Tag

Danh nhân Phan Huy Ích - "nhân kiệt" sinh nơi "địa linh"

Người Hà Nội 28/03/2022 16:57
aa
TTTĐ - Tiến sĩ Phan Huy Ích (1751-1822), Thượng thư bộ Lễ, nhà chính trị, nhà ngoại giao vĩ đại, đã có nhiều cống hiến quan trọng về đường lối ngoại giao cho ba triều đại từ nhà Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Ông là một trong những danh nhân làm rạng rỡ cho vùng đất giàu truyền thống Quốc Oai.
Phát huy sức trẻ với những sản phẩm sáng tạo, trí tuệ Huyện Quốc Oai thu gần 150 tỷ đồng từ một phiên đấu giá đất

Địa linh và nhân kiệt

Về mặt địa lý - lịch sử, ông Đàm Công Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quốc Oai (Hà Nội) chia sẻ: Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tạo hóa đã ban tặng cho Quốc Oai cảnh đẹp hùng vĩ, thế núi, thế sông duyên dáng như bức tranh thủy mặc. Hiếm thấy nơi nào giữa vùng đồng bằng lại có hệ thống núi đá vôi nổi lên giữa cánh đồng lúa bát ngát tựa như những hòn đảo nhấp nhô trên biển cả. Đặc biệt là dãy núi đá Sài Sơn - Phượng Cách - Hoàng Xá uốn lượn, tạo nên địa thế phong thủy đặc biệt cho vùng đất Quốc Oai.

Danh nhân Phan Huy Ích - "nhân kiệt" sinh nơi "địa linh"

Chính vì vậy, cách nay gần 200 năm nhà bác học Phan Huy Chú con trai của cụ Phan Huy Ích đã viết về quê hương Sài Sơn trong tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí” như sau: “Quốc Oai đúng là nơi vui vẻ ở phía Tây. Khu vực này có hình thế núi sông, có khí thế hùng hậu”.

Một phần nhờ có "địa linh", Quốc Oai trở thành vùng đất sản sinh nhiều “nhân kiệt”. Trải dài qua chặng đường lịch sử của dân tộc, mảnh đất Quốc Oai đã sinh ra những danh nhân kiệt xuất, những nhà khoa học, nhà chính trị lỗi lạc; Đồng thời cũng là nơi nuôi dưỡng, an cư, tạo nghiệp của nhiều danh nhân văn hóa, nhà khoa học, nhà chính trị kiệt xuất của đất nước. Có thể kể một số danh nhân tiêu biểu như: Lưỡng Quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực (xã Nghĩa Hương), Hoàng Giáp Tiến sĩ khai khoa phủ Quốc Phan Hoan (xã Sài Sơn); Tiến sĩ Kiều Phú (xã Liệp Tuyết), Tiến sĩ Vương Khắc Mại (xã Đồng Quang), Hoàng giáp Tiến sĩ Nguyễn Địch Tâm (thị trấn Quốc Oai), Tiến sĩ Đỗ Văn Hiệu (xã Cấn Hữu)...

Cụ Phan Huy Cận đưa con cháu định cư tại vùng đất địa linh Sài Sơn, từ đó hình thành một nhánh Phan Huy đất Sài Sơn, tiếp nối truyền thống của tổ tiên dòng họ Phan Huy ở xứ Nghệ xưa.
Từ thế kỷ XVIII, mến mộ địa thế tươi đẹp của đất Sài Sơn, cụ Phan Huy Cận đưa con cháu định cư tại vùng đất này, từ đó hình thành một nhánh Phan Huy đất Sài Sơn, tiếp nối truyền thống của tổ tiên dòng họ Phan Huy ở xứ Nghệ xưa

Đặc biệt là dòng văn học Phan Huy ở Sài Sơn nức tiếng xứ Đoài với các nhà khoa bảng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng như: Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, Phan Huy Sảng, Phan Huy Quýnh, Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Dũng.

Trong đó, tiêu biểu là Tiến sĩ Phan Huy Ích, Thượng thư bộ Lễ, nhà chính trị, nhà ngoại giao vĩ đại, đã có nhiều cống hiến quan trọng về đường lối ngoại giao cho ba triều đại từ nhà Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Ông còn là nhà thơ, nhà văn lớn có nhiều đóng góp quan trọng bậc nhất cho dòng văn Phan Huy nói riêng và văn học dân tộc Việt Nam nói chung; Với nhiều tác phẩm phong phú, nhiều thể loại trong các tác phẩm tiêu biểu như: “Dụ am thi văn tập”, “Dụ am ngâm lục”, “Dụ am văn tập”, “Cúc đường bách vịnh”, Yên đài thu vịnh”, “Tinh sà kỷ hành”…

Truyền thống khoa bảng không ngừng thăng hoa

Nói rõ hơn về đóng góp của danh nhân Phan Huy Ích, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cung cấp: Dòng họ Phan Huy có nguồn gốc ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến đời thứ 7, ông Phan Huy Cận (1722- 1789) thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 1754. Ông từng giữ các chức quan: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Bồi tụng Nhập Thị Kim Diên kiêm Nhập thị Bồi tụng, Quốc sử Tổng tài, Lễ bộ Tả Thị lang. Sau đó, ông quyết định chuyển cư sang xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội), từ đó hình thành một nhánh Phan Huy đất Sài Sơn, tiếp nối truyền thống của tổ tiên dòng họ Phan Huy ở xứ Nghệ xưa.

Đồng chí Đàm Công Lợi- Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Quốc Oai
Đồng chí Đàm Công Lợi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quốc Oai nói về vùng đất Quốc Oai và danh nhân Phan Huy Ích

Sau khi định cư trên vùng đất mới, các thế hệ tiếp theo đã kế thừa và phát huy truyền thống của dòng họ, đóng góp nhiều bậc hiền tài cho đất nước trong nhiều lĩnh vực như văn chương, lịch sử, ngoại giao, văn hoá, giáo dục. Có thể kể tên một số danh nhân tiếp theo của dòng họ Phan Huy đất Sài Sơn như danh nhân Phan Huy Ích (1751-1822), Phan Huy Ôn (1755-1786), Phan Huy Sảng (1764-1811), Phan Huy Quýnh (1775-1844), Phan Huy Thực (1778-1844), Phan Huy Chú (1782-1840), Phan Huy Vịnh (1800-1876), Phan Huy Dũng (1842-1912), cũng như nhiều nhân vật khác đóng góp cho lịch sử văn hóa Việt Nam thời hiện đại và đương đại.

Nối tiếp dòng mạch khoa bảng mà danh nhân Phan Huy Ích khai mở, dòng họ Phan Huy còn có rất nhiều nhà chính trị, ngoại giao nổi tiếng; Những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học được vinh danh qua các thời kỳ. Dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tựu trung lại thì đời nào, thế hệ nào dòng họ Phan Huy cũng vẫn luôn phát huy truyền thống khoa bảng, tinh thần hiếu học góp sức cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Bức thư pháp bài thơ của danh nhân Phan Huy Ích đang được lưu truyền tại Hàn Quốc được Hiệp hội kinh tế - văn hóa Hàn Việt trao tặng dòng họ Phan Huy
Bức thư pháp bài thơ của danh nhân Phan Huy Ích đang được lưu truyền tại Hàn Quốc được Hiệp hội kinh tế - văn hóa Hàn Việt trao tặng dòng họ Phan Huy

Bên cạnh sự kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ Phan Huy, trong thời đại Hồ Chí Minh, mảnh đất Quốc Oai cũng sản sinh nhiều nhân vật quan trọng, giữ những chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Đồng chí Phan Trọng Tuệ, Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sơn Tây, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, IV, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đồng chí Nguyễn Thái Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); Đồng chí Doãn Kế Thiện, nguyên Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; Đồng chí Trung tướng Phan Thu, Anh hùng LLVT Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…

Ông Đàm Công Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quốc Oai, nhấn mạnh: Huyện luôn trân trọng, tự hào về những giá trị, truyền thống lịch sử văn hóa quý báu tốt đẹp của quê hương; Quan tâm, chăm lo gìn giữ, bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị truyền thống. Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống quê hương, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản lịch sử, kiến trúc, văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn nhằm giữ truyền thống hiếu học và khoa bảng của mảnh đất "địa linh" tiếp tục phát huy rạng rỡ.

Đọc thêm

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Xem thêm