Tag

Đề phòng ngộ độc thực phẩm dịp sau Tết

An toàn thực phẩm 03/02/2025 16:00
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 đến 2/2), dù không ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhưng các cơ sở y tế trên cả nước đã ghi nhận 711 người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Gần 4.800 người bị ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng của năm 2024 Đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết 2025 Trong 2 ngày đầu nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm 8 ngày nghỉ Tết chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm

Những thói quen sử dụng thực phẩm ngày Tết dễ ngộ độc, rối loạn tiêu hoá

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc nên người dân thường có tâm lý tích trữ thực phẩm trong dịp Tết.

Vì vậy, trong tủ lạnh mỗi gia đình luôn đầy ắp thực phẩm, cùng mâm cỗ được chuẩn bị thịnh soạn, đủ đầy nhất.

Trong dịp Tết nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng cao dẫn đến khó kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.

Tủ lạnh cũng là nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nếu không sử dụng đúng cách
Tủ lạnh cũng là nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nếu không sử dụng đúng cách

Do đó, nếu không lựa chọn kỹ càng thực phẩm có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, thức ăn bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus, bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng cách, vô tình sử dụng đồ ăn ôi thiu... là những nguyên nhân gia tăng các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Thêm vào đó, một số loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng kỵ nhau. Nếu người sử dụng không biết và ăn cùng lúc với nhau, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên.

Ngay sau Tết, chị em nội trợ lại phải vất vả xử lý lượng thực phẩm "tồn đọng", thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, biến chất…

Nhiều gia đình vẫn có thói quen hâm lại đồ ăn nhiều lần. Thói quen này dễ khiến cho thực phẩm bị biến đổi thành phần hóa học, trở thành chất độc nguy hiểm cho cơ thể.

Thức ăn thừa chỉ nên được hâm nóng lại một lần, vì quá trình nguội và hâm nóng thức ăn càng lặp lại nhiều lần, sẽ làm biến mất các chất dinh dưỡng vốn có, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cũng càng cao.

Thức ăn hâm lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, nhưng độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên gây ngộ độc cho người dùng. Đây cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai, thường xuất hiện sau 4 - 6h với những trường hợp nhiễm độc tố, và 1-2 ngày với trường hợp nhiễm khuẩn sau khi ăn phải thực phẩm bẩn.

Chia sẻ dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, TS. Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Dấu hiệu đầu tiên nghĩ đến bị ngộ độc thực phẩm gồm đau quặn bụng, tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ, buồn nôn, nôn, hoặc những triệu chứng khác như sốt cao trên 39 độ C; các triệu chứng mất nước gồm háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng…

Trường hợp nghiêm trọng hơn xuất hiện mạch nhanh, thở nhanh, li bì, co giật… Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện môi khô, lưỡi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.

Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến nặng và có thể để lại biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy cơ quan, loạn điện giải, nghiệm trọng là ảnh hưởng tới tình mạng.

Theo TS Cương, ngộ độc thực phẩm sẽ bắt đầu trong vòng vài giờ từ khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Tuy vào giai đoạn, biểu hiện có thể xử lý theo các cách như sau: Trong vòng 4-6 giờ sau khi ăn, nếu xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, lúc này thức ăn vẫn còn trong dạ dày, chưa xuống ruột nên cần khẩn trương để tống thức ăn bị nhiễm độc ra khỏi dạ dày.

Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng nếu bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc có thể cho bệnh nhân uống nước muối loãng (2 thìa canh muối pha vào một cốc nước ấm), rồi ngoáy họng để kích thích nôn.

Nếu bệnh nhân lơ mơ, không tỉnh táo, hoặc có thể co giật thì không được để gây nôn, vì đề phòng bị sặc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Người ngộ độc bị tiêu chảy nên uống nhiều nước, không nên uống sữa; pha 1 lít nước với 1 gói Orezol, hoặc không có sẵn gói Orezol có thể pha ½ thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để tránh mất nước.

Việc uống nhiều nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể, hạn chế tác độc tố gây nên. Trường hợp bị ngộ độc nặng xuất hiện dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ… bệnh nhân cần tới ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Trong thời khắc đầu năm mới này, bên cạnh ý nghĩa đoàn tụ, ai trong chúng ta cũng mong muốn có được sự khởi đầu suôn sẻ, hanh thông.

Vì vậy, để tránh xa “sự cố” sức khỏe do ngộ độc thực phẩm gây nên, TS Cương khuyên bạn hãy “bỏ túi” ngay 5 nguyên tắc sau: Chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc bảo quản thực phẩm đúng cách, thức ăn sống, thức ăn chín phải để riêng.

Người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, nếu đồ đã chế biến để trong tủ lạnh để bảo quản cần đun nóng trước khi ăn, nhưng không nên đun đi đun lại nhiều lần; không ăn thức ăn ôi thiu; ngâm, rửa sạch rau khi ăn sống; rửa tay sạch trước khi chế biến và trước khi ăn; giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu phải ra hàng quán ăn, nên chọn những hàng quán sạch sẽ, uy tín, có bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đọc thêm

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả

TTTĐ - Đây là yêu cầu của đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả An toàn thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
An toàn từ những bếp ăn bán trú An toàn thực phẩm

An toàn từ những bếp ăn bán trú

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều An toàn thực phẩm

Bếp ăn trường TH Lê Ngọc Hân chưa đảm bảo quy tắc 1 chiều

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể An toàn thực phẩm

Sẽ có 3 đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể

TTTĐ - Chiều 22/4, UBND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Lập 3 đoàn kiểm tra trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" An toàn thực phẩm

Lập 3 đoàn kiểm tra trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, ngày 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP của huyện Ba Vì đã kiểm tra tại bếp ăn bán trú của trường Tiểu học Tây Đằng B.
Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý An toàn thực phẩm

Xác định rõ vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai xử lý

TTTĐ - Ngay sau vụ việc phát hiện các lỗi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) của công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn trường học, đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh An toàn thực phẩm

Kiểm tra đột xuất bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh

TTTĐ - Chiều 22/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội).
Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery An toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh Gia Trịnh Bakery

TTTĐ - Ngày 22/4, đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại quận (Phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm).
Xem thêm