Tag

Đại biểu Quốc hội: Thi đua cần thực tế, tránh hình thức và bệnh thành tích

Tin tức 23/10/2021 15:33
aa
TTTĐ - Quan điểm xuyên suốt trong dự thảo Luật là phải bảo đảm mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, vừa thể hiện kết quả của thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua.
Bổ sung danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trong thi đua khen thưởng

Ngày 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ

Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quan điểm xuyên suốt trong dự thảo Luật là phải bảo đảm mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, vừa thể hiện kết quả của thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua, song vẫn thể hiện thi đua và khen thưởng là hai phạm trù có sự độc lập tương đối với nhau về tính chất, phạm vi và nguyên tắc. Đồng thời, không phải mọi khen thưởng đều xuất phát trực tiếp từ thi đua (khen đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen đối ngoại).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, chúng ta đang tập trung nhiều vào khen thưởng mà chưa chú ý phát động phong trào thi đua một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân.

“Phải làm sao thi đua thực tế hơn, tránh hình thức, thấm sâu trong từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, trong khen thưởng có hiện tượng chạy thành tích, dùng thành tích khen thưởng để nâng lương, thăng cấp hàm. Vì vậy, khen thưởng phải chặt chẽ, phù hợp, đúng quy định; Không chỉ chú trọng khen thưởng mà còn chú trọng thi đua.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Chủ tịch nước đề nghị nên có hình thức tôn vinh cá nhân, tổ chức tuyến đầu và cả tuyến sau chống dịch. Vì khen thưởng có quyền lợi nhất định nên Chủ tịch nước cho rằng, cần có chế tài về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình thi đua, khen thưởng.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cơ bản nhất trí với dự án Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, song kiến nghị cần tăng tính bao phủ trong các đối tượng của xã hội, đặc biệt là người dân, doanh nghiệp tư nhân, công nhân xuất sắc, tiêu biểu để các đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội có cơ hội được khen thưởng.

Đại biểu cũng cho rằng, các phong trào thi đua hiện nay còn mang tính hành chính hóa, chưa có cơ chế khuyến khích thi đua với người lao động, trẻ em, người dân tộc thiểu số với trình độ dân trí có hạn.

“Chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng; Cùng với đó, cần rà soát lại các danh hiệu thi đua của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố để luật hóa các danh hiệu thi đua này và chú trọng đến quyền lợi của người được khen thưởng ngoài danh hiệu thi đua, ví dụ như được tăng lương, đăng tên trong bảng vàng, hoặc mua nhà ở xã hội...

Đặc biệt, đơn giản hóa các thủ tục xét tặng danh hiệu khen thưởng gắn với trách nhiệm của cấp đề nghị và chịu trách nhiệm về thành tích này”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu kiến nghị.

Đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình khi Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi với mục tiêu hướng đến người lao động trực tiếp trong xã hội.

“Hiện nay, các tiêu chí, tiêu chuẩn vẫn chung chung, chủ yếu dành cho cán bộ, công chức khối cơ quan hành chính nhà nước. Vì thế, việc sửa đổi cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cần cụ thể. Đặc biệt là để Luật Thi đua, khen thưởng phải trở thành động lực để các đối tượng được khen thưởng tiếp tục có nhiều đóng góp cho xã hội”, đại biểu Trương Xuân Cừ nêu.

Liên quan đến khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) cho rằng cần quy định cụ thể hơn về đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể được nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

Có ý kiến lưu ý, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc đang quy định dành tặng cho nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo và cá nhân có công lao. Tuy nhiên, dự thảo Luật lại đang thiếu đối tượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cần được bổ sung thêm.

Đọc thêm

Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV Tin tức

Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV

TTTĐ - Ngày mai 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận tổ về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì? Tin tức

Tuần tới, Quốc hội bàn những vấn đề gì?

TTTĐ - Trong tuần làm việc thứ 2 của đợt 1, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12 - 17/5), Quốc hội sẽ tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp.
Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9 Tin tức

Chủ tịch Quốc hội nói về tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 9

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã được tiến hành với tinh thần hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, khẩn trương và quyết tâm chính trị cao, tạo được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội.
Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện Tin tức

Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Quy hoạch lần này cần bổ sung quy định chuyển tiếp để các quy hoạch cấp huyện tiếp tục được thực hiện khi thực hiện chính quyền 2 cấp, không còn cấp huyện...
Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân Tin tức

Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại Tin tức

Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại

TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức là bước quan trọng trong việc hoàn thiện và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới trong công tác cán bộ. Trong đó, các cơ chế đánh giá, phát huy năng lực cán bộ một cách minh bạch, rõ ràng và là tiền đề cho các khâu khác trong công tác cán bộ, như bổ nhiệm, khen thưởng, hoặc kỷ luật...
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước Tin tức

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Nhân Lễ Phật đản (Phật lịch 2069 - Dương lịch 2025), sáng 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Nguyễn Ngọc Tuấn đã thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội tới thăm, chúc mừng Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường Muôn mặt cuộc sống

Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất cần quy định rõ hơn cơ chế bồi thường với việc quảng cáo gian dối, sai sự thật của người quảng cáo, nhất là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc Tin tức

Trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc

TTTĐ - Chiều 9/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc, đảng viên Đảng bộ phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.
Tạo dựng môi trường tác nghiệp hiện đại, lan tỏa thông tin chính xác Tin tức

Tạo dựng môi trường tác nghiệp hiện đại, lan tỏa thông tin chính xác

TTTĐ - Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số TP (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của TP, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.
Xem thêm