Tag
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Người Hà Nội 12/04/2025 13:55
aa
TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

Bảo tồn đi đôi với phát triển

Nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô bao gồm khu vực hồ Hoàn Kiếm (di sản cấp quốc gia đặc biệt), khu Phố cổ Hà Nội (di sản cấp quốc gia), khu phố kiến trúc Pháp, khu vực ngoài đê sông Hồng, quận Hoàn Kiếm chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể phong phú.

Quận có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích Cách mạng kháng chiến với 52 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, di tích Đền Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm, Đền Bạch Mã là di tích Quốc gia đặc biệt, 38 di tích cấp Quốc gia, 12 di tích cấp Thành phố; 33 di tích Cách mạng kháng chiến đã được gắn biển công nhận...

Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

Bên cạnh đó là các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn (như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân; văn hóa ẩm thực; các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian, các lễ hội truyền thống) đã góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Các công trình di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đa dạng, phong phú, đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: Đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am, có nhiều giá trị tiêu biểu, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội vẫn được bảo tồn, giữ gìn kế thừa và phát huy các giá trị của di sản văn hóa.

Bên cạnh đó việc giữ gìn, bảo tồn, khôi phục và duy trì các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm trong những năm qua đã góp phần tôn vinh và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân tham gia vào công tác bảo tồn, quảng bá, giáo dục truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân trên địa bàn, tạo đà và thế mạnh để phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn quận và thành phố.

Hồ Gươm nhìn từ trên cao
Hồ Gươm nhìn từ trên cao

Quận luôn xác định các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, không gian công cộng sáng tạo có giá trị lớn là thế mạnh. Đây là đòn bẩy quan trọng tạo ra chuyển đổi cơ cấu, tỷ trọng kinh tế từ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sang thương mại, du lịch, dịch vụ.

Quận Hoàn Kiếm xác định việc bảo tồn đi đôi với phát triển. Bảo tồn các công trình trên cơ sở không mất đi bản sắc. Quận phát triển du lịch bền vững tích hợp với văn hóa sáng tạo. Quận không chỉ giữ giá trị kiến trúc ban đầu mà còn trở thành các không gian nghệ thuật, tổ chức các sự kiện nghệ thuật, triển lãm tại các công trình kiến trúc, tạo sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại.

Việc bảo tồn các di tích, các công trình kiến trúc văn hóa, tạo ra các không gian sáng tạo, phát huy các giá trị của các không gian lịch sử, văn hóa là trọng tâm của việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, các hoạt động văn hoá khác sẽ được quản lý theo hướng lấy các di tích văn hoá làm trung tâm để tạo ra hệ sinh thái phát triển phù hợp, nhất quán với đặc thù của quận.

Những năm qua, Hoàn Kiếm đã thực hiện giải phóng mặt bằng để phục hồi cảnh quan cho các di tích và bảo tồn 22 di tích tiêu biểu như đền Bạch Mã, đình Nam Hương, chùa Lý Triều Quốc Sư... UBND quận phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xếp hạng 17 di tích.

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa
"Tết Việt - Tết Phố" bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Sau khi bảo tồn, tu bổ, quận tiếp tục duy trì chức năng di tích nhưng phát huy thành những không gian trưng bày nghệ thuật, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các di tích như: Ngôi nhà Di sản - 87 Mã Mây, đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Trung tâm Thông tin di sản Phố cổ - 28 Hàng Buồm, Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm và Trung tâm giao lưu văn hóa Phố Cổ 50 Đào Duy Từ...

Hoàn Kiếm triển khai hoạt động “chuyện Đình trong phố” tại đình Kim Ngân - 42, 44 Hàng Bạc, đình Nam Hương - Hàng Trống, đình Hà Vĩ - 11 Hàng Hòm, đình Trung Yên - 10 ngõ Trung Yên, đình Tú Thị - 2 Yên Thái. Từ năm 2020 đến nay, Quận đã tổ chức trên 450 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn, tọa đàm, hội thảo...

Việc tổ chức không gian công cộng đã thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc kết hợp điểm tĩnh và các hoạt động cộng đồng với không gian văn hóa sáng tạo, tạo nên những đặc trưng nổi bật của khu vực.

Các không gian tiêu biểu bao gồm: Không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận, không gian đi bộ khu vực Phố cổ, Phố sách Hà Nội, không gian nghệ thuật Phùng Hưng, không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối không gian văn hóa cộng cộng phường Phúc Tân...

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Các không gian công cộng và văn hóa sáng tạo đã tạo ra điểm đến vui chơi, thư giãn cho cư dân và du khách, đồng thời hòa nhập với văn hóa toàn cầu và các vùng miền khác. Những hoạt động trong không gian đi bộ và các khu vực văn hóa sáng tạo đã thu hút sự quan tâm của người dân và du khách, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa khu phố cổ và cảnh quan hồ Hoàn Kiếm.

Quận xây dựng và triển khai Đề án “Lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và hồ Hoàn Kiếm” với 14 lễ hội, bao gồm 7 lễ hội cấp quận (5 năm tổ chức một lần) và 7 lễ hội cấp phường (hàng năm); hợp tác với các đơn vị nghệ thuật để tổ chức các sự kiện sáng tạo, tái hiện truyền thống qua sân khấu hóa và phục dựng lễ rước.

Các lễ hội và hoạt động như Lễ hội làng nghề, lễ hội tín ngưỡng dân gian, và biểu diễn văn hóa nghệ thuật gắn với phố nghề đã thu hút khách du lịch và phát triển du lịch, nâng cao giá trị và hình ảnh khu phố cổ. Năm 2023, khu vực hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã được UBND thành phố công nhận là Khu du lịch cấp thành phố, là điểm đến của du khách khi tới Thủ đô Hà Nội.

Điểm đến có sức hút

Sau thời gian dài, kiên trì với việc bảo tồn, phát huy các di sản và phát triển các không gian văn hoá, đến thời điểm hiện tại quận Hoàn Kiếm đã trở thành điểm đến có sức hút với du khách trong và ngoài nước. Trong nhiệm kỳ qua, Hoàn Kiếm đã tập trung phát triển một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa và đạt kết quả bước đầu hết sức tự hào.

Về thời trang: Quận đã hỗ trợ tổ chức các cuộc thi thời trang đường phố, giao lưu thời trang quốc tế, kết nối các doanh nghiệp thời trang hiện đại… qua đó từng bước phát triển kinh tế thông qua thời trang.

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa
Trình diễn thời trang "Sắc màu di sản"

Về lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn: Quận đã thực hiện bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống.

Hoàn Kiếm tổ chức các sự kiện, giao lưu các loại hình nghệ thuật dân gian tại các địa điểm xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, các tuyến phố đi bộ, khu vực chợ Đồng Xuân và tại các di tích, danh thắng như: Ô Quan Chưởng, Đền Bạch Mã - 76 Hàng Buồm, Đình Kim Ngân 42 - 44 Hàng Bạc, Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ, Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm.

Vở diễn thực cảnh “Chuyện phố hàng” trong Ngôi nhà di sản (Ảnh: Hoàng Quyên)
Vở diễn thực cảnh “Chuyện phố hàng” trong Ngôi nhà di sản (Ảnh: Hoàng Quyên)

Về thiết kế sáng tạo: Quận đã tạo môi trường thiết kế sáng tạo cho cộng đồng như bố trí các không gian ngoài trời, không gian trong các thiết chế văn hóa, không gian tại các di tích... để nghệ sĩ sáng tác.

Quận phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Festival triển lãm ảnh Quốc tế - PhotoHanoi 2 năm 1 lần; chủ động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thiết kế sáng tạo hàng năm; tập hợp văn nghệ sỹ trí thức trên địa bàn hỗ trợ quận; hợp tác và phối hợp với các nghệ sỹ tổ chức sân chơi sáng tạo tại không gian ven sông Hồng.

Về lĩnh vực xuất bản: Quận xây dựng Phố sách Hà Nội với tiêu chí “Văn hóa - sáng tạo - thân thiện”. Đơn vị cũng tổ chức các CLB nghệ thuật, sáng tạo để thu hút học sinh, sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đến Phố sách trải nghiệm và thực hành; tổ chức các cuộc thi, các hoạt động Workshop, triển lãm nhằm tạo không gian sáng tạo, thu hút người dân, độc giả đến với Phố sách Hà Nội qua đó giúp người dân tiếp cận sách và dần tạo thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc.

Hấp dẫn và huyền bí tour đêm Ngọc Sơn
Hấp dẫn và huyền bí tour đêm Ngọc Sơn

Về thủ công mỹ nghệ: Quận tích cực hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ trưng bày, giới thiệu nghề truyền thống tại các đình và đào tạo, truyền dạy để lưu truyền và gìn giữ nghề thủ công truyền thống; hỗ trợ tổ chức các hoạt động tôn vinh các nghề tại các ngôi đình thờ Tổ nghề như: Đình Kim Ngân (thờ Tổ nghề vàng bạc), đình Hà Vĩ (thờ Tổ nghề sơn), đình Tú Thị (thờ Tổ nghề thêu), đình Phả Trúc Lâm (thờ Tổ nghề da giày), đình Nam Hương (tranh dân gian Hàng Trống)...

Về du lịch văn hóa: Quận chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm thành điểm quảng bá, kết nối giao lưu văn hóa để phát triển du lịch; xây dựng app Ẩm thực Hoàn Kiếm.

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

Về kiến trúc: Quận tập trung bảo tồn các công trình kiến trúc đặc trưng như các ngôi nhà cổ trên phố Tạ Hiện, Lãn Ông, các ngôi đình tổ nghề, đền, nhà cổ, biệt thự 46 phố Hàng Bài; cải tạo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 2 phường Chương Dương, Phúc Tân để tập trung khai thác, phát triển du lịch khu vực ngoài đê. Quận cũng tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển bãi giữa, bãi ven sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch.

Cẩm Tú

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm