Tag

"Độn thổ" với câu chuyện lì xì ngày Tết

Nhịp sống trẻ 26/01/2023 22:47
aa
TTTĐ - Lì xì ngày Tết là một phong tục tốt đẹp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người lớn lại gặp những tình huống dở khóc dở cười khi lì xì cho trẻ.
Văn hóa lì xì ngày Tết Văn hóa lì xì ngày Tết

TTTĐ - Trong dịp Tết Nguyên đán, lì xì đã được xem như tục lệ không thể thiếu ở nhiều quốc gia Châu Á ...

Xấu hổ không giấu mặt được đâu

Tết năm nay, anh Đinh Huy Đức (28 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi đi thăm gia đình họ hàng. Anh Đức đã tặng cậu con trai của gia đình một bao lì xì đỏ, đã dán kín.

“Khi mẹ đang rót nước thì cậu bé cũng nhanh tay bóc bao lì xì, rút tờ tiền bên trong ra, hồn nhiên nói: Chú Đức lì xì con mỗi 50.000 đồng. Chú đi làm trên thành phố về mà còn cho con ít hơn chú Khoa. Chú Khoa mừng tuổi con hẳn 100.000 đồng”, anh Đức kể lại.

Nhiều người gặp phải những câu chuyện dở khóc dở cười khi lì xì ngày Tết (Ảnh minh họa)
Nhiều người gặp phải những câu chuyện dở khóc dở cười khi lì xì ngày Tết (Ảnh minh họa)

Câu chuyện của chàng nhân viên văn phòng 28 tuổi không của riêng ai. Chị Hoàng Thanh Nga, 33 tuổi, nhân viên kinh doanh tại Hà Nội cũng từng đau đầu trong việc cân đối lì xì cho các cháu nhỏ ở quê.

Chị Nga nhớ lại, cách đây mấy năm, chị và chồng về quê nội ăn Tết, lì xì cho mỗi cháu 20.000 đồng và bị “chê” thẳng mặt khiến hai vợ chồng ngượng chín mặt. Lương chưa hẳn ở mức cao nhưng các cháu lại đông khiến vợ chồng chị Nga rất khó nghĩ.

Từ đó, chị Nga rút ra kinh nghiệm: “Vợ chồng mình cố gắng cân đối, chuẩn bị các phong bao lì xì bắt mắt, đút trong đó những tờ 50.000 đồng mới cứng. Hy vọng là không ai chê trách”.

Khảo trước tình hình “dân số”

Đó là điều mà anh Trần Huy Hoàng, 30 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội rút ra sau khi rơi vào tình huống “đứng hình” trong Tết năm trước. Khi đến thăm một gia đình đồng nghiệp, anh Hoàng đã sắp sẵn 3 chiếc lì xì của 3 bạn nhỏ.

Nhưng khổ nỗi, hôm đó, gia đình đồng nghiệp lại có các cháu ở lại, tổng cộng có 8 bạn nhỏ. Anh Hoàng đành lì xì tiền riêng cho 5 bạn nhỏ. Câu chuyện rắc rối bắt đầu khi các bạn nhỏ không bằng lòng khi đứa có phong bao lì xì, đứa thì không.

Từ đó trở đi, với quan điểm “thà thừa còn hơn thiếu”, nam hướng dẫn viên du lịch đã chuẩn bị một số lượng lớn bao lì xì dự phòng. “Có thể hỏi trước gia đình có nhà không để chuẩn bị được số lượng lì xì hợp lý”, anh Hoàng cho biết thêm.

“Mãi mà không thấy lì xì”

Câu nói mà chị Hoàng Thúy mãi không quên được, phần vì ngại, phần vì dở khóc dở cười. Lý do được nữ tiểu thương 32 tuổi này đưa ra là vì mải chúc Tết, nói chuyện. “Khi nghe câu đó, tôi cũng giật mình”, chị Thúy tâm sự.

“Bố mẹ bé nghe thấy cũng ngại nhưng có khách nên cũng giữ ý. Tôi cũng chỉ cười, cho qua và gọi bé lại lấy lì xì.”, chị Thúy kể. Theo chị, âu cũng là do tâm lý con trẻ chứ không có ý gì.

1001 tình huống cười ra nước mắt khác

Công việc bộn bề khiến đôi khi người lớn mắc phải những sai sót. Chị Minh Phương, bác sĩ nha khoa tại Hà Nội từng ngại ngùng khi mừng tuổi một bao lì xì rỗng ruột.

“Mình đang nói chuyện với bố mẹ cháu thì bạn nhỏ chạy ra, ‘mách tội’ là cô này mừng tuổi con lì xì không. Ôi, lúc đó mình ngượng chín mặt và cũng đành lì xì lại cho bé một phong bao khác. Trước đó, mình còn phải kiểm tra lại ruột bao lì xì”, chị Phương nhớ lại.

Không những vậy, anh Trung Kiên (Thanh Xuân) cũng chỉ biết rút thêm hầu bao khi nhận được câu nói rất hồn nhiên “Nhà cháu còn em nữa ạ”. Rơi vào tình huống này, anh không còn cách làm nào khác để xoa dịu các bạn nhỏ.

Thực tế, còn nhiều tình huống “tiến thoái lưỡng nan” hơn. Chị Kim Anh (Ba Đình) từng toát mồ hôi khi trước mặt là những em bé háo hức nhận mừng tuổi nhưng trong túi toàn tiền mệnh giá lớn.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Xem thêm