Tag

Đại dịch Covid-19 khiến người dân Ấn Độ gánh nợ ngày càng lớn

Nhìn ra thế giới 02/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Các trường hợp nhiễm mới Covid-19 ở Ấn Độ đã giảm, cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, hàng triệu người đang rơi vào cảnh nợ nần vì hóa đơn y tế. Hầu hết người dân Ấn Độ không có bảo hiểm y tế.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ em mồ côi Bảo vệ trẻ em trong đại dịch Covid-19 Nhu cầu học ngành Y tăng vọt trong đại dịch Covid-19 Campuchia đối mặt thách thức lớn từ đại dịch Covid-19 Đại dịch Covid-19 và những người giả vờ đi làm

Khi các ca nhiễm Covid-19 bùng phát ở Ấn Độ vào mùa xuân năm nay, Anil Sharma đã đến thăm cậu con trai 24 tuổi Saurav tại một bệnh viện tư nhân ở Tây Bắc New Delhi mỗi ngày trong hơn hai tháng.

Khánh kiệt vì chi phí điều trị Covid-19

Vào tháng 5, khi các ca mắc Covid-19 mới của Ấn Độ phá kỷ lục toàn cầu, với hơn đạt 400.000 ca mỗi ngày, Saurav đã phải dùng đến máy thở. Hình ảnh chiếc ống thở chạy vào khí quản của Saurav đã hằn sâu trong tâm trí người bố.

“Tôi phải tỏ ra mạnh mẽ khi ở bên Saurav nhưng ngay sau đó đã suy sụp khi rời khỏi phòng bệnh”, ông Anil nói.

Hiện Saurav đã được về nhà nhưng vẫn còn yếu và đang trong quá trình hồi phục. Saurav cần vật lý trị liệu để tăng cường các cơ bị suy yếu của mình. Cậu cần một y tá chăm sóc hàng ngày và danh sách dài các loại thuốc phải sử dụng. Có thể mất vài tuần để Saurav tự đứng vững và vài tháng trước khi luật sư tương lai đầy tham vọng, một trong những sinh viên đứng đầu lớp có thể tiếp tục công việc học tập của mình.

Saurav trong thời gian điều trị Covid-19 (Ảnh: Getty)
Saurav trong thời gian điều trị Covid-19 tại ICU (Ảnh: Getty)

Niềm vui của gia đình không tồn tại lâu bởi một “núi” nợ viện phí chồng chất trong quá trình điều trị của Saurav. Trường hợp của Saurav không phải là duy nhất.

Cuộc sống đang tạm thời quay trở lại bình thường ở Ấn Độ khi các trường hợp nhiễm mới Covid-19 đã giảm. Tuy nhiên, hàng triệu người hiện lại đang phải đối mặt với một núi hóa đơn y tế khổng lồ, khiến họ rơi vào cảnh nợ nần vì hầu hết người dân Ấn Độ không có bảo hiểm y tế.

Gia đình ông Anil đã cạn kiệt tiền tiết kiệm để trả các chi phí như xe cứu thương, xét nghiệm, thuốc men và giường bệnh tại khu chăm sóc tích cực (ICU). Do đó, ông đã phải vay thêm ngân hàng, bạn bè và người thân để thanh toán viện phí.

Thậm chí, ông Anil còn cầu xin sự ủng hộ từ website gây quỹ cộng đồng của Ấn Độ trên nền tảng Ketto. Tính đến nay, ông Sharma đã thanh toán hơn 50.000 USD viện phí cho con trai mình.

Mặc dù đã nhận được 28.000 USD thông qua nền tảng huy động vốn cộng đồng nhưng gia đình ông Anil vẫn còn món nợ 26.000 USD phải trả. “Con trai tôi đang đấu tranh để giành lại sự sống. Còn chúng tôi sẽ đấu tranh để tạo cơ hội sống sót cho con mình. Từ một người cha đầy tự hào, giờ tôi trở thành kẻ “nợ nần””, ông Sharma ngậm ngùi nói.

Hệ thống y tế công cộng yếu kém

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế Ấn Độ, mang đến thảm họa tài chính cho hàng triệu người do hệ thống chăm sóc sức khỏe bị phân tán và thiếu thốn kinh niên của nước này. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng như vậy chắc chắn sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế của Ấn Độ.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe ở đất nước Nam Á này cũng là một vấn đề. Vào năm 2018, Thủ tướng Narendra Modi đã hứa trợ cấp bảo hiểm miễn phí cho nửa tỷ công dân nghèo nhất của Ấn Độ bằng cách tung ra “Modicare”, chương trình bảo hiểm y tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ 13% những người đủ điều kiện theo chương trình có thể yêu cầu bảo hiểm khi nhập viện để điều trị Covid-19 tại các bệnh viện công và tư. Chương trình này cũng không bao gồm chi phí ngoại trú, chiếm một phần lớn chi phí y tế của các bệnh nhân.

Chi phí điều trị Covid-19 đã đẩy nhiều người dân Ấn Độ vào cảnh khánh kiệt và nợ nần (Ảnh: Bloomberg)
Chi phí điều trị Covid-19 đã đẩy nhiều người dân Ấn Độ vào cảnh khánh kiệt và nợ nần (Ảnh: Bloomberg)

Người dân tại Ấn Độ tự trả khoảng 63% chi phí y tế của họ. Chi tiêu công của Ấn Độ cho chăm sóc sức khỏe chỉ chiếm 1,2% GDP. Đây là một trong những mức chi tiêu trong lĩnh vực y tế thấp nhất trên thế giới, với khoảng 2/3 dân số Ấn Độ không có bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, chi phí điều trị Covid-19 đồng thời là gánh nặng lớn của người dân Ấn Độ khi đại dịch đã quét sạch cơ hội việc làm, khiến hàng trăm triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp. Tại Ấn Độ, nhiều việc làm đã trở lại khi các thành phố mở cửa sau đợt phong tỏa nghiêm trọng vào tháng 3 năm ngoái. Mặc dù vậy, hiện tại vẫn còn khoảng 12 triệu việc làm bị mất do ảnh hưởng của đại dịch thế kỷ này.

Công việc của ông Anil, chuyên gia tiếp thị là một trong số bị mất đó. Ông đã thất nghiệp 18 tháng nay.

Một trường hợp khác, cô gái trẻ tuổi có tên Diana Khumanthem, sống tại Imphal, đã mất hai người thân là mẹ đẻ và chị gái khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ hồi tháng 5 vừa qua. Diana chia sẻ rằng chi phí điều trị Covid-19 đã khiến những khoản tiết kiệm của gia đình cô cạn kiệt. Giờ đây, Diana vừa đi làm để trả nợ, vừa phải chăm sóc bố và con trai ba tuổi của chị gái.

Theo thống kê của Viện Y tế Toàn cầu Duke và Tổ chức Y tế Công cộng của Ấn Độ, chi phí điều trị ICU do đại dịch Covid-19 tương đương với số lương gần 16 tháng làm việc của một lao động tự do và từ 7 đến 10 tháng đối với người làm công ăn lương tại nước này.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Azim Premji, gánh nặng rơi xuống vai những người nghèo nhất Ấn Độ. Trong khi đó, nhóm này đã tăng thêm 230 triệu người vào năm ngoái ở quốc gia Nam Á; Hơn 90% đã vay số tiền trung bình 201 USD để trả nợ. Chưa hết, đại dịch Covid-19 đã đẩy 32 triệu người Ấn Độ ra khỏi tầng lớp trung lưu, nhóm dân số có thu nhập từ 10 - 20 USD/ngày.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ em mồ côi Đại dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ em mồ côi
Indonesia vượt Ấn Độ, trở thành Indonesia vượt Ấn Độ, trở thành 'hố đen' COVID-19 ở châu Á

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm