Tag

Đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nông thôn mới 09/11/2019 08:15
aa
TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Hội thảo Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị Big C và Go! Việt Nam. Hội thảo nhằm đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững và nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản.

Đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Hiện nay, ngành nông nghiệp Thủ đô cần đẩy mạnh liên kết chuỗi bền vững nhằm nâng cao giá trị nông sản

Bài liên quan

Thúc đẩy liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn

Bài 3: Xu thế liên kết chuỗi trong chăn nuôi

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Tạo chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn rõ xuất xứ nguồn gốc, đặc sản vùng miền của Hà Nội cũng như các tỉnh thành trong cả nước; đặc biệt là các sản phẩm OCOP được đưa vào Siêu thị Big C Thăng Long và hệ thống Siêu thị Go! Việt Nam. Thông qua đó, hội thảo mong muốn góp phần để tạo dựng chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của công chúng tiêu dùng Thủ đô.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010-2018 là 3,34%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2018 đạt 259 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nay, toàn thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay tuy quy mô còn hạn chế nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay. Điển hình như: Trang trại Hoa Viên huyện Thạch Thất; Mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ cao ở huyện Ứng Hòa và huyện Chương Mỹ…

Người dân tham quan, mua sắm tại khu trưng bày các sản phẩm OCOP bên lề Hội thảo
Người dân tham quan, mua sắm tại khu trưng bày các sản phẩm OCOP bên lề Hội thảo

Đặc biệt, trong những năm qua, UBND thành phố luôn quan tâm đến công tác phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do vậy, UBND thành phố đã phê duyệt một số chương trình, đề án, dự án như: “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”, “Đề án phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao”,... nhằm xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội triển khai thực hiện.

Các mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ thực phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đem lại hiệu quả thiết thực. Sản phẩm của các mô hình liên kết ở Hà Nội chủ yếu đưa vào các bếp ăn tập thể, một phần bán tại cửa hàng thực phẩm an toàn, các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn lớn của Hà Nội.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang đối mặt với ba thách thức lớn gồm: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cạnh tranh gay gắt trong thị trường lớn; những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, bất bình thường ảnh hưởng đến sản xuất; hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo áp lực lớn cho các sản phẩm trong nước.

Sự kiện thu hút rất đông doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Sự kiện thu hút rất đông doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Cùng với đó, đầu ra các sản phẩm nông sản nói chung, đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc do những tồn tại từ nội tại sản phẩm và cả những lý do khách quan. Do đó, việc tìm kiếm thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm OCOP là yêu cầu bức thiết.

Các chuyên gia nhận định, thông qua các hoạt động kết nối, nhiều sản phẩm từ Chương trình OCOP có chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn được tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, kênh phân phối nước ngoài. Việc này, không chỉ giúp gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy nâng cao thương hiệu, đặc sản địa phương.

Để sản phẩm nông sản đến tận tay người tiêu dùng

Nói về việc kết nối đưa sản phẩm nông sản vào hệ thống siêu thị Big C, bà Phạm Thị Thùy Linh, Giám đốc thu mua miền Bắc của Big C cho hay: Nhiều năm qua, Siêu thị Big C đã triển khai chương trình thu mua hàng hóa trực tiếp từ các hộ nông dân và HTX với chiết khấu 0% nhằm tạo điều kiên để các sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối bán lẻ thực phẩm của Central Group như hệ thống siêu thị Big C và GO! Việt Nam.

Hiện Siêu thị Big C Thăng Long cung cấp hàng nông sản, thực phẩm đứng đầu trong các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố với khoảng trên 18.000 mã hàng nông sản thực phẩm. Trong đó 96% mã hàng của Việt Nam, tuy nhiên, sản phẩm của Hà Nội chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn với khoảng 200/18.000 mã sản phẩm (1,1%).

“Tuy số mặt hàng đưa vào Siêu thị Big C Thăng Long không nhiều nhưng giá trị sản lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm của Hà Nội lại chiếm tỷ lệ cao, cụ thể sản lượng sản phẩm rau, củ, quả tiêu thụ chiếm 15%, sản lượng sản phẩm gia sức, gia cầm tiêu thụ chiếm 65%”, bà Phạm Thị Thùy Linh nhấn mạnh.

Hầu hết các gian hàng tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại đây đều là những sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Hầu hết các gian hàng tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại đây đều là những sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Phát biểu tại Hội nghị, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết: Với mong muốn phát triển bền vững tại Việt Nam, Central Retail Việt Nam luôn cam kết “đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt”. Big C và GO! Việt Nam có hệ thống phân phối rộng lớn với 37 cửa hàng trên toàn quốc, có mặt tại 22 tỉnh thành và phục vụ hơn 70 triệu lượt khách hàng mỗi năm.

Những năm qua, Big C đã không ngừng nỗ lực để đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam bằng những chương trình hành động cụ thể. Trong đó, Chương trình đồng hành cùng OCOP (Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm) là một trong những hoạt động tiêu biểu nhất.

Tính đến thời điểm này, Big C đã đồng hành cũng các Bộ, ban, ngành tổ chức thành công 10 tuần hàng OCOP tại Big C Hạ Long, Big C Hà Nội và Big C HCM. Hiện nay, Big C đang chuẩn bị đưa vào thêm 12 sản phẩm OCOP vào kinh doanh trong hệ thống Big C và GO! Việt Nam , nâng tổng số sản phẩm OCOP kinh doanh tại Big C lên con số: 50 sản phẩm (đến từ nhiều vùng miền trên cả nước).

Việc kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống Siêu thị Big C và Go! Việt Nam nhằm tạo chuỗi liên kết bền vững
Việc kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống Siêu thị Big C và Go! Việt Nam nhằm tạo chuỗi liên kết bền vững

Kết quả tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của siêu thị Big C Thăng Long cho thấy, siêu thị đã chủ động tổ chức nhiều kỳ, cuộc trưng bày, giới thiệu, quảng bá, liên kết với các cơ sở, đơn vị sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc để tìm kiếm các sản phẩm nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm, có sản lượng ổn định để tiêu thụ vào hệ thống siêu thị.

Việc kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống Siêu thị Big C và Go! Việt Nam nhằm tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của công chúng tiêu dùng Thủ đô.

Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết, hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ký kết hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và GO! Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trưng bày trên 85 gian hàng gồm các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn của Hà Nội, đặc sản các vùng miền của cả nước đồng thời giới thiệu một số sản phẩm hoa, cây cảnh và thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực đô thị. Sự kiện diễn ra từ ngày 8 - 10/11 tại khu vực mặt tiền của Siêu thị Big C Thăng Long (số 222, đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm