Tag

Đề xuất mở rộng và mua thêm một số loài động vật cho vườn thú Hà Nội

Đô thị 07/02/2023 19:18
aa
TTTĐ - Để nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ khách đến tham quan, học tập, vui chơi giải trí cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện Kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các công viên, vườn hoa giai đoạn 2021-2025 của UBND thành phố, Vườn thú Hà Nội đang đề xuất UBND thành phố mở rộng vườn thú theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Cải thiện khu chăm sóc voi tại Vườn thú Hà Nội Hà Nội bổ sung danh mục lập 4 quy hoạch phân khu khu công nghiệp Hà Nội tiến hành hạ thấp hàng rào công viên Thống Nhất Khẩn trương hoàn thiện các nội dung nghiệm thu dự án công viên CV1

Thực hiện Kế hoạch cải tạo, xây dựng mới công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 của UBND thành phố, trong đó có 3 công viên: Thủ Lệ, Bách Thảo, Thống Nhất, mới đây, Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội - đơn vị được UBND thành phố giao quản lý, vận hành Công viên Thủ Lệ đã đề xuất UBND thành phố cho mở rộng Vườn thú Hà Nội.

Theo Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội, Vườn thú Hà Nội (thuộc địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) có diện tích 18,7ha, trong đó có khoảng 8,7ha hồ nước. Hiện, Vườn thú Hà Nội đang được quản lý và xây dựng theo quy hoạch chi tiết Công viên Thủ Lệ tỷ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 11/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội, gồm 7 khu chức năng: Đất quản lý công viên (0,8%), đất giáo dục bảo tồn (0,9%), đất mặt nước (45,1%), đất đường chính trong công viên (12,1%), đất bãi đỗ xe (2%), đất nuôi và trưng bày thú (13,3%) và đất cây xanh, bồn hoa (25,8%).

Đề xuất mở rộng và mua thêm một số loài động vật cho vườn thú Hà Nội
Người dân, du khách tham quan tại Vườn thú Hà Nội

Vườn thú Hà Nội đang duy trì 37 khu chuồng nuôi, tổng diện tích nền chuồng, sân bãi là 13.778m2; Chăm sóc, nuôi dưỡng 88 loài, gồm 585 cá thể. Trong đó, lớp thú có 208 cá thể, lớp bò sát 22 cá thể, lớp chim 356 cá thể. Nhìn chung, các cá thể thuộc lớp thú có giá trị trưng bày cao, song đến nay một số loài đã nhiều tuổi, cận huyết và mất cân bằng cơ cấu đàn.

Trong số 88 loài đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Vườn thú Hà Nội, có 32 loài thuộc dạng đặc hữu, quý hiếm, như: Hổ Đông Dương, hổ Amua, hổ Bengal, sư tử, báo gấm, hươu cao cổ, hà mã, linh dương, gấu ngựa, nai... Trung bình hằng năm, Vườn thú Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ khách đến tham quan, học tập, vui chơi giải trí cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện Kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các công viên, vườn hoa giai đoạn 2021-2025 của UBND thành phố, Vườn thú Hà Nội đang đề xuất UBND thành phố mở rộng vườn thú theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Theo đó, mở rộng Vườn thú Hà Nội khu vực cổng chính (đường Bưởi) và khu vực phía Tây (đường Kim Mã - Cầu Giấy); Xây dựng các cổng phía đường Kim Mã và đường Bưởi theo quy hoạch, kết hợp xây dựng bãi đỗ xe thông minh phía đường Kim Mã.

Đề xuất mở rộng và mua thêm một số loài động vật cho vườn thú Hà Nội
Trung bình hằng năm, Vườn thú Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan

Công ty cũng đề xuất tăng từ 37 khu chuồng lên 42 khu chuồng trại và được tiếp tục sưu tầm, trao đổi, mua thêm một số loài động vật trong nước thuộc Hiệp hội Vườn thú Việt Nam và các tổ chức, vườn thú nước ngoài như: Tê giác, tinh tinh, rái cá, linh miêu, chuột túi... nhằm làm phong phú đàn động vật phục vụ trưng bày, bảo đảm cơ cấu đàn để nhân giống, bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Tại kế hoạch cải tạo Công viên Thủ Lệ, Vườn thú Hà Nội cũng đề xuất bổ sung hệ thống phát wifi miễn phí, hệ thống camera thông minh kết hợp âm thanh phục vụ công tác bảo vệ các chuồng chim, thú, giữ gìn an ninh trật tự và phục vụ khách tham quan.

Trước đó cuối năm 2022, thực hiện chủ trương công viên mở, thành phố đã cho tháo đoạn rào công viên Thống Nhất phía đường Trần Nhân Tông để kết nối không gian đi bộ quanh hồ Thiền Quang.

Năm 2023, Hà Nội dự kiến đưa vào hoạt động ba công viên mới, gồm: Thiên Văn Học, hồ điều hòa Bắc - Nam Mai Dịch và hồ điều hòa CV1 Cầu Giấy. Các quận dự kiến cải tạo, hoàn thành 8 vườn hoa, công viên gồm: Lê Trực, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, công viên Thành Công (Ba Đình); Lý Tự Trọng, Mai Xuân Thưởng (Tây Hồ); Bắc Linh Đàm (Hoàng Mai) và Ngọc Lâm (Long Biên).

Đọc thêm

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Xem thêm