Tag

Độc đáo đình thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Người Hà Nội 09/04/2024 17:01
aa
TTTĐ - Đình (đền) Nội Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội) là di sản độc đáo, tiêu biểu thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Nơi đây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có kiến trúc độc đáo với rất nhiều hạng mục tiêu biểu và cổ vật có giá trị.
Lễ hội Bình Đà - cùng hướng về nguồn cội, tri ân tiền nhân Huyện Thanh Oai (Hà Nội) dâng hương tưởng nhớ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân Bảo tồn, phát huy giá trị khoa học và thực tiễn di sản Đình Nội Bình Đà

Đất thiêng Quốc tổ chọn

Đình (Đền) Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đến đất Bảo Đà (nay là Bình Đà), cách biển không xa, truyền cho các con dừng chân dựng trại.

Đình (đền) Nội Bình Đà - nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân
Đình (đền) Nội Bình Đà - nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Thấy thế đất lục long chiêu hội, lưỡng phương giao phi màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng rồng chầu, hổ phục, Lạc Long Quân bèn chọn làm nơi xây dựng cơ nghiệp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lấn biển, làm nhà, đuổi diệt thú dữ, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi.

Chẳng bao lâu, cả vùng Cổ Nội được coi là đất quý, trở nên trù phú, người dân khắp nơi đổ về đất linh bái yết Long Quân, hình thành những làng xóm đầu tiên vùng châu thổ sông Hồng.

Khi đức Quốc tổ về trời, ngài được an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà lập ngôi Đình (Đền) Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt tổ” (Tổ dân Bách Việt).

Ngôi đình có kiến trúc độc đáo
Ngôi đình có kiến trúc độc đáo

Suốt 6 thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai quốc thần” được lưu giữ tại Đình (Đền) Nội và Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia.

Tọa lạc trong khuôn viên rộng 10.000m2, nằm trên thế đất “Lục long triều hội, lưỡng phượng giao phi”, đền Nội nhìn về hướng tây, nơi có núi Tam Thai (nay là khu Ba Gò), tương truyền là nơi đặt mộ đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

Độc đáo đình thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Không ai biết chính xác đền Nội được xây dựng từ bao giờ, chỉ biết rằng, đền đã được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần do bị giặc đốt phá. Đến năm 1918, đền được trùng tu với quy mô lớn. Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010), Nhà nước đã đầu tư phục dựng đền Nội với quy mô hoàn chỉnh.

Đền Nội được xây dựng theo kiểu chữ Đinh. Ngoài cùng là ao sen rộng 500m2, được ví như lẵng hoa khổng lồ đặt trước cửa đền. Mùa hè đến, hoa sen nở, tỏa hương thơm ngát khắp vùng. Tiếp đến là tòa đại đình gồm hậu cung, tiền tế, đại bái, thiêu hương, tiền môn cùng hai dãy tả mạc, hữu mạc.

Độc đáo đình thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Tiền tế gồm ba gian, chính giữa là nơi dâng lễ lên Quốc tổ, hai bên thờ các quan văn, võ. Đại bái gồm năm gian, trước cửa có ba bức hoành phi sơn son thếp vàng ca ngợi công đức của Lạc Long Quân.

Tòa thiêu hương (hay phương đình) mang kiến trúc độc đáo, đồ sộ với những hàng cột gỗ lim kích thước lớn đặt trên các chân tảng chạm hoa văn cầu kỳ. Kế đó là tiền môn với năm cửa, mang ý nghĩa tượng trưng cho “ngũ phúc lâm môn”.

Những giá trị độc đáo

Điều đáng quý trong đình (đền) Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị.

Tương truyền, bức phù điêu được làm cách đây gần chục thế kỷ. Bức phù điêu độc nhất vô nhị này đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bức phù điêu
Bức phù điêu được công nhận là bảo vật quốc gia

Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng của triều đình Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang.

Đây là di vật có giá trị nghệ thuật - tín ngưỡng cổ xưa độc đáo, hiếm có, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Đặc biệt, gắn liền với di tích Đình (Đền) Nội và Đình Ngoại là lễ hội Bình Đà diễn ra từ ngày 26/2 - 6/3 Âm lịch hàng năm. Trong đó, ngày 26/2 Âm lịch là ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương; Ngày 6/3 Âm lịch là ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Độc đáo đình thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, thủ tục tế lễ được lưu truyền qua hàng nghìn năm nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.

Đặc biệt, gắn liền với di tích Đình (Đền) Nội và Đình Ngoại Bình Đà (thờ Đức Linh Lang Đại vương thời nhà Lý) là lễ hội Bình Đà được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014.

Lễ hội diễn ra từ ngày 26/2 đến 6/3 Âm lịch hằng năm (ngày 26/2 Âm lịch là ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương, ngày 6/3 Âm lịch là ngày giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân).

Độc đáo đình thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.

Với những ý nghĩa đó, đình (đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội) là một trong những di sản tiêu biểu, độc đáo, đã được Nhà nước công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm