Tag

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu

Nhịp sống trẻ 22/02/2022 17:16
aa
TTTĐ - Những người trẻ hiện đại đang được nhiều người gọi tên là “thế hệ nợ nần”. Lý do để giới trẻ mắc nợ có rất nhiều: Vì tâm lý “lấy ngắn cắn dài”, suy nghĩ “khổ mãi rồi sướng một lần không được à” hay vì “nợ để có động lực làm giàu”… Cứ thế, nhiều người chọn “nợ” để “mắc” vào vòng luẩn quẩn với những câu chuyện dở khóc dở cười…
Người trẻ lan tỏa lối sống đẹp, khát khao cống hiến cho cộng đồng Hướng dẫn viên trẻ bắt nhịp công việc sau thời gian dài giãn cách Giới trẻ hiện đại với nỗi ám ảnh sống theo kỳ vọng của người khác

Không giống như các thế hệ trước, những khoản tiền chi cho những việc “trời ơi đất hỡi” đang góp phần tác động đến tỷ lệ nợ nần của những người trẻ tuổi. Áp lực trả nợ thậm chí còn khiến giới trẻ cuống cuồng hơn thời khắc chấm công của dân văn phòng, ấm nước vừa sôi hay tiếng chuông đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng.

Vừa mới bước chân vào xã hội, hầu hết người trẻ vẫn chưa có tiền hoặc chưa đủ điều kiện để sắm sửa, mua xe hay mua nhà. Nhiều người chia sẻ, vấn đề phát sinh khi càng kiếm tiền càng nghèo vì họ lâm vào những khoản nợ phi lý khiến tình hình trở nên mất kiểm soát. Từ đó, cuộc sống dần rơi vào vực thẳm và bế tắc.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Nhiều người trẻ trở nên "khốn đốn" với quan điểm "vay nợ để có động lực phấn đấu" (Ảnh minh họa)

Nguyễn Lê Như Quỳnh (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết công việc hiện tại chỉ cung cấp đủ cho cô khả năng năng chi trả tiền nhà, sinh hoạt và mua sắm một chút đồ cho bản thân. Khi muốn đi chơi cùng bạn bè hay tham gia vào một chuyến du lịch sẽ buộc Quỳnh phải thắt chặt chi tiêu, thậm chí là đi vay để có thể tham gia cùng mọi người.

“Mình của ngày trước là một người không muốn cho người khác vay tiền, cũng không bao giờ vay nợ ai. Làm ra bao nhiêu thì mình sẽ dùng từng đó. Còn hiện tại, quan điểm đó của mình đã thay đổi vì càng lớn, những khoản chi ngày càng nhiều hơn.

Đợt vừa rồi, để mua chiếc máy tính mới, mình đã vay tiêu dùng 20 triệu trả trong 12 tháng. Sau khi kết thúc thời hạn vay, số tiền sẽ chênh lên khoảng 1,5 triệu so với tiền gốc. Vì không muốn phiền mọi người và khoảng chênh cũng không quá cao nên mình thấy không có vấn đề gì với khoản vay.

Máy tính mới sẽ phục vụ cho công việc thiết kế của mình chứ không vì lý do gì khác cả nên mình tin rằng sẽ có động lực làm việc nhiều hơn khi đang có một khoản nợ cần phải trả”, Như Quỳnh nói.

Giống như Nguyễn Lê Như Quỳnh, Phạm Văn Toàn (26 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cũng quyết định “chọn nợ để mắc” khi cần một khoản tiền lớn cho việc chi tiêu của mình. Tháng 8 năm ngoái, Toàn có mua chiếc điện thoại iPhone đời mới với mức giá hơn 30 triệu đồng theo hình thức trả góp trong 12 tháng. Chàng trai trẻ cho biết, dù có thể trả thẳng vì đã tiết kiệm đủ nhưng để có 1 khoản dự phòng khi những vấn đề khác xảy ra, Toàn quyết định sẽ trả góp chiếc điện thoại qua thẻ tín dụng.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Mua sắm quá tay và không có kế hoạch cụ thể khiến giới trẻ rơi vào vòng xoáy nợ nần

Khi những khoản vay nợ cho phép Văn Toàn sở hữu các món đồ vốn không tương xứng với thu nhập của mình. Việc vay để có động lực khiến chàng trai 26 tuổi tiếp tục “nhúng tràm” mua trả góp thêm xe máy và một vài đồ dùng khác. Hiện tại, Văn Toàn đã mang số nợ tương đương thu nhập cả năm ngoái khiến anh rơi vào bế tắc, khủng hoàng vì không biết phải kiếm thêm nguồn thu nhập từ đâu.

“Mình không nghĩ là mọi chuyện sẽ rơi vào hố đen như vậy. Không cưỡng lại được việc chi tiền cho thứ mình thích nên đã tính toán sai số tiền phải bỏ ra và cứ thế quá tay khiến mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bố mẹ có nói sẽ giúp mình trả nhưng thực sự mình cảm thấy chán nản lắm”, Văn Toàn bày tỏ.

Còn Hải Quân (22 tuổi, sinh viên năm cuối một trường đại học tại Hà Nội), người luôn tự nhận mình là mẫu con trai ga lăng cho biết, mỗi tháng anh chi hàng triệu đồng cho “chi phí tình yêu”. Việc đó khiến Quân ngày càng có nhiều khoản vay mà chưa biết ngày có thể trả.

“Mình vay tiền bên này để trả nợ cho bên khác. Việc đó bắt đầu sau hơn nửa năm mình có người yêu. Mỗi lần đi chơi với cô ấy, tiền ăn uống, mua sắm và nhiều thứ khác đều là mình trả. Lúc đầu vẫn ổn do công việc thuận lợi và mình thấy rằng việc chi tiền cho người yêu là điều quá bình thường.

Càng về sau, cô ấy càng đòi hỏi nhiều hơn. Trong khi đó, mình thì không thể đáp ứng nổi những yêu cầu của cô ấy nữa và hằng tháng đều phải gom góp để lo liệu các khoản nợ. Cuối cùng, bọn mình chia tay vào đầu tháng 1 vừa rồi”, Quân buồn bã nói.

Dở khóc dở cười chuyện người trẻ chọn “mắc nợ” để có động lực phấn đấu
Người trẻ không nên vì “sang mồm”, đua đòi cùng bạn bè hay sống ảo mà “chọn nợ để vay” thay vì cố gắng làm việc, tiết kiệm và xây dựng những kế hoạch phù hợp với bản thân

Đối với phần đông người trẻ, khi có nhu cầu mua sắm các sản phẩm mình chưa có khả năng chi trả ngay lập tức, họ thường tìm đến thẻ tín dụng hay các khoản vay tiêu dùng. Mục đích của họ khi chọn vay nợ thường là đáp ứng các chi phí sinh hoạt cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, nghỉ ngơi, giải trí…

Việc nợ nần không phải là cội nguồn của mọi điều xấu xa. Biết sử dụng việc mượn nợ cho phép một số người kéo dài được thời gian cố gắng, một số thì thoát khỏi khó khăn và một số khác thậm chí còn kiếm được nhiều hơn. Đồng thời, nó cũng là con dao 2 lưỡi sắc nhọn đối với những người bị phụ thuộc vào các khoản vay này.

Tiền đề quan trọng để đưa ra cách thức giải quyết các vấn đề là mọi thứ phải xoay quanh 2 chữ “hợp lý”. Người trẻ không nên vì “sang mồm”, đua đòi cùng bạn bè hay sống ảo mà “chọn nợ để vay” thay vì cố gắng làm việc, tiết kiệm và xây dựng những kế hoạch phù hợp với bản thân.

Đọc thêm

Lan tỏa tri thức, thắp sáng khát vọng từ những trang sách Camera 360 trẻ

Lan tỏa tri thức, thắp sáng khát vọng từ những trang sách

TTTĐ - Hội nghị bạn đọc với chủ đề “Sách - Hành trình phát triển bản thân” là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động thiết thực của Trường Đại học Mở Hà Nội, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, khơi nguồn cảm hứng học tập suốt đời và kết nối thế hệ trẻ với di sản tri thức nhân loại thông qua những trang sách.
Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168 Nhịp sống trẻ

Nhiều người tham gia giao thông cố tình "quên" Nghị định 168

TTTĐ - Dù Nghị định 168/2023/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1, nâng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm giao thông như đi sai làn, dừng đỗ sai quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… thế nhưng thực tế nhiều người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm.
Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á Camera 360 trẻ

Gen Z Việt chinh phục bài toán định vị thương hiệu F&B Châu Á

TTTĐ - Sau hành trình kéo dài 5 tháng với sự góp mặt của 51 đội thi đến từ 31 trường đại học trên toàn quốc, Cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC (HSBC Business Case Competition - HSBC BCC) năm 2025 do Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) (HSBC Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức đã khép lại với chiến thắng ấn tượng của đội thi đến từ Đại học RMIT TP HCM.
“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội Camera 360 trẻ

“Hòa bình đẹp lắm” phủ đỏ mạng xã hội

TTTĐ - Hàng nghìn bức ảnh, video clip gắn với chủ đề “Hòa bình đẹp lắm” được các cơ sở Đoàn, người trẻ và cộng đồng thực hiện, chia sẻ trên mạng xã hội những ngày cận kề đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những hoạt động này đã tạo nên chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội”.
Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Ngày 22/4, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư; phát động cuộc thi Sản phẩm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim 2025).
Gen Z Hà thành lên kế hoạch “chill” cho kỳ nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Gen Z Hà thành lên kế hoạch “chill” cho kỳ nghỉ lễ

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là khoảng thời gian lý tưởng để nhiều người trẻ lên kế hoạch du lịch, khám phá, nghỉ dưỡng hay tham gia các hoạt động ý nghĩa. Với tinh thần sống năng động, sáng tạo, nhiều bạn trẻ lựa chọn những hình thức trải nghiệm mới mẻ, kết hợp giữa vui chơi và phát triển bản thân.
Tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam Camera 360 trẻ

Tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam

TTTĐ - Thực hiện chương trình Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và tuyển 60 đại biểu tham gia Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập, từ ngày 31/7 - 3/8/2025 tại thành phố Hải Phòng.
Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm Nhịp sống trẻ

Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm

TTTĐ - Hưởng ứng đợt cao điểm "50 ngày xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận phát động, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực, chung tay hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình cách mạng, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ có màn trống hội hoành tráng do gần 1.000 bạn trẻ của Học viện Cảnh sát Nhân dân biểu diễn. Họ đã luyện tập không nghỉ trong hơn 2 tháng qua bằng sự quyết tâm và niềm tự hào dân tộc.
Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước Tôi yêu Hà Nội

Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước

TTTĐ - Sáng 21/4, tại trường THPT Chuyên Chu Văn An, Thành đoàn Hà Nội phối hợp cùng Quận đoàn Tây Hồ và trường THPT Chuyên Chu Văn An tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống”. Đây là chuỗi hoạt động hưởng ứng không khí chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm