Tag

Dấu xưa làng Cựu

Người Hà Nội 01/11/2023 10:47
aa
TTTĐ - Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 cây số về phía Nam. Đây là một ngôi làng cổ kính với lịch sử hình thành và phát triển từ thời Lê sơ.
Nét độc đáo của một làng thơ

Với vị trí địa lý thuận lợi, làng Cựu, xã Vân Từ từng là nơi buôn bán, giao thương sầm uất. Ngày xưa, kiến trúc nhà ở làng Cựu đa phần là nhà thờ họ, nhà làm việc và nhà ở 3 gian 2 chái, mái ngói mũi hài cong vút, vách đất sét vững chắc.

Điểm nhấn là hệ thống cột gỗ lim chạm khắc tinh xảo, được lấy từ rừng lim ở địa phương. Ngoài ra còn có chùa làng cổ kính, đình làng trang nghiêm. Người dân làng chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng lúa nước và làm vườn.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Cổng làng có kiến trúc cầu kì, bề thế... còn nguyên nét đẹp cổ kính

Dù đã trải qua hàng trăm năm, làng Cựu vẫn giữ được nét đẹp hoài cổ và tình yêu với truyền thống, song cũng không ngừng tiến lên với thời đại hiện đại. Những ngôi nhà cổ được bảo tồn và duy trì, thường kết hợp với các công trình kiến trúc mới mang phong cách truyền thống, tạo nên sự hòa quyện và độc đáo.

Gần 100 năm trước, những người thợ giàu có của làng thợ may "đệ nhất Hà Thành" - làng Cựu, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội - đã xây dựng nên một ngôi làng mang nhiều nét kiến trúc Pháp.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)

Ngôi làng cổ kính, khiêm nhường nằm bên dòng sông Nhuệ này đã chứng kiến bao sự đổi thay của địa lý và lịch sử. Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, khu đất của làng Cựu trước đây chỉ đủ cho một số gia đình đến gây dựng, sinh sống.

Dần dần sau đó, những người tản cư đến bồi đắp vùng đất bãi ven sông Nhuệ để ở rồi an cư lạc nghiệp. Thời điểm đó tính đến nay cũng trên dưới 500 năm.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Một gian thờ họ mộc mạc, đơn sơ của làng

Đặt chân đến làng Cựu, cảm giác đầu tiên của không ít người là sự bình yên rất lạ kỳ bởi con đường chính của ngôi làng bé nhỏ vắng bóng người qua lại. Khung cảnh, không gian tĩnh mịch tạo nên nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ bắt đầu hiện hữu ngay cổng làng với kiến trúc quyển thư tựa như một cuốn sách, dù mái vòm cong vút với đôi kỳ lân đắp nổi điểm các họa tiết trên cổng làng đã không còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp cổ kính, rêu phong do mới được người dân địa phương sơn lại.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Chiếc cầu độc đáo bắc nối giữa hai hộ trong cùng một gia đình

Con đường được lát gạch năm xưa do bị xuống cấp nay được người dân địa phương cải tạo bằng chất liệu bê tông đã làm giảm đi sự mộc mạc của ngôi làng. Tuy nhiên, điểm nhấn ở đây là 50 ngôi nhà cổ với sự pha trộn giữa kiến trúc Việt cổ và kiến trúc hiện đại phương Tây kết hợp được xây dựng tường bao quanh nhà dày 60cm; thiết kế mái cong vòm dán ngói, các cột trụ và nhiều vị trí quanh công trình được trang trí bằng hình ảnh những loại cây, hoa, lá, quả để thể hiện cho bức tranh công trình thêm hấp dẫn.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Đường làng vắng vẻ, tĩnh lặng

Những hồi ức và nét đẹp của làng này, qua lời kể của nhiều cụ già nơi này là một minh chứng rõ ràng cho sự gắn kết của con người với quê hương và quá khứ. Chắc chắn, làng cựu xã Vân Từ sẽ tiếp tục tỏa sáng trong lòng Thủ đô, giữ vững những giá trị văn hóa và tinh thần của nó cộng đồng dân làng Cựu tiếp tục giữ và phát huy những giá trị truyền thống, từ việc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ đến việc duy trì những lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa. Đồng thời, ngôi làng cũng mở lòng đón nhận sự phát triển và tiến bộ, mang đến sự tiện nghi và hiện đại cho cư dân.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Lớp rêu dày trên tường các ngôi nhà

Ngày nay, làng Cựu đã trở thành nét đẹp của thành phố Hà Nội, cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan làng xưa. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn cố gắng bảo tồn những nét văn hóa truyền thống. Các ngôi nhà cổ được tu bổ, tôn tạo.

Hằng năm, lễ hội làng vẫn được tổ chức long trọng. Đình làng, chùa làng vẫn được giữ gìn là nơi thờ tự, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.

Nét xưa làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội)
Bậc thềm đá của ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1929
Xã Vân Từ có 6 thôn được công nhận làng nghề truyền thống giải quyết việc làm cho 70% lao động. Hiện nay, hàng trăm gia đình đã nhận gia công các sản phẩm quần áo, comple cho 35 công ty và nhà may, hợp tác xã cắt may có thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/lao động/tháng.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm