Tag

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà

Người Hà Nội 11/04/2024 14:15
aa
TTTĐ - Lễ hội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội là một trong những lễ hội cổ truyền lớn nhất trong vùng được tổ chức hàng năm.
Lễ hội Bình Đà - cùng hướng về nguồn cội, tri ân tiền nhân Hơn 400 nghệ nhân biểu diễn trống hội tại Lễ hội Bình Đà 2024 Phát huy hơn nữa giá trị lịch sử Lễ hội Bình Đà

Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã có công mở mang bờ cõi, dựng xây cơ nghiệp.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà
Người dân thôn Quếch, xã Bình Minh dâng lễ sáng 11/4, nhằm ngày mùng 3/3 Âm lịch

Sáng 11/4, nghi thức tế lễ, rước kiệu đã được thực hiện trang trọng. các dòng họ, thôn tổ chức dâng lễ tại Đình Nội và Đình Ngoại.

Từ nghi lễ, đến các phẩm vật cúng tế đều thể hiện lòng tôn kính của người dân địa phương hướng về Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và phản ánh nội dung của truyền thuyết liên quan đến sự tích của Ngài và 100 người con.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà
Phật tử Chùa Gã rước lễ dâng lên Đền Nội

Di tích Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) là nơi duy nhất của Thủ đô Hà Nội thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân.

Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân cùng 50 người con xuôi đường ra biển, đến đất Bình Đà, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng rồng chầu, hổ phục, bèn quyết chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà
Người dân tham gia lễ rước kiệu

Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng các con dạy dân trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Ngài lại truyền cho các con lựa chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi…

Vào một ngày cuối tháng hai lịch trăng, Lạc Long Quân hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai phá vùng đất này, dân chúng cùng nhau tổ chức tang lễ linh đình, táng Ngài ở gò đất cao nhất vùng, lập miếu quanh năm hương khói phụng thờ Ngài và tôn vinh là Thành hoàng của làng.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà

Kể từ đó, hàng năm, cứ vào đầu tháng ba Âm lịch, người dân Bình Đà lại cùng nhau mở hội làng với hình thức tôn nghiêm nhất để tưởng nhớ và tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Nối tiếp mối nhân duyên gắn kết từ nguồn cội đó, nhiều chục năm nay, huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) - nơi thờ Tổ mẫu Âu Cơ và Bình Đà (Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) - nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thường xuyên có sự gắn bó, đặc biệt vào mỗi dịp lễ hội.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, Lễ hội Bình Đà là lễ hội truyền thống hàng năm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12/4 - 14/4 (tức 4 - 6/3 Âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội đầu tiên trên địa bàn thành phố được ghi danh là lễ hội văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Địa điểm tổ chức lễ hội tập trung tại khu vực Đình Nội (Bình Đà), nơi thờ Thánh tổ Lạc Long Quân và Đình Ngoại, nơi thờ linh Lang Đại vương.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà
Lễ hội cũng là dịp để con cháu Lạc Hồng hướng về nguồn cội, cùng tri ân tiền nhân

Chính vì thế, lễ hội cũng là dịp để con cháu Lạc Hồng hướng về nguồn cội, cùng tri ân tiền nhân, ôn lại lịch sử, giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc cũng như biểu thị sự đoàn kết của nghĩa đồng bào.

Ngoài các nghi thức tế lễ, rước kiệu, các dòng họ, thôn tổ chức dâng lễ tại Đình Nội và Đình Ngoại; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; lễ tế Thiên quan; lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc… Đáng chú ý là chương trình khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 với màn nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng.

Độc đáo nghi thức rước kiệu Lễ hội Bình Đà
Lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị gián đoạn do chiến tranh, nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa.

Cùng với thời gian, lễ hội ngày càng lan tỏa, phát triển thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về.

Đọc thêm

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Giá trị tinh thần sâu sắc

TTTĐ - Hà Nội, với bề dày lịch sử và văn hóa, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách sống thanh lịch và tao nhã. Một trong những nét đẹp đặc trưng đó chính là văn hóa thưởng trà, một nghệ thuật sống đầy tinh tế và sâu sắc.
Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt Người Hà Nội

Bài 3: Người trẻ giữ hồn trà Việt

TTTĐ - Trong những năm gần đây, phong cách thưởng trà của người trẻ Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều này không chỉ phản ánh sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu mà còn thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng của thế hệ trẻ. Dù vậy, họ vẫn giữ vững lòng nhiệt huyết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa trà cùng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì Người Hà Nội

Chạm để kết nối: Phản ánh nhanh, giải quyết tức thì

TTTĐ - “Quán bia hơi mở xuyên đêm, khách ăn uống ầm ĩ, ồn ào...”; “Trống Đồng Lãng Yên sử dụng cả 2 bên đường Bạch Đằng để làm bãi đỗ xe mỗi khi có đám cưới, gây bất tiện cho người tham gia giao thông”... Những dòng thông tin ngắn, rốt ráo gửi đến chính quyền qua nền tảng công dân số. Không cần đến trụ sở UBND phường, không cần gặp nhân viên “một cửa” nhưng các vấn đề bức xúc, lo lắng của công dân đều được giải quyết rất nhanh chóng.
Vì Hà Nội xứng đáng... Người Hà Nội

Vì Hà Nội xứng đáng...

TTTĐ - Trong trái tim mỗi người trẻ, Hà Nội không chỉ là thành phố đáng sống mà còn là niềm tự hào, tin cậy, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An Người Hà Nội

Bài 2: Thanh cao, tao nhã văn hóa người Tràng An

TTTĐ - Trà không chỉ đơn giản là một thức uống quen thuộc, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Đặc biệt, ở Hà Nội nghệ thuật thưởng trà hay trà đã phát triển thành một phong cách sống thanh cao và tao nhã, phản ánh tinh thần và văn hóa người Tràng An.
Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới Người Hà Nội

Viết tiếp khúc hoan ca về Thủ đô trong thời đại mới

TTTĐ - Là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm qua, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên khúc hoan ca về Thủ đô hiện đại, năng động, sáng tạo, mang đến môi trường sống xanh, trong lành và thăng hoa những giá trị văn hóa.
Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành Người Hà Nội

Nét tinh tế, hào hoa trong dòng chảy văn hóa trà Hà thành

TTTĐ - Thăng Long - mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi là kinh đô nhiều đời, cũng là chốn tập trung rất nhiều trí sĩ, tao nhân, mặc khách. Trong sinh hoạt văn hóa như bình thơ, ngắm trăng, trong các cuộc đàm đạo... trà không thể thiếu. Trà không chỉ là chất xúc tác cho cuộc vui thêm đậm đà mà chính cách thưởng trà, uống trà của người Thăng Long xưa cũng là nghệ thuật, là một nét văn hóa rất độc đáo. Để ngày hôm nay, dòng chảy văn hóa trà Hà thành vẫn được tiếp nối, đưa truyền thống hòa vào nhịp điệu phố phường hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” Người Hà Nội

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”

TTTĐ - Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã nỗ lực để không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xem thêm