từ du học sinh Việt Nam |
Sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện
Irfaq đến Pháp vào tháng 10 năm ngoái để theo học đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Cô dự định sẽ tìm công việc bán thời gian để bổ sung vào khoản chu cấp ít ỏi 700 Euro mỗi tháng của gia đình.
Tuy nhiên, những biện pháp hạn chế lây lan dịch Covid-19 đã khiến các quán bar và nhà hàng đóng cửa, sản xuất bị đình trệ. Điều này đồng nghĩa sẽ có ít việc làm hơn. “Nếu tôi có việc, tôi sẽ không cần những gói thực phẩm này”, cô nói khi đang làm tình nguyện viên cho tổ chức từ thiện Les Restos du Coeur.
Tại Pháp, rất nhiều sinh viên hiện đang phải sống dựa vào nguồn thực phẩm và nhu yếu phẩm hạn chế được phân phát bởi các tổ chức từ thiện. Trong mỗi gói thực phẩm như thế sẽ có mì ống, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau và một ít thịt. Mỗi tháng một lần, dầu gội đầu và các sản phẩm vệ sinh sẽ được bổ sung.
Một buổi phân phát thực phẩm của tổ chức từ thiện “Les Restos du Coeur” ngày 16/2 (Ảnh: Reuters) |
Theo các tổ chức từ thiện phân phát thực phẩm ở Paris, số lượng sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ đã tăng vọt kể từ khi Chính phủ đặt nước Pháp trở lại tình trạng khóa cửa và sau đó là lệnh giới nghiêm hằng đêm vào cuối năm ngoái. Họ cho biết hàng chục nghìn gói thực phẩm được trao mỗi tuần ở khu vực Paris và tình trạng tương tự ở những nơi khác.
Irfaq tâm sự, cô đến Paris với ước mơ được trải nghiệm những cuộc gặp gỡ phong phú tại một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thay vào đó, cô ấy đã bị bỏ lại sau các bài giảng trực tuyến từ trong phòng nhỏ của mình.
Đại dịch Covid-19 đã cướp đi năng lượng và động lực của cô. “Thành thật mà nói, trong cả tuần, tôi chỉ chờ đợi ngày thứ Ba. Nó thay đổi nhịp sống của tôi một chút”, Irfaq chia sẻ và cho biết sự kết hợp giữa học trực tuyến và giờ giới nghiêm (kéo dài từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau) đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của cô và bạn bè.
Theo thống kê vào tháng 1/2021, cứ 4 sinh viên Pháp thì có 3 sinh viên cảm thấy buồn bã, cô đơn. Những gói thực phẩm và đồ dùng được phân phát chính là nguồn năng lượng và động lực duy nhất của nhiều sinh viên ở Pháp như Irfaq.
Sinh viên trên khắp thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Không chỉ tại Pháp, sinh viên trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu việc làm bán thời gian, bao gồm nhân viên pha chế, bồi bàn và nhân viên cửa hàng. Trong đó, nhiều người phải dựa vào khoản thu nhập đó để trang trải học phí, tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt.
Một sinh viên người Singapore theo học đại học năm thứ hai tại Australia cho biết cũng đang gặp những khó khăn tương tự. Đại dịch đã khiến anh phải nghỉ làm thêm và không thể đủ chi phí trang trải cuộc sống.
“Tôi đã cố gắng thuyết phục chủ nhà cho phép trả chậm và đã được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, còn rất nhiều các loại chi phí khác từ tiền mua thực phẩm, tiền đi lại, internet… chưa biết tôi sẽ phải xoay sở như thế nào nếu đại dịch tiếp tục kéo dài”, anh tâm sự.
Mỗi gói thực phẩm hỗ trợ sẽ có mì ống, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau và một ít thịt ( Ảnh: Reuters) |
Anh chỉ là một trong số nhiều sinh viên quốc tế tại Australia đang bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19.
Tại Nhật Bản, nhiều du học sinh nước ngoài vẫn bị mắc kẹt ở đây vì sau khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm ngoái, nhiều quốc gia đã ban bố các quy định hạn chế nhập cảnh nhằm khống chế dịch bệnh nguy hiểm này. Trong số những người đang mắc kẹt tại Nhật Bản có không ít người đang gặp khó khăn về mặt tài chính.
Tháng 10/2010, Cục Quản lý nhập cư Nhật Bản đã nới lỏng quy định, cho phép các du học sinh buộc phải nghỉ học vì đại dịch được phép làm việc như thời còn đi học, tạo điều kiện để những người này tiếp tục sống tại Nhật đến khi có thể về nước.
Một số quốc gia như Mỹ đã lập quỹ khẩn cấp hỗ trợ sinh viên nước ngoài, còn ở Nga là việc cấm đuổi sinh viên nước ngoài khỏi ký túc xá. Nhiều trường đại học tự hỗ trợ sinh viên của mình bằng cách trả tiền hỗ trợ vật chất, cung cấp tài liệu về hỗ trợ di chuyển vào ở ký túc xá và sắp xếp các buổi hỗ trợ trực tuyến thường xuyên.
Các trường đại học hàng đầu thế giới hiện đang đặc biệt quan tâm hỗ trợ tâm lý cho sinh viên và nhân viên của mình, thiết lập hệ thống dịch vụ sức khỏe tâm thần theo định dạng trực tuyến.