Tag

Đề án nhằm vào chỗ… không người Ơ Đu!?

Bình luận 16/06/2020 04:05
aa
Một bản tên là Đửa có 46 hộ với 231 nhân khẩu dân tộc thiểu số Ơ Đu ở huyện Tương Dương, Nghệ An được đưa vào “Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025” với số tiền 120 tỷ đồng. Tuy nhiên bản Đửa lại không có… người Ơ Đu.
de an nham vao cho khong nguoi o du
Một căn nhà sàn của người Ơ Đu tại xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Báo cáo Chính phủ, được đồng ý hẳn hoi. Kinh phí nhà nước hẳn hoi. Vậy mà, khi đi vào thực hiện đề án mới ngã ngửa người ra… bản Đửa chẳng có người dân tộc thiểu số Ơ đu nào! “Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An triển khai dự án thì phát hiện ở bản Đửa không có người Ơ Đu nên đề nghị UBND tỉnh Nghệ An rút bản Đửa ra khỏi danh sách được hỗ trợ phát triển”.

Chuyện cứ như là của những người thích đùa. Nếu nhà văn trào phúng Aziz Nesin người Thổ Nhĩ Kỳ sống lại, ông cũng không tưởng tượng được ở nước Việt Nam ta lại có chuyện biến không thành có, qua mắt các cơ quan hành chính, chuyên môn từ cơ sở địa phương đến trung ương“ngoạn mục” hài hước đến như thế?

Hiện nay, có một số dân tộc thiểu số do điều kiện địa lý, hoàn cảnh sống khó khăn, nên tỷ lệ sinh ít, tỷ lệ chết nhiều, dân số đang mòn dần. Còn văn hóa thì nguy cơ mai một, mất gốc. Tộc người Ơ đu ở Nghệ An cũng đang trong tình cảnh như vậy. Cuối năm 2015, theo thống kê, người Ơ Đu ở Nghệ An có 179 hộ gia đình với 856 nhân khẩu.

Có một thực tế đáng buồn và lo ngại là “người Ơ Đu ở Nghệ An là cộng đồng có đời sống kinh tế – xã hội khó khăn, văn hóa truyền thống bị mai một và đang bị đồng hóa nhanh, ngôn ngữ gần như đã bị mất”. Phát triển dân số, nâng cao chất lượng con người và bảo tồn văn hóa với một số tộc người thiểu số là nhu cầu cấp bách,vừa mang ý nghĩa chính trị vừa mang giá trị nhân văn.

Đề án “Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An” là một việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết.“Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu một cách bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu”.Thế nhưng, một việc làm với mục tiêu ưu việt, nhân văn thì khi thực hiện lại trục trặc, nơi đáng làm thì không làm, lại làm ở nơi không có đối tượng, biến không thành có. Không biết người Ơ đu đang ở đâu, đang sinh sống ra sao, chất lượng con người thế nào, mà vẫn làm dự án, để rồi dự án nhằm vào chỗ… không người Ơ đu?

Sự kiện này, có hai khả năng xảy ra:

Một là, vẽ ra một “dự án ma”, nhằm trục lợi. Đã là dự án ma thì phải gian xảo, dối trên lừa dưới. Qua mặt được cả Chính phủ thì không phải chuyện vừa đâu! Nếu như thời quân chủ phong kiến thì phạm tội…khi quân. Khi nghĩa là lừa dối, gạt. Quân là… vua. Khi quân có nghĩa là lừa dối, khinh lờn vua. Dưới chế độ phong kiến ngàn năm, vua đứng đầu thiên hạ, kẻ nào phạm tội khi quân thường là trọng tội, bị xử phạt rất nặng, thậm chí bị chém ngang lưng.

de an nham vao cho khong nguoi o du
Người Ơ Đu trong trang phục truyền thống

Hai là, cẩu thả, tùy tiện vốn là cái bệnh trầm kha của “công bộc” hành chính. Cẩu thả hết mức. Lúc sinh thời, nhà văn Nam Cao viết rằng: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi”. Cẩu thả dẫn đến hỏng việc, mất thời gian, ảnh hưởng xấu đến cá nhân và cộng đồng, cũng đồng nghĩa với… bất lương. Cả một hệ thống từ xã, đến huyện, đến tỉnh mà lại trình Chính phủ một đề án… địa chỉ rất rõ ràng, nhưng không có nhân vật chính, chẳng có nhân vật phụ, có nghĩa là… không có đối tượng phục vụ. Chuyện này có lẽ chỉ có ở xứ sở nước non hình chữ S nước ta? Chả trách nào quốc gia cứ nghèo mãi bởi cái kiểu hành chính, tác phong lề thói làm việc cẩu thả, tắc trách như thế.

Dù ở khả năng nào xảy ra, thì cũng cần phải điều tra truy tìm. Nếu là “dự án ma” không thành, vì những lý do gì đó nuốt không trôi, đành hô biến thành chuyện cẩu thả làm đề án, thì cũng phải kết luận, tội đến đâu bình đẳng trước pháp luật đến đó, dù chưa tiêu đồng nào. Nếu là chuyện tùy tiện, cẩu thả ngồi phòng lạnh “thừa giấy vẽ voi” thì cũng phải xử lý về hành chính, xem xét tác phong, năng lực cán bộ. Dư luận đang cần minh bạch hóa.

Ông Nguyễn Tâm Long – Trưởng Phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc, tỉnh Nghệ An trả lời trên truyền thông rằng: “Cơ sở để đưa danh sách 231 người Ơ đu ở bản Đửa là dựa trên số liệu báo cáo của huyện, và đặc biệt là trên niên giám thống kể 2013 – 2015 của Tổng cục Thống kê, đều có người dân tộc Ơ Đu sinh sống ở Bản Đửa. Sau đó, tôi về phụ trách và hoàn thiện đề án trình sang UBND tỉnh và được Chính phủ phê duyệt vào năm 2016”.

Có thể coi như đây là giải thích, giải trình về cách thức, đường đi nước bước tiến hành làm dự án. Nhưng, đồng thời cũng là lời tự thú, tự tố cáo việc làm cẩu thả của người trong cuộc. Vậy là không đi đến nơi, không đến từng nhà, không hỏi từng tên, mà chỉ dựa vào “số liệu báo cáo của huyện”, và “niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê” để làm dự án?

Người xưa nói “thương hải vi tang điền”. Thời gian cứ trôi đi, đất trời có khi nào đứng yên? Đến biển còn biến thành nương dâu huống hồ là con người biết nghĩ, biết đi? Cứ cái cách ngồi phòng máy điều hòa làm chính sách, ngồi ở thành phố nhìn về chân trời xa xôi làm dự án thế này, thì dân chúng còn phảiđổ bao nhiêu dòng sông nước mắt mồ hôi cho đủ giấy để các vị vẽ voi?

Cũng trên truyền thông, lý giải nguyên nhânngười Ơ Đu không còn sinh sống ở bản Đửa: “ông Long đưa ra 2 giả thuyết: Thứ nhất là họ chuyển nơi sinh sống; thứ 2 người đồng bào Ơ Đu thường tự ti, mặc cảm về thành phần dân tộc nên có thể sau này khi khai báo họ đã chuyển đổi sang thành phần dân tộc khác”. Trời đất ơi! 45 hộ với 231 người Ơ Đu chứ đâu phải một vài hộ, vài chục người. Họ di cư rầm rộ, hay lác đác, dầm dề thì cũng là hiện tượng chuyển cư động giời không một chính quyền cơ sở nào dám bỏ qua, dám không biết. Người ta bảo tồn cả cánh rừng nguyên sinh, có bao nhiêu hổ báo, gấu voi… di cư sang Lào còn biết, huống hồ là hàng chục hộ dân, hàng trăm người tộc thiểu số Ơ Đu của một bản đi đâu mà không hay?

de an nham vao cho khong nguoi o du
Bản Đửa, xã Lượng Minh được xác định không có người Ơ Đu sinh sống

Thật lạ kỳ! Ông trưởng bản đâu? Ông xã trưởng đâu? Ông huyện trưởng đâu? Rồi lại còn hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh… Cả một cộng đồng người chứ không phải là cái kim, mà cái kim bọc trong giẻ thì lâu ngày cũng chòi ra. Cộng đồng người Ơ Đu ở bản Đửa đâu rồi, sao không hiện ra?

Càng nghe ông cán bộ Ban dân tộc tỉnh Nghệ An giải thích càng nản: “người đồng bào Ơ Đu thường tự ti, mặc cảm về thành phần dân tộc nên có thể sau này khi khai báo họ đã chuyển đổi sang thành phần dân tộc khác”. Thứ nhất là, chúng ta đã làm cái gì để ra nông nỗi đồng bào phải “tự ti, mặc cảm” đến mức chuyển họ đổi tên? Thứ hai là, nếu có chuyện này thật, thì sao chính quyền lại đồng ý đến mức nhanh chóng và tùy tiện cho họ sang dân tộc khác như thế? Tôi đồ rằng: Vẫn là câu chuyện “chân không bén đất cật không bén trời, lơ lửng giữa trời…”, quản lý dân mà không biết dân ăn ở sinh sống thế nào? Ngồi ở rất xa nhìn những đám mây trôi ở phía chân trời rồi vẽ ra dự án, đến khi đến nơi thực thi thì lại đám mây khác ngự trên đầu.

Xưa nay, chuyện dự án, đề án kế hoạch, chương trình một đằng kết quả một nẻo cũng đã từng xảy ra đầy rẫy. Chắc mọi người còn nhớ mấy năm trước, chuyện 12 con dê xóa đói giảm nghèo cho dân mà đi lạc vào trang trại bí thư huyện ủy Thạch Thành, được lý giải là… nhầm. Nhầm từ ông trạm trưởng khuyến nông huyện, đến chủ tịch xã, rồi cả bí thư huyện ủy cứ điềm nhiên nhìn 12 con dê của hộ nghèo gặm cỏ trong trang trại nhà mình?

Chỉ đến khi dân đòi, thì ông Bí thư huyện ủy mới lập lờ đánh lận con đen: “Biết là có dê vào trang trại nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn”.Cứ cho là dự án khác đi, thì sao bao nhiêu người khác cần xóa đói giảm nghèo hơn không được, mà lại là ông bí thư? Còn bao nhiêu chuyện gà đi lạc vào nhà xã trưởng, hộ nghèo vào nhầm nhà quan chức… vừa buồn, vừa cười ra nước mắt.

Nhà xã hội học Terry Pratchett nói rằng: “Một lời nói dối có thể chạy quanh thế giới trước khi sự thật kịp đi giày”. Ở nước Việt Nam ta cũng thế, sự thật chưa kịp xỏ giầy, thì đề án không có người Ơ đu vẫn đè ra lấy 120 tỷ đồng đã chạy từ biên giới xa xăm giáp Lào ra thủ đô; và dê, gà cho người nghèo đã lạc lối chạy búa xua vào nhà quan chức. Bao giờ sự trung thực, và sự thật xỏ giày chạy trước, thì mới mong bỏ rơi bỏ xa sự cẩu thả, dối trá đang tràn lan mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm