Tag

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Môi trường 23/04/2024 07:26
aa
TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp Xây dựng phương án, kế hoạch khai thác thuỷ sản bền vững Đưa hoạt động khai thác thủy sản trở lại lành mạnh, phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế Quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân Quảng Nam: Khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc ban hành Chương trình nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản (Chỉ thị số 32-CT/TW) khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, phát triển ngành thủy sản và chống khai thác IUU thời gian qua, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản.

Chương trình nhăm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chống khai thác IUU và từ đó thay đổi hành động của các cấp, các ngành đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác chống khai thác IUU, khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông

Chương trình đưa ra nhiệm vụ, giải pháp đến tháng 5/2024 gồm: Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với công tác chống khai thác IUU; hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU. Cả nước triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài; điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Nhiệm vụ, giải pháp dài hạn là khẩn trương rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, chú trọng chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống, hướng dẫn quản lý lao động nghề cá phù hợp với quy định pháp luật lao động trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững

Chính phủ yêu cầu rà soát, nghiên cứu, tham mưu về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về kiểm ngư theo quy định pháp luật trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính để đảm bảo cơ quan chức năng có liên quan đủ thẩm quyền để thực thi pháp luật về thủy sản, chống khai thác IUU.

Chính phủ chỉ đạo đầu tư nguồn lực nhà nước, khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản; kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thủy sản, bảo đảm công cụ, phương tiện cho các lực lượng chấp pháp trên biển thực hiện công tác chống khai thác IUU. Cơ quan chức năng thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, giảm phát thải, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, ngành thủy sản chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản; phát triển ngành thuỷ sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Ngành tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản, đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hợp pháp ở ngoài vùng biển Việt Nam; đàm phán, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước, giải quyết các tranh chấp trên biển; tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho ngư dân khai thác trên biển; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về bảo vệ đại dương, môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản.

Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản; đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đọc thêm

Tăng cường vệ sinh môi trường trong thu gom, vận chuyển rác thải Môi trường

Tăng cường vệ sinh môi trường trong thu gom, vận chuyển rác thải

TTTĐ - UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương xây dựng phương án thu gom rác có lộ trình vận chuyển, thời gian hợp lý, không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác thải, gây ùn tắc giao thông, tránh hoạt động trong các giờ cao điểm.
Bình Định: Tận thu cát "thần tốc" bên dòng sông Kôn Môi trường

Bình Định: Tận thu cát "thần tốc" bên dòng sông Kôn

TTTĐ - Xe ben, xe đầu kéo của Công ty Hiếu Ngọc rầm rộ ra vào đôi bờ sông Kôn để tận thu cát khiến đường nội thị tại Tây Sơn hư hỏng nặng.
Ngày 2/5: Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi Môi trường

Ngày 2/5: Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh radar thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Bao giờ nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ dịu bớt? Môi trường

Bao giờ nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ dịu bớt?

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 29 và 30/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 39-42 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.
Nắng nóng gay gắt ở hầu hết các khu vực trên cả nước Môi trường

Nắng nóng gay gắt ở hầu hết các khu vực trên cả nước

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.
Bắc Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội tiếp tục trạng thái ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C; đêm không mưa.
Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đến bao giờ? Môi trường

Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đến bao giờ?

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 38-41 độ C, có nơi trên 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.
Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, Bắc Bộ ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 37-39 độ C, có nơi trên 39 độ C; đêm không mưa.
Diễn biến thời tiết tại các điểm du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Môi trường

Diễn biến thời tiết tại các điểm du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

TTTĐ - Chiều 26/4, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn) cho biết trong dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày (từ 27/4-1/5) tới, thời tiết tại tỉnh, thành phố trên cả nước phổ biến nắng nóng, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt lên tới trên 41 độ C.
Doanh nghiệp xả thải "bức tử" suối Nước Trong Môi trường

Doanh nghiệp xả thải "bức tử" suối Nước Trong

TTTĐ - Nhiều năm qua, khi nhà máy mủ cao su Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiện Hưng (Công ty Thiện Hưng) tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đi vào hoạt động, cũng là lúc người dân tại đây phải sống chung với ô nhiễm môi trường và lo sợ bệnh tật cận kề.
Xem thêm