TTTĐ - Sáng 23/3, Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng đã diễn ra tại đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó, nghi thức rước nước đã thu hút đông đảo du khách theo dõi.
Ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho hay, làng gốm sứ Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, có tuổi đời lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như: Gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…
|
Các đại biểu tham dự buổi khai mạc lễ hội sáng nay |
Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó được tái hiện trong ngày hội làng.
|
Đông đảo các bô lão và người dân, du khách tham dự ngày hội |
Hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề.
Thông qua ngày hội nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
|
Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng chính thức khai hội sáng nay |
Năm nay, ngày hội diễn ra trong 3 ngày (14, 15 và 16 Âm lịch). Các hoạt động được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ, trọng tâm là Đình làng Bát Tràng.
|
Các bô lão làm lễ khai hội tại đình làng Bát Tràng, là nơi thờ phụng 6 vị Thành hoàng, được gọi là “Lục vị nhà Thánh” |
|
Lễ vật dâng cúng các thánh và Thành hoàng làng gồm trâu, lợn, dê |
|
Lễ vật dâng cúng Lục vị Thành hoàng tại đình Bát Tràng vẫn được duy trì theo nếp từ ngàn xưa gồm "tam chính" là trâu thui, dê thui và heo sữa quay, cùng trầu, rượu, hương, hoa, trà, quả |
|
Các chủ tế thực hiện nghi thức dâng lễ khai hội |
|
Sau khi dâng lễ, đoàn rước ra thuyền xin nước thiêng từ dòng trong sạch của sông Hồng. Đây là nghi lễ truyền thống và quan trọng nhất của lễ hội được hình thành từ ngàn đời ở Bát Tràng |
|
Lễ vật được dâng lên Thủy thần Hà bá trước khi nghi thức lấy nước thiêng bắt đầu |
|
Nét độc đáo của lễ hội |
|
Nơi lấy nước thiêng chính là nơi có nước trong nhất ở trước cửa đình Bát Tràng |
|
Nước được các bô lão đựng vào một lọ chóe và sau đó mang về dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm |
|
Lấy nước từ sông Hồng |
|
Mang nước thiêng vào đình |
|
Nhiều du khách nước ngoài thích thú khi tham dự lễ hội truyền thống ở Bát Tràng |
|
Đông đảo Nhân dân hòa vào các nghi lễ tâm linh của ngày hội làng |
|
Các cháu cũng tham gia cùng lễ hội |
|
Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, sau phần Lễ, phần Hội sẽ được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau như thi đấu thể thao, rước hoa đăng, đốt pháo bông trên sông |
Trong khuôn khổ lễ hội, Ban tổ chức còn thực hiện lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương, ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng.
|
Ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng |