Tag

Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo

Người Hà Nội 29/10/2024 10:39
aa
TTTĐ - Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Trong nhiều nghị quyết, chương trình của Trung ương và Hà Nội, văn hóa đều được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.
"Giao lộ sáng tạo" kết nối những di sản biểu tượng của Hà Nội Việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết Khám phá những điều lý thú trên "giao lộ di sản" của Hà Nội

Nguồn lực nội sinh

Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản”, với 5.922 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 1793 di sản văn hóa phi vật thể. Nhắc đến di sản Hà Nội là nhắc đến Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hỏa Lò… hay các lễ hội lớn như hội chùa Hương, hội Gióng, hội Cổ Loa…

Hà Nội hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, chiếm 1/3 tổng số làng nghề trên cả nước
Hà Nội hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, chiếm 1/3 tổng số làng nghề trên cả nước

Hà Nội còn là “đất trăm nghề”, là địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, có khoảng 70 không gian sáng tạo và 1.095 lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, gắn liền với những câu chuyện lịch sử trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Với một đô thị cổ giàu truyền thống văn hóa như Hà Nội, hệ thống di sản đô thị đang hiện hữu rộng khắp, trong đó nổi bật là các biệt thự cổ, công trình cổ, khu phố Pháp…

Đây là nguồn lực vô cùng phong phú để có thể khai thác, phát huy không chỉ phục vụ công tác bảo tồn di sản mà có thể thu lại nguồn lợi từ chính lợi thế này. Từ lâu, Hà Nội luôn xác định, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bởi vậy, trong nhiều năm qua, thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi văn hóa là động lực, là một trong các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

Những nếp nhà đặc trưng khu phố cổ - di sản đô thị của Hà Nội được chú trọng bảo tồn (Ảnh: Duy Giang)
Những nếp nhà đặc trưng khu phố cổ - di sản đô thị của Hà Nội được chú trọng bảo tồn (Ảnh: Duy Giang)

Đặc biệt, năm 2019, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây chính là một trong những nền tảng để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai thác di sản góp phần xây dựng Thủ đô phát triển.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Để các nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng và hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô, cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách.

Trong những năm qua, Hà Nội đã có những thay đổi nhất định về cơ chế, chính sách khai mở cho văn hóa và công nghiệp sáng tạo, tuy nhiên sự thay đổi vẫn chưa đủ. Điều đó đòi hỏi Hà Nội phải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp hợp lý nhất nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong bối cảnh kinh tế, xã hội mới.

Thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo

Phát triển văn hóa không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều năm qua, Hà Nội chú trọng việc kết nối nguồn lực văn hóa với sáng tạo và sản xuất để tạo nên các giá trị thặng dư, phát huy vai trò, vị thế nguồn lực văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Thành phố đang từng bước khai thác một cách hiệu quả các di sản văn hóa cho phát triển du lịch, từ việc xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, sản xuất đồ lưu niệm dựa trên các di sản đặc trưng, làm bối cảnh cho các sản phẩm phim ảnh, ca nhạc...

Sản phẩm du lịch kết hợp gồm tham quan di sản cùng cách kể câu chuyện văn hóa mới ngày càng hút khách
Sản phẩm du lịch kết hợp gồm tham quan di sản cùng cách kể câu chuyện văn hóa mới ngày càng hút khách

Những năm gần đây, hàng loạt các sản phẩm du lịch đêm ra đời trên địa bàn Hà Nội, đa phần được hình thành trên nền các di sản, cho thấy tiềm lực lớn của di sản trong phát triển kinh tế sáng tạo. Đó là, di tích Nhà tù Hỏa Lò với 3 chương tour đêm mang tên “Đêm thiêng liêng” 1, 2, 3; Hoàng thành Thăng Long với tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”; Văn Miếu - Quốc Tử Giám với tour “Tinh hoa đạo học”; di tích đền Ngọc Sơn với tour “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”...

Hiện tại, thành phố Hà Nội đã có tới gần 20 tour du lịch đêm khai thác các giá trị di sản trên địa bàn. Du khách tham gia tour đêm không chỉ trải nghiệm không gian di tích về đêm mà còn “tiêu thụ” các giá trị lịch sử, văn hóa của di sản thông qua các câu chuyện được xây dựng một cách độc đáo.

Chính sự độc đáo đó nên nhiều sản phẩm du lịch di sản có sức hút lớn đối với du khách. Ví dụ như sản phẩm du lịch “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí” dù mới ra mắt nhưng luôn thu hút đông du khách. Giám đốc Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn (đơn vị quản lý di tích đền Ngọc Sơn) cho rằng, việc khai thác hệ thống di tích góp phần phát triển du lịch được Hà Nội thực hiện hiệu quả từ nhiều năm qua. Nguồn thu từ hoạt động này góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô.

Làng cổ Đường Lâm trở thành điểm đến đậm chất làng quê Bắc Bộ với nhiều hình thức du lịch trải nghiệm
Làng cổ Đường Lâm trở thành điểm đến đậm chất làng quê Bắc Bộ với nhiều hình thức du lịch trải nghiệm

Hay di tích làng cổ Đường Lâm - nơi lưu giữ các đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - luôn là điểm thu hút đông đảo du khách. Với lợi thế về giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan và ẩm thực đậm chất làng quê, trung bình mỗi năm, Làng cổ Đường Lâm thu hút 120.000-130.000 lượt khách du lịch, trong đó có từ 6.000-7.000 lượt khách quốc tế.

Theo ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm, bảo tồn và khai thác giá trị làng cổ để phát triển du lịch được thị xã Sơn Tây quan tâm. Thời gian qua, Ban quản lý Di tích luôn tạo sức hấp dẫn cho làng cổ bằng cách xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mới mẻ.

Nhiều lễ hội được phục dựng theo các nghi lễ truyền thống như lễ hội chùa Láng, lễ hội đền Đồng Cổ không chỉ bảo tồn giá trị cũ mà còn hấp dẫn du khách gần xa. Nếu nhìn vào lễ hội chùa Hương mỗi năm thu hút gần 1,5 triệu lượt mới thấy được lợi thế của di sản trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Lễ hội Chùa Láng
Lễ hội Chùa Láng

Hay nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, chầu văn, rối nước đang được sân khấu hóa phục vụ khách du lịch. Vở thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” của Khu du lịch Tuần Châu - Quốc Oai đã chuyển tải thành công các loại hình di sản quan họ, ca trù, chầu văn... lên sâu khấu thực cảnh, hấp dẫn du khách.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là nguồn tài nguyên, nguồn vốn văn hóa tạo nên động lực, nguồn lực nội sinh cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Việc khai thác hệ thống di tích góp phần phát triển du lịch, nguồn thu từ hoạt động này đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Trên thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, phát triển du lịch trên địa bàn Thủ đô chủ yếu tập trung vào điểm di sản văn hóa tiêu biểu như, các di tích, làng nghề, văn hóa ẩm thực…

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa bày tỏ, cùng với nguồn thu trực tiếp từ kinh doanh du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa đóng góp cho ngân sách, cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô, việc khai thác giá trị của di tích để phát triển du lịch xét một khía cạnh vô cùng quan trọng nữa cần đề cập, đó là giúp thay đổi sinh kế theo chiều hướng tích cực của người dân địa phương nơi hiện diện các di tích.

Đọc thêm

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Người Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình Người Hà Nội

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

TTTĐ - Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền TP, cùng với báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội luôn tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội Người Hà Nội

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

TTTĐ - Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô Người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô

TTTĐ - Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là dịp để các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các địa phương tại Hà Nội khẳng định vai trò của những người cầm bút cũng như đưa ra các ý kiến tham góp, hiến kế nhằm "gạn đục khơi trong" với tâm huyết và trách nhiệm giúp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao hiệu quả của truyền thông, mang lại những giá trị tích cực của Thủ đô trong thời đại mới.
Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả Người Hà Nội

Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả

TTTĐ - Khi xuất hiện tin giả, thông tin xấu, độc, báo chí phải kịp thời “giải độc” thông tin nhanh chóng bằng nguồn tin xác thực, tin cậy giúp người dân nắm rõ bản chất vấn đề, không để những tin này ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước.
Xem thêm