Tag

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Người Hà Nội 10/04/2025 12:02
aa
TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa
Trình diễn nghệ thuật trên không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: Phạm Hùng)

Từ tầm nhìn đến hành động cụ thể

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Tuyên ngôn ấy khẳng định vai trò sống còn của văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc, đồng thời định hướng cho những chính sách lớn nhằm phát triển công nghiệp văn hóa - lĩnh vực giao thoa giữa văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn và sáng tạo, giữa truyền thống và công nghệ.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp văn hóa đã trở thành ngành kinh tế chủ lực ở nhiều quốc gia, đóng góp lớn vào GDP, tạo hàng triệu việc làm và khơi nguồn đổi mới sáng tạo. Với Việt Nam - đặc biệt là Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến - việc phát triển công nghiệp văn hóa vừa là nhu cầu tất yếu, vừa là sứ mệnh mang tính thời đại: Khơi dậy sức mạnh mềm, định hình bản sắc, kiến tạo sự khác biệt và hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" xác định rõ: Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới và là đòn bẩy để Hà Nội khẳng định vị thế trong Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO, hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa
Chương trình nghệ thuật "Âm vang Mê Linh" được kỳ vọng trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo

Để hiện thực hóa khát vọng đó, Hà Nội đã tích cực xây dựng và hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), được Quốc hội thông qua năm 2024. Trong đó, Điều 21, khoản 7 và khoản 8 là hai quy định quan trọng tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Cụ thể, khoản 7 quy định: “UBND TP Hà Nội có trách nhiệm trình HĐND TP ban hành nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa”. Từ đó, Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được xây dựng, hướng tới thiết lập các thiết chế văn hóa hiện đại, có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, thiết kế sáng tạo…

Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 21 mở rộng phạm vi phát triển với yêu cầu: “UBND TP Hà Nội xây dựng khu phát triển thương mại và văn hóa nhằm kết nối sản xuất - dịch vụ - sáng tạo - tiêu dùng trong lĩnh vực văn hóa”. Từ đó, Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được triển khai, tạo cơ sở hình thành các quận sáng tạo, công viên văn hóa, không gian đi bộ, khu chợ nghệ thuật và các điểm giao lưu văn hóa đặc sắc.

Một ví dụ tiêu biểu là ý tưởng phát triển công viên văn hóa gắn với các địa danh mang đậm bản sắc truyền thống như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long… Đây là điểm nhấn du lịch văn hóa, đồng thời là không gian giáo dục lịch sử - văn hóa sinh động, giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu di sản dân tộc.

Tiết mục đặc sắc trong chương trình nghệ thuật bán thực cảnh “Chuyện của Sen”
Tiết mục đặc sắc trong chương trình nghệ thuật bán thực cảnh “Chuyện của Sen”

Tích hợp không gian văn hóa vào phát triển đô thị bền vững

Công nghiệp văn hóa chỉ có thể phát triển nếu có không gian sáng tạo tương xứng. Từ các mô hình như Phố sách Hà Nội, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, làng nghề Bát Tràng, không gian làng cổ Đường Lâm đến các lễ hội âm nhạc, triển lãm mỹ thuật ngoài trời… có thể thấy rõ nhu cầu về “không gian văn hóa mềm” - nơi hội tụ nghệ thuật, giao lưu, khởi nghiệp - là vô cùng lớn.

Việc tích hợp không gian văn hóa vào quy hoạch đô thị là bước đi chiến lược để xây dựng TP sáng tạo. Không gian văn hóa cần được mở rộng cả về chiều rộng (phân bổ đều ở các quận, huyện) và chiều sâu (chuyên môn hóa theo lĩnh vực: Điện ảnh, thiết kế, trò chơi số…).

Đặc biệt, TP cần tránh quy hoạch chồng chéo, xâm lấn, làm tổn hại đến các di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời có cơ chế giám sát việc xây dựng công trình mới để không phá vỡ cảnh quan và bản sắc đô thị.

Một hướng đi khả thi là xây dựng cụm văn hóa sáng tạo tại các khu công nghiệp cũ, nhà máy cũ, xưởng phim… Những không gian từng lỗi thời hoàn toàn có thể tái sinh thành studio điện ảnh, bảo tàng đương đại, thư viện mở hoặc trung tâm nghệ thuật cộng đồng nếu có sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền và doanh nghiệp sáng tạo.

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

Mặt khác, công nghiệp văn hóa cần gắn bó chặt chẽ với việc gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống. Các làng nghề như Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm… nếu được hỗ trợ đúng cách sẽ trở thành hình mẫu kết hợp giữa bảo tồn - thương mại - đổi mới sáng tạo. Đây là những nguồn lực vô giá để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc cho Thủ đô.

Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, từng bước vươn ra khu vực. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài hành lang pháp lý, cần 3 trụ cột chiến lược: Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và quản trị sáng tạo.

TP cần đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật, các chương trình học bổng, hợp tác quốc tế, đồng thời xây dựng mạng lưới mentor, cố vấn, nghệ sĩ tài năng để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Thứ hai, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp văn hóa thông qua các ưu đãi tín dụng, hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại văn hóa. Đặc biệt, TP cần sớm hình thành quỹ phát triển sáng tạo văn hóa nhằm tài trợ cho các ý tưởng tiềm năng, nhất là trong các lĩnh vực nghệ thuật đương đại, trò chơi số, ứng dụng di sản trên nền tảng số.

Tiết mục “Trống cơm” với sự tham gia của NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven tại chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả (Ảnh: Đức Thành)
Tiết mục “Trống cơm” với sự tham gia của NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven tại chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả (Ảnh: Đức Thành)

Thứ ba, nâng cao vai trò của cộng đồng và truyền thông trong việc lan tỏa giá trị công nghiệp văn hóa. Cần xây dựng thói quen tiêu dùng sản phẩm văn hóa Việt - từ phim ảnh, thời trang, âm nhạc đến thủ công mỹ nghệ, ẩm thực. Một xã hội biết thưởng thức và đầu tư cho văn hóa chính là nền tảng cho một nền công nghiệp văn hóa bền vững.

Công nghiệp văn hóa không còn là khái niệm mới mẻ, mà đang trở thành động lực then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thương hiệu TP và nâng cao chất lượng sống.

Với chiến lược rõ ràng, hành lang pháp lý vững vàng như Luật Thủ đô 2024, cùng quyết tâm mạnh mẽ của hệ thống chính trị và người dân, Hà Nội đang tiến những bước dài trên hành trình trở thành TP sáng tạo tiêu biểu của Châu Á.

TP Hà Nội cần tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Thông qua công nghiệp văn hóa, Thủ đô xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo, lan tỏa những giá trị văn hóa cốt lõi, vun đắp bản sắc, gìn giữ lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Khi văn hóa được đặt ở vị trí trung tâm của phát triển, thì Hà Nội sẽ thực sự trở thành nơi đáng sống, đáng nhớ và đáng tự hào.

Trình diễn áo dài Việt Nam tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: Phạm Hùng)
Trình diễn áo dài Việt Nam tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (Ảnh: Phạm Hùng)

Hoàng Châu

Đọc thêm

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Người Hà Nội

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TTTĐ - Chiều 18/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Chân dung người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng Người Hà Nội

Chân dung người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng

TTTĐ - Cuốn sách "Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba" được xuất bản, là dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện đặc biệt của một con người - chiến sĩ bình dị trong chiến tranh, giúp chúng ta biết thêm về chân dung Đặng Thùy Trâm với tuổi trẻ, tri thức và văn hóa của một người con gái Hà Nội tinh khôi và tràn đầy lý tưởng.
Báo chí đồng hành vì một Việt Nam thịnh vượng Người Hà Nội

Báo chí đồng hành vì một Việt Nam thịnh vượng

TTTĐ - Ngày 5/6, tại Thủ đô Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn "Báo chí đồng hành cùng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Sự kiện thu hút 200 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương, chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo và cộng đồng doanh nghiệp tham dự.
Xem thêm