Tag

Đi lễ thế nào để thuận mắt cõi trần, cõi thiêng?

Người Hà Nội 09/02/2023 11:07
aa
TTTĐ - Đầu xuân năm mới, việc đi lễ ở các cơ sở tâm linh là nhu cầu đồng thời cũng là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Dù vậy, đi lễ ra sao cho thuận mắt cả người cõi trần, cõi thiêng thì lại là câu chuyện cũ mà vẫn mới, vẫn cần phải nói đi nói lại để cửa đình, đền, chùa, miếu được thanh tịnh và người người vẫn phải soi vào để sửa mình.
Đầu năm mới người trẻ nô nức đi lễ chùa

Sau thời gian dài dịch bệnh, năm nay, trong tình hình mới, các cơ sở tín ngưỡng, tâm linh đã mở cửa cho đông đảo người dân đến lễ bái trở lại. Cùng với việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp điều kiện mới, một điều mà những nơi linh thiêng này vẫn luôn khuyến cáo người dân, đó là tác phong, trang phục, ứng xử đúng mực khi tới lễ.

Hình ản không mấy đẹp mắt của người đi lễ  tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)
Hình ảnh không mấy đẹp mắt của người đi lễ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)

Điều đó chẳng những đảm bảo tôn nghiêm của cửa Phật, cửa Thánh mà còn thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, thể hiện là người có văn hóa. Điều đó cũng giúp cho việc lễ bái của chúng ta được thành tâm, chỉn chu hơn, dẫn đến những mong cầu cho năm mới có thể được hanh thông, thuận lợi hơn.

Bây giờ đã là nửa cuối tháng Giêng nhưng vẫn là tháng “cao điểm” người dân đi lễ chùa. Nhiều câu chuyện, hình ảnh không được thuận mắt mà chúng tôi thu lượm được dọc đường đi lễ đầu năm cho thấy một số người dân đã “tự nhiên chủ nghĩa” khi đến với chốn thiêng.

Chẳng hạn, chị Thu Dung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào chiều mùng 1 Tết, dòng người đổ về chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) rất đông. Thời tiết ấm áp, một số người chọn trang phục áo dài để vừa đi lễ vừa chụp ảnh. Phần đông mặc các trang phục lịch sự và đẹp đẽ vì họ chủ đích đi chúc Tết đầu năm và đi lễ chùa.

Cá biệt vẫn có những trường hợp mặc váy rất ngắn tung tăng lượn khắp khuôn viên của chùa, vào lễ Phật, hồn nhiên chụp ảnh bên mái đao cong vút, bên hương khói trang nghiêm. Cá biệt, có “cặp đôi” còn tự do thể hiện tình cảm với nhau ngay tại nơi nghỉ sau khi lễ chùa, giữa chốn đông người.

Chị Thu Dung bày tỏ thái độ rất ngao ngán: “Việc mặc váy ngắn cũn cỡn của người phụ nữ đi vào chùa đã không thể chấp nhận được, hành động người đàn ông ôm ấp, sờ soạng vào phần da thịt hở của người phụ nữ ngay tại sân chùa lại càng không thể chấp nhận hơn. Đáng nói là, họ không còn trẻ tuổi, là bậc có thể làm gương cho lớp trẻ nhìn vào”.

Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Lại nói về chuyện làm gương, chị Hoài Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vô cùng bức xúc kể về việc một gia đình cùng nhau đi lễ tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Người mẹ mặc váy ngắn, dắt con vòng hết chỗ nọ đến chỗ kia để người cha cầm điện thoại chụp ảnh cho hai mẹ con. Cả gia đình 3 người không ai để ý đến những chiếc váy ngắn họ đang mặc theo từng nhịp bước chân trèo leo co lên hở xuống như thế nào.

Cô gái nhỏ đang ở tuổi teen, bà mẹ còn trẻ nhưng lẽ ra làm gương cho con thì lại dường như không để ý đến trang phục mình mặc có phù hợp đi lễ hay không. Cũng tương tự, tại đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), một người ở tuổi bà cũng vô tư mặc một chiếc quần soóc vào lễ. Mặc dù thời tiết mùa này còn lạnh, đa phần mọi người mặc đồ ngắn đều có mặc quần tất màu đen bên trong, quần có thể dày, có thể mỏng song vẫn không thể phủ định được trang phục họ mặc bên ngoài là ngắn.

Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...
Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...

“Đừng biện hộ rằng chiếc quần đen đã che đi khoảng da thịt để hở. Đừng biện hộ rằng đi lễ cũng là đi vãn cảnh. Đành rằng, lễ chùa, du xuân là việc thường gắn với nhau. Dù vậy, du xuân hay đi lễ là việc đều được chúng ta có chủ định từ trước. Không thể nói đi du xuân thấy chùa, đền thì tiện chân rẽ vào.

Việc đi lễ ngoài thành tâm ra thì còn phải có định hướng, nghĩa là ta chọn điểm đến, chọn đình, đền, chùa, miếu để lễ theo nhu cầu, theo cái tâm của mình hướng đến. “Tiện đường” đã là không thành tâm, thì việc không sửa soạn trang phục một cách chỉnh tề cũng là một biểu hiện của không thành tâm”, chị Hoài Hương nhấn mạnh.

“Nhiều người chỉ để ý đến lễ lạt mang đến chùa mà quên mất rằng, trang phục, tâm thế mình mang đến chùa cũng là một “lễ vật” mà mình dâng lên Thần, Thánh, Phật. Mình đến cửa Phật bằng sự thành tâm, bằng trang phục nghiêm trang, bằng nụ cười, bằng tấm lòng hướng thiện, sùng bái, kính trọng các bậc thánh nhân, Thần, Phật thì đã được chứng giám, đã được thành công cho cả chuyến đi lễ rồi.

Giống như ai đến nhà bạn, với trang phục không phù hợp, với sự chuẩn bị không được tốt, như kiểu “tiện đi qua ghé chơi” chắc bạn sẽ không vui. Trần sao âm vậy, mình thế nào thì cõi trên thế ấy, chúng ta nên suy luận như thế để mà đi lễ sao cho thành tâm, như thế mới hiệu quả”, chị Diệu Hồng, một Phật tử tại quận Thanh Xuân chia sẻ.

Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn
Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn

Với rất nhiều nỗ lực chúng ta mới phòng, chống dịch được tốt để có thể mở cửa các hoạt động trong điều kiện bình thường mới như hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều nỗ lực để xây dựng nếp sống văn hóa, lối ứng xử văn hóa theo các chuẩn mực của quy tắc ứng xử mà thành phố Hà Nội ban hành. Cùng với việc hưởng một mùa xuân mới vui tươi, an toàn, chúng ta lại càng phải xốc lại những thành quả về văn hóa ứng xử đã đạt được trước đây.

Những tháng đầu năm này, nhu cầu lễ bái, vãn cảnh tại các nơi thờ tự, tín ngưỡng, cơ sở tâm linh còn nhiều. Mỗi người Hà Nội nên tự ý thức cao hơn trong việc chuẩn bị tâm thế đi lễ của mình. Tại một số nơi, trước ban thờ người ta còn đặt tấm gương lớn. Tấm gương ấy là để mỗi người trước khi quỳ xuống lễ soi lại trang phục, tác phong, soi lại cả cái tâm của mình trước khi chắp tay khấn nguyện.

Nên chăng, mỗi chúng ta nên tự soi mình trong chính cái tâm của mình. Bên cạnh đó, các cơ sở tâm linh cũng nên tăng cường treo biển và giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử. Thuận mắt cõi trần, phù hợp với tác phong, ứng xử văn hóa thì cũng đẹp lòng cõi thiêng. Có như thế, việc lễ bái mới được thành kính, mọi nguyện cầu trong năm mới mới có thể linh nghiệm.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm